Imf là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là gì? Cơ quan nào đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu thông qua việc theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của các quốc gia, đồng thời, cũng sẽ giúp đỡ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi nhận được yêu cầu từ các hội viên của tổ chức. Được thành lập ngày 27.12.1945 sau khi các nước gửi thư phê chuẩn hiệp định đã kí tại Bretton Woods năm 1944

Việt Nam gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 21 tháng 9 năm 1956.

Cơ quan nào đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thì theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.
16. Đề xuất trình Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
18. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:
a) Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;
b) Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.
19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Imf là tên viết tắt của tổ chức nào năm 2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là gì? Cơ quan nào đại diện cho Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế? (Hình từ Internet)

Cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung của Quỹ Tiền tệ quốc tế là ai?

Cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung của Quỹ Tiền tệ quốc tế được quy định tại Điều 1 Quyết định 153/2002/QĐ-TTg như sau:

Giao Tổng Cục Thống kê là Cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung (sau đây gọi tắt là hệ thống GDDS) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung của Quỹ Tiền tệ quốc tế là Tổng Cục Thống kê.

Cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung của Quỹ Tiền tệ quốc tế có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?

Cơ quan điều phối của Việt Nam trong việc tham gia Hệ thống phổ biến số liệu chung của Quỹ Tiền tệ quốc tế có chức năng và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 153/2002/QĐ-TTg như sau:

- Cử điều phối viên quốc gia để liên lạc với các Bộ, ngành và IMF về mọi vấn đề có liên quan đến việc tham gia và thực hiện Hệ thống GDDS.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và các Cơ quan tham gia Hệ thống GDDS.

- Phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành và các Cơ quan tham gia trong việc thu thập tổng hợp các chỉ tiêu thống kê theo nội dung yêu cầu của Hệ thống GDDS thuộc lĩnh vực Bộ, ngành, Cơ quan phụ trách.

- Cung cấp số liệu cho IMF để đưa lên Hệ thống GDDS theo quy định hiện hành của nhà nước về việc cung cấp số liệu thống kê.