Phân tích sự chuyện biến tính cách của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Xem thêm: Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Bài giảng: Tấm Cám - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

     Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc tiểu loại cổ tích thần kì, với kiểu nhân vật người con riêng chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thế giới. Tấm là hình ảnh tiểu biểu cho kiểu nhân vật này, sau quá trình đấu tranh không khoan nhượng với cái ác cô đã giành được hạnh phúc về cho mình.

     Tấm hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, trước hết Tấm là cô gái chăm chỉ, thảo hiền. Tấm mồ côi cả cha và mẹ, từ nhỏ đã thiếu thốn tình yêu thương. Tấm là cô gái chăm chỉ, hiền lành, mọi việc trong nhà đều một tay cô làm: “hết chăn trâu gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo”, trong lần đi bắt tép cùng Cám, Tấm nhanh nhẹn, tháo vát bởi vậy mà chẳng mấy chốc cô đã lấy đầy giỏ tép. Không chỉ vậy Tấm còn lương thiện, biết chia sẻ với cả những sinh linh bé nhỏ nhất. Được bụt cho con cá Bống, cô nhường cơm, chăm sóc Bống như người bạn. Bống chính là chỗ dựa tinh thần để cô bớt cô đơn sau những giờ phút làm việc cực nhọc. Ngoài ra ta cũng cần thấy, Tấm còn là người con hết sức hiếu thảo. Thân tuy là hoàng hậu, nhưng ngày giỗ cha nàng vẫn về nhà làm giỗ, không chỉ vậy nàng còn đích thân leo lên cây cau để hái cau xuống thắp hương cho cha. Điều đó cho thấy tấm lòng chân thành, hiếu thảo của Tấm với người bố đã mất.

Quảng cáo

     Mặc dù mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp để được hưởng cuộc sống hạnh phúc, nhưng cuộc đời Tấm lại chịu rất nhiều bất công. Sự bất công trước hết thể hiện trong phạm vi gia đình, nếu như Cám chỉ mải rong chơi thì Tấm lại là người gánh vác tất cả công việc trong nhà, nàng làm đến khuya vẫn chưa hết việc. Tấm bị bóc lột sức lao động. Không chỉ vậy nàng còn bị tước đoạt niềm vui, bị Cám cướp công giành được cái yếm đỏ; bị mẹ con Cám âm mưu giết chết bống – người bạn tinh thần giúp cô khuây khỏa nỗi lòng. Hình ảnh cục máu nổi lên cho thấy nỗi oan khuất hận thù, Tấm bật khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Sự bất công tiếp tục tăng lên, trong ngày hội, vì ghen ghét mẹ Cám không muốn cho Tấm đi hội, đã trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt riêng mỗi loại rồi mới cho Tấm đi dự hội.

     Là người mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nên khi gặp những khó khăn, Tấm luôn được Bụt hiện lên giúp đỡ. Lần là đền bù phần thưởng bằng chú cá bống. Lần giúp Tấm có quần áo đẹp đi hội. Cùng bởi là người hiền lành, nên nhất định Tấm sẽ có kết cục hạnh phúc, bởi vậy khi đi qua chỗ lội nàng đánh rơi giày xuống nước, nhà vua nhặt được chiếc giày xinh xắn, ban lệnh ướm thử, Tấm thử vừa như in và trở thành hoàng hậu. Như vậy, nàng Tấm chịu qua bao nhiêu bất hạnh cuối cùng đã có một kết cục viên mãn.

     Bên cạnh đó Tấm còn là người có sức sống mãnh liệt, có ý thức đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc, điều này được thể hiện rõ nhất ở chặng thứ hai của truyện. Chặng thứ hai giúp cho câu chuyện Tấm Cám trở nên sâu sắc, giàu ý nghĩa hơn những câu chuyện cổ tích khác trên thế giới. Nếu như nàng Lọ Lem, chỉ dừng lại ở việc ướm giày xong và thành hoàng hậu sống một cuộc đời hạnh phúc, mẹ con dì ghẻ trốn biệt, không còn gặp lại nữa. Còn mẹ con Cám không chỉ ghen tị mà còn vô cùng độc ác, bức tử Tấm hết lần này đến lần khác. Bởi vậy, Tấm phải trải qua rất nhiều biến cố khác nhau để đến được bến bờ hạnh phúc.

