Kể về Xuất thân của các nhân vật trong truyện cây khế

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Cây khế thuộc bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cây khế Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Cây khế – Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6:

Tác giả - tác phẩm: Cây khế - Ngữ văn lớp 6

Bài giảng: Cây khế - Kết nối tri thức

I. Truyện cổ tích

1. Khái niệm: 

-  Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

2. Một số yếu tố của truyện cổ tích

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

Ví dụ: Tấm Cám kể về xung đột giữa Tấm và 2 mẹ con Cám, phản ánh số phận và mơ ước công bằng, hạnh phúc của nhân dân.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai truyện: chính diện [tốt, thiện] và phản diện [xấu, ác].

Ví dụ: Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật chính diện, Cám và mẹ kế là nhân vật phản diện.

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

Ví dụ: Trong Tấm Cám, chi tiết ông Bụt xuất hiện và giúp đỡ Tấm là chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

Ví dụ: Trong Tấm Cám các sự kiện chính diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính như sau:

Giới thiệu câu chuyện → Chuyện xúc tép → Chuyện cá bống → Chuyện dự hội → Chuyện thử hài → Tấm cưới vua → Chuyện Tấm về giỗ cha bị mẹ con Cám hại → Những lần hóa thân của Tấm → Chuyện Tấm - quả thị và bà lão → Chuyện Tấm gặp lại vua nhờ trầu têm cánh phượng → Tấm trở về và trừng trị mẹ con Cám.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

Ví dụ: Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả. [Tấm Cám]

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Theo Bùi Mạnh Nhị [chủ biên], Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr209-211. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một túp lều lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ người em than khóc, chim lạ liền bảo may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và từ đó gia đình người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

 

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 [Từ đầu đến lại với em nữa]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

+ Phần 2 [Tiếp đến trở nên giàu có]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

+ Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

7. Giá trị nội dung: 

+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Diễn biến câu chuyện 

Hai vợ chồng người anh

Hai vợ chồng người em

Trong chuyện phân chia tài sản

- Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

- Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

- Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

- Cho là người em đần độn, không đi lại với em.

- Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

- Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

- Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.

Trong chuyện ăn khế - trả vàng

- Chỉ ăn và chờ chim đến. Chim đến thì vội tru tréo lên.

- Hai vợ chồng bàn may túi to gấp 3 lần, thành như một cái tay nải lớn. Hoa mắt vì của quý, vào trong tận sâu hang cố nhặt đầy tay nải. Tay nải đầy, còn lấy them vàng dồn cả tay áo, ống quần lê mãi mới ra được khỏi hang.

- May đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.

- Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa lại cây khế cho người anh.

Kết cục

Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người.

Hai vợ chồng trở nên giàu có.

Tính cách phẩm chất

Tham lam, ích kỉ.

Lương thiện, thật thà, tốt bụng.

2.  Ý nghĩa câu chuyện

+ Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.

+ Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.

+ Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.

Bài văn mẫu Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế dưới đây nhằm giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học hay và độc đáo nhất. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em hiểu hơn về quan niệm sống “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cây khế. Hãy tham khảo với Mobitool nhé !

a. Mở bài:

– Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện

* Xuất thân của các nhân vật:

– Hai vợ chồng người anh:

+ Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

+ Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

+ Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

+ Cho là người em đần độn, không đi lại với em.

– Hai vợ chồng người em:

+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

+ Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

+ Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.

* Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

* Diễn biến chính:

– Hai vợ chồng người anh:

+ Chỉ ăn và chờ chim đến. Chim đến thì vội tru tréo lên.

+ Hai vợ chồng bàn may túi to gấp 3 lần, thành như một cái tay nải lớn. Hoa mắt vì của quý, vào trong tận sâu hang cố nhặt đầy tay nải. Tay nải đầy, còn lấy them vàng dồn cả tay áo, ống quần lê mãi mới ra được khỏi hang.

– Hai vợ chồng người em:

+ May đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.

+ Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa lại cây khế cho người anh.

c. Kết bài:

– Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

Đề bài: Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế bằng một bài văn ngắn.

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

– Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi ào. T rên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

Xem thêm : Hướng dẫn viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế

[rule_3_plain]

Bài văn mẫu Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế dưới đây nhằm giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học hay và độc đáo nhất. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em hiểu hơn về quan niệm sống “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cây khế.

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện

* Xuất thân của các nhân vật:

– Hai vợ chồng người anh:

+ Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

+ Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

+ Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

+ Cho là người em đần độn, không đi lại với em.

– Hai vợ chồng người em:

+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

+ Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

+ Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.

* Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

* Diễn biến chính:

– Hai vợ chồng người anh:

+ Chỉ ăn và chờ chim đến. Chim đến thì vội tru tréo lên.

+ Hai vợ chồng bàn may túi to gấp 3 lần, thành như một cái tay nải lớn. Hoa mắt vì của quý, vào trong tận sâu hang cố nhặt đầy tay nải. Tay nải đầy, còn lấy them vàng dồn cả tay áo, ống quần lê mãi mới ra được khỏi hang.

– Hai vợ chồng người em:

+ May đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.

+ Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa lại cây khế cho người anh.

c. Kết bài:

– Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế bằng một bài văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

– Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi ào. T rên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

Soạn bài Cây khế tóm tắt – Kết nối tri thức Ngữ văn 6

305

Kể lại truyện Cây khế bằng lời văn của em

218

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cây khế

138

[rule_2_plain]

#Đóng #vai #nhân #vật #người #kể #lại #truyện #Cây #khế

  • #Đóng #vai #nhân #vật #người #kể #lại #truyện #Cây #khế
  • Tổng hợp: Mobitool

Video liên quan

Chủ Đề