Kết quả xét nghiệm máu có thai là bao nhiêu năm 2024

Có hai loại xét nghiệm để kiểm tra có thai là xét nghiệm mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. Cả hai xét nghiệm này đều dựa trên việc phát hiện sự hiện diện của một nội tiết tố (còn gọi là hormone) là hCG (Human Chorionic Gonadotropin). Hormone này được sản xuất ở nhau thai sau khi phôi bám vào nội mạc tử cung và được sản sinh nhanh chóng trong cơ thể vào những ngày đầu tiên của thai kì. Các hormone thay đổi nhanh chóng gây nên phần lớn các triệu chứng trong khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại phòng khám. Bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên kết quả mang lại sẽ chính xác hơn nếu bạn thử vào buổi sáng. Thời gian cho kết quả của mỗi xét nghiệm là khác nhau, tùy thuộc vào loại que thử thai mà bạn sử dụng. Bạn sẽ phải tìm sự thay đổi trong màu sắc, một đường kẻ hoặc một ký hiệu (dương tính hay âm tính). Tất cả các xét nghiệm đều đi kèm với hướng dẫn, điều quan trọng là bạn phải làm theo các hướng dẫn để có được kết quả chính xác.

Với que thử thai nhanh quick stick, thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Cho nước tiểu vào lọ.
  • Lấy que thử thai và cầm theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Đặt que thử vào lọ, tránh để nước tiểu ngập quá mũi tên rồi đợi đọc kết quả.

Sau khoảng 5 phút, nếu có 2 vạch ngang trên que thử thì chứng tỏ kết quả dương tính, báo hiệu bạn đã có thai. Ngược lại, kết quả âm tính sẽ xuất hiện khi chỉ có một vạch ngang trên que thử, cho thấy bạn không có thai. Nếu không thấy có vạch nào, có thể que thử bị hư hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo thì bạn nên thử lại vào một lần khác.

Phần lớn bác sĩ đều khuyên bạn nên xét nghiệm nước tiểu vào sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm bạn có kinh cuối hoặc 2 tuần sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, với các que thử thai có độ nhậy cao, bạn có thể xét nghiệm sớm hơn.

Xét nghiệm nước tiểu có độ chính xác khoảng 97% khi thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Xét nghiệm này có nhiều ưu điểm do chúng có thể được thực hiện tại nhà, giá thành thấp, cho kết quả nhanh và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng chỉ dẫn hoặc thực hiện quá sớm thì kết quả có thể không chính xác.

Nếu bạn nhận được kết quả là âm tính nhưng vẫn có những triệu chứng khi mang thai (mất kinh, buồn nôn, căng ngực và mệt mỏi) thì hãy chờ thêm 1 tuần và làm một xét nghiệm khác hoặc liên lạc với bác sĩ để làm xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu

Có 2 loại xét nghiệm máu. Xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu và xét nghiệm định tính hCG cho câu trả lời đơn giản là có hoặc không có thai. So với xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu có ưu điểm hơn là có thể phát hiện mang thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu khoảng 7-12 ngày kể từ ngày có thể thụ thai (nhưng nếu bạn nhận được kết quả là âm tính thì nên làm xét nghiệm lại nếu bị mất kinh) và có thể đo lường nồng độ hormone hCG trong máu (đây là thông tin hữu ích để cơ sở khám sức khỏe cho bạn theo dõi và biết được các vấn đề nhất định trong thời kì mang thai). Tuy nhiên xét nghiệm máu cũng có hạn chế là đắt hơn xét nghiệm nước tiểu, thời gian cho kết quả lâu hơn và phải thực hiện ở phòng khám.

Nếu kết quả xét nghiệm thử thai là dương tính cho thấy có hormone hCG trong cơ thể bạn. Khi phôi bám vào tử cung của người phụ nữ, hormone hCG bắt đầu phát triển và nhân rộng. Đây là triệu trứng đã có thai. Trong trường hợp kết quả âm tính thì có thể là không có thai hoặc do làm xét nghiệm quá sớm hoặc thực hiện sai chỉ dẫn.