     Tấm tuy đã là hoàng hậu nhưng vẫn là một cô gái hiếu thảo, nàng vẫn về nhà và leo lên cây cau hái cau để thắp hương cho cha. Ở dưới, dì ghẻ đã đang tâm chặt gẫy cây, Tấm ngã xuống ao chết, cái ác đã được nâng lên một cấp độ mới, sẵn sàng giết chết người khác để thỏa mãn mong muốn của bản thân. Nhưng chính giây phút bị bức hại ý thức trong Tấm đã bừng tỉnh, đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Thị: “Thật kì lạ khi thể xác của cô Tấm bị giết hại thì ý thức của cô thức tỉnh. Dường như có một cô Tấm khác sống dậy không phải để bưng mặt khóc, để bị lừa dối mà tỉnh táo nhận diện, vạch mặt kẻ thù, để tìm lại hạnh phúc đã mất và tự tay trả thù”.

Quảng cáo

     Nếu như ở phần trước của truyện Tấm thụ động, mềm yếu chỉ biết bưng mặt khóc mỗi khi bị áp bức, và nhờ sự trợ giúp của Bụt thì đến chặng thứ hai cô Tấm trở nên kiên cường, chủ động biến hóa từ kiếp này sang kiếp khác, đấu tranh kịch liệt với kẻ thù để giành hạnh phúc. Tấm biến hóa thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi với lời đe dọa Cám: “Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Và cuối cùng Tấm đã dành được hạnh phúc vốn thuộc về mình, mẹ con Cám bị trừng phạt, công lí dân gian đã được thực hiện: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

     Về cái kết của truyện cũng là chi tiết gây nhiều tranh luận. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, chi tiết đó thể hiện sự độc ác, đó là cách trừng phạt của thời trung cổ, quá ư tàn nhẫn. Nhưng nếu đặt lăng kính về thời điểm tác phẩm ra đời, thì cái kết đó hoàn toàn hợp lí, nhân dân ta vô cùng ủng hộ kết thúc đó, vì nó là minh chứng cho triết lí nhân sinh của nhân dân “ác giả ác báo”. Bởi vậy, khi xem xét tác phẩm cũng cần đặt cái nhìn phù hợp với thời đại nó ra đời để có những bình luận, nhận xét đúng đắn.

     Nghệ thuật xây dựng nhân vật thành công, mang tính khái quát cao, biểu trưng cho một kiểu người trong xã hội. Tính cách nhân vật chủ yếu bộc lộ qua hành động. Cốt truyện đa tình tiết, phát triển tự nhiên, hợp lí, ngoài ra kết cấu hai phần sáng rõ cho thấy sự phát triển trong tính cách nhân vật. Ngoài ra cần phải kể đến những yếu tố, nhân vật thần kì làm phù trợ cho nhân vật chính, đây cũng là yếu tố làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

     Qua tác phẩm ta thấy Tấm hiện lên với những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ: hiền lành, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng lại chịu nhiều bất công. Nhưng bằng quá trình đấu tranh không khoan nhượng với cái ác cô đã giành được hạnh phúc vốn có của mình. Tấm là nhân vật tiêu biểu thể hiện quan niệm, triết lí: “ở hiền gặp lành” của ông cha ta.

Bài giảng: Tấm Cám [Tiết 2] - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tam-cam.jsp

      Tấm là đại diện cho người phụ nữ xưa, đảm đang, tháo vác, xinh đẹp, nhân hậu. Thế nhưng cuộc sống của Tấm lại không dễ dàng khi mẹ mất sớm, ba cưới mẹ kế. Qua việc phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám ta hiểu rõ hơn về câu chuyện, nhân vật và hơn nữa ý nghĩa "ác giả ác báo".

Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Mở bài

      Trong chiếc nôi văn học Việt Nam,những câu truyện cổ tích đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn học Việt. Những câu truyện cổ tích như tiếng nói của lớp người bình dân trong xã hội phong kiến. Dẫu có bị “vùi trong lớp bùn” của cuộc đời, thế nhưng những mảnh đời nhỏ bé, yếu ớt ấy vẫn vươn lên. Câu truyện cổ tích Tấm Cám là minh chứng rõ rệt cho sự lạc quan, mạnh mẽ trước cái ác. Thông qua hình tượng cô Tấm để khắc họa rõ nét về sự thay đổi suy nghĩ, tâm lý và hành động để đòi công bằng và hạnh phúc cho bản thân.

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Hướng dẫn lập dàn ý cảm nhận nhân vật Tấm

Thân bài phân tích nhân vật Tấm

                                                “Mấy đời bánh đúc có xương

                                       Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng”

      Có lẽ bất hạnh của cuộc đời đã dành cho Tấm từ khi lọt lòng. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ khác nhưng rồi cũng qua đời sớm. Tấm mất đi chỗ dựa về tinh thần, sống trên cuộc đời này với dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm đủ mọi việc trong nhà quét nhà, nấu cơm, chăn trâu, xay thóc, gánh nước.

      Không khi nào Tấm được ngơi tay, thế nhưng vẫn bị dì ghẻ đánh đập, chửi bới. Thế nhưng Tấm vẫn luôn âm thầm chịu đựng, bởi lẽ Tấm không có ai bên cạnh để bênh vực, che chở. Vốn tính hiền lương, cam chịu Tấm luôn cố gắng nhẫn nhịn cho dù bản thân bị thiệt thòi.

      Có một hôm, dì ghẻ giao cho Tấm và Cám một cái giỏ để bắt tôm, bắt tép. Đồng thời còn đưa ra một điều kiện, nếu ai bắt được nhiều tôm cá vào giỏ sẽ được thưởng một cái yếm đào. Vốn đã quen thuộc với việc này, nên Tấm đã nhanh chóng bắt đầy giỏ. Cám thấy vậy, liền lừa Tấm xuống ao gội đầu còn mình ở trên trút hết tôm cá vào giỏ của mình.

Phân tích Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

      Tấm bước lên, thấy giỏ mình không còn con tôm con cá nào.Biết là Cám đã lừa mình, thế nhưng cũng chỉ biết bưng mặt khóc. Ông Bụt hiện lên, an ủi Tấm rồi cho Tấm một con cá Bống đem về nuôi. Hằng ngày, Tấm lấy cơm của mình đem cho cá Bống ăn, rồi truyện trò cùng với nó. Mẹ con Cám thấy vậy, lập mưu giết chết cá Bống.

      Một hôm dì ghẻ dặn Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, Tấm vâng lời đi ngay. Ở nhà mẹ con Cám gọi cá Bống lên rồi giết nó ăn thịt. Khi Tấm về, gọi cá lên thì chỉ thấy cục máu. Tấm biết do mẹ con Cám làm nhưng chỉ biết ôm mặt khóc..Lúc này ông Bụt hiện lên, chỉ cho Tấm chỗ dấu xương cá bống trong bốn góc nhà.

      Khi nhà vua mở hội, Tấm cũng muốn đi hội nhưng bị dì ghẻ trộn thóc và gạo lại với nhau. Tấm phải lựa sạch mới được đi hội. Tấm nhìn gạo và thóc trộn lẫn với nhau rồi bưng mặt khóc. Rõ ràng mẹ con Cám không muốn Tấm đi trẩy hội, nhưng Tấm lại không thể làm được gì. Ông Bụt hiện lên, sai bầy chim sẻ đến lựa sạch thóc và gạo. Rồi chỉ Tấm đào 4 cái hũ ở 4 góc nhà lên.

      Tấm đã có áo đẹp, hài đẹp, ngựa đẹp để đi hội. Tấm chạy nhanh đến nơi, gặp được nhà vua rồi trở thành Hoàng Hậu.

      Thế nhưng mẹ con Cám vẫn không buông tha cho Tấm. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Lúc này dì ghẻ lừa Tấm leo lên cây hái cau cúng cha. Tấm vâng lời leo lên thì bị dì ghẻ chặt cây té chết. Cám thay Tấm vào cung làm vợ vua, còn Tấm hóa thân thành chim vàng anh. 