Các loại que thử thai khác nhau về độ nhạy (cách chúng có thể phát hiện hormone hCG), nếu chưa đủ thời gian sản xuất đủ lượng hormone hCG hoặc không đợi đúng thời gian để kết quả hiển thị thì xét nghiệm đó coi như vô hiệu. Tốt nhất là làm theo đúng hướng dẫn và chờ cho tới lúc mất kinh trước khi làm xét nghiệm.

Nên đợi cho tới khi mất kinh rồi hãy kiểm tra. Mất kinh thường là triệu trứng đầu tiên của sự mang thai. Nếu không thể chờ đợi để tìm hiểu và biết được ngày có thể thụ thai thì sau đó trong thời gian sớm nhất có thể thử thai vào ngày thứ 14 kể từ ngày thụ thai. Trường hợp các kết quả không giống nhau giữa các xét nghiệm thử thai thì nên làm xét nghiệm máu để cho câu trả lời chính xác hơn.

Mang thai ngoài tử cung là tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Phát hiện sớm việc mang thai ngoài tử cung sẽ giúp thai phụ được can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vậy chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Kết quả xét nghiệm máu có thai là bao nhiêu năm 2024

Chỉ số beta HCG là gì?

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormone được tiết ra từ tế bào hình thành trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ. HCG có vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ, báo hiệu việc tử cung đã sẵn sàng cho sự làm tổ của hợp tử, ngăn trứng rụng theo chu kỳ và hình thành nên những phản ứng của cơ thể là triệu chứng ốm nghén. (1)

HCG gồm 2 tiểu đơn vị là alpha và beta, tuy nhiên đơn vị alpha HCG lại tương tự chuỗi alpha của FSH và LH, do đó chỉ có đơn vị beta mới đặc hiệu cho HCG.

ThS.BSNT Dương Ngọc Hưng, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, chỉ số beta HCG là một dấu chứng quan trọng để chẩn đoán mang thai sớm vì nồng độ HCG sẽ tăng rất nhanh sau khi trứng được thụ tinh, thông thường là tăng gấp đôi mỗi 48-72 giờ. Nồng độ HCG không tăng mãi mà sẽ đạt cực đại vào khoảng tuần thứ 8-10, sau đó giảm dần và ổn định trong suốt thai kỳ.

Kết quả xét nghiệm máu có thai là bao nhiêu năm 2024
Nồng độ beta HCG là chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán mang thai từ sớm

Chỉ số beta HCG bao nhiêu là có thai?

HCG được bánh nhau tạo ra và khuếch tán ngược dòng vào máu của thai phụ, đồng thời đào thải ra bên ngoài dưới dạng nước tiểu. Do đó, để xác định chỉ số beta HCG trong cơ thể phụ nữ có thể làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ thông báo rằng chị em có thai hay không. (2)

1. Xét nghiệm nước tiểu

Chị em có thể đọc kết quả xét nghiệm nồng độ beta HCG báo hiệu có thai bằng cách dựa vào cách hiển thị vạch trên que thử thai:

  • 1 vạch đỏ: Âm tính với thai kỳ, nghĩa là không có thai.
  • 2 vạch đỏ: Dương tính với thai kỳ, nghĩa là đang mang thai.
  • Không hiển thị vạch: Chưa thể kết luận có mang thai hay không.

Kết quả xét nghiệm máu có thai là bao nhiêu năm 2024

Nồng độ HCG có thể phát hiện trong nước tiểu của thai phụ. Tuy nhiên, nếu thử nước tiểu bằng que thử thai và cho kết quả 2 vạch đỏ, thai phụ chỉ biết rằng bản thân đang mang thai nhưng không thể biết chính xác nồng độ HCG là bao nhiêu. Vì vậy, để biết chính xác chỉ số beta HCG, chị em cần đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm máu.

Xem thêm: Thai ngoài tử cung thử que có biết không?

2. Xét nghiệm máu

Thông qua xét nghiệm máu, chị em sẽ biết được chỉ số nồng độ HCG có trong máu. Chỉ số này cũng cho biết chị em có đang mang