Xem thêm:

Tóm tắt truyện Tấm Cám hay nhất

Tấm Cám: Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý tác phẩm

      Vua mê mẩn chim vàng anh, ngày ngày chơi đùa cùng chim. Vàng anh lúc này là Tấm, thấy Cám đang giặt áo cho vua thì lên tiếng:

                                                “ Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào

                                                Chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”

      Tấm đã không còn im lặng, đã có lời cảnh cáo Cám. “ Đó là chồng của tao”! Tiếng hót của chim vàng anh đã khiến Cám không ngồi yên. Cám đã giết chim vàng anh, như giết Tấm thêm một lần nữa. Tấm hóa thân thành cây xoan, ngày ngày cho Vua nằm dưới bóng cây hóng mát. Cám không đành lòng, chặt cây xoan làm khung cửi.

      “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Phân tích nhân vật Tấm lúc này cho thấy, Tấm đã không dùng lời cảnh cáo nữa mà đã có hành động “khoét mắt ra”. Có thể thấy chuyển biến tâm lý, lời nói và hành động của Tấm đã có sự phát triển vượt bậc. 

      Cám lại một lần nữa đốt khung cửi, đem tro đổ ra ngoài cung. Tấm hóa thân thành quả thị, sống cùng bà lão ngoài cung. Hằng ngày Tấm phụ bà dọn dẹp, têm trầu cánh phượng. Một hôm nhà vua đi ngang qua, nghỉ chân quán nước, nhìn ra miếng trầu cánh phượng của Tấm. Tấm được đón về cung, đối mặt với Cám.

      Lần này Tấm đã không còn nhẫn nhịn hay cam chịu như trước. Sự trả thù đã trở nên dứt khoát và có chút “tàn nhẫn”. Tuy trong Sách giáo khoa không đề cập rõ, chỉ nói Cám thấy Tấm da trắng bèn hỏi Tấm cách làm. Tấm chỉ Cám cách tắm nước sôi, Cám làm theo rồi chết.

      Tuy nhiên, có một số thông tin đưa ra rằng Tấm cho người đào hố rồi dội nước sôi lên người Cám đến chết. Tiếp đó lấy xác cám làm mắm, gửi cho dì ghẻ ăn. Sau khi ăn phát hiện đó là con mình thì kinh hãi rồi chết. 

Phân tích nhân vật Tám Cám qua hành động trả thù cái ác

      Phân tích nhân vật Tấm xuyên suốt câu chuyện cho thấy, Tấm đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ban đầu Tấm chỉ là cô gái yếu đuối, chỉ biết cam chịu, khóc lóc mỗi khi gặp khó khăn. Tiếng khóc thể hiện sự bất lực, cũng là lời cầu cứu của Tấm. Thế nhưng ông Bụt không thể xuất hiện mãi, cũng như Tấm không thể yếu đuối, cam chịu.

      Sau những lần bị Cám hại chết, Tấm đầu thai hết lần này đến lần khác. Mỗi lần đầu thai,Tấm đều bên cạnh làm tròn nhiệm vụ người vợ với vua. Bên cạnh đó, Tấm cũng liên tục phản kháng, đe dọa lại Cám. Rõ ràng sau mỗi lần hồi sinh, Tấm đã mạnh mẽ hơn trước.

      Điều này cho thấy cái ác không thể chiếm giữ mãi cuộc sống. Cái thiện sẽ lên ngôi, đè bẹp những điều xấu xa. Có ý kiến cho rằng, Tấm thật ra cũng ác không thua gì Cám. Thế nhưng, liệu với những kẻ đã năm lần bảy lượt hại chết mình, liệu sự trừng phạt trên có phải là đích đáng không.

Kết bài phân tích nhân vật Tấm

      Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để thấy hình ảnh cô Tấm hội tụ đủ hình ảnh người phụ nữ Việt. Chăm chỉ, hiền lành, cam chịu, yêu thương chồng hết mực. Thế nhưng ẩn sâu bên trong cũng là sức mạnh tiềm tàng, sẵn sàng chiến đấu để giành lại công bằng và hạnh phúc cho bản thân. Nội dung câu truyện cổ tích hướng tới giá trị nhân văn sâu sắc, “ác giả ác báo”. Phân tích nhân vật Tấm cũng lời thức tỉnh, Ông Bụt không thể xuất hiện mãi khi ta khó khăn. Phải đứng lên đấu tranh giành lại những thứ thuộc về mình. Ông Bụt chỉ xuất hiện tức thời, bản thân phải mạnh mẽ để tự bảo vệ mình.

     Trên đây là bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài văn mẫu trên sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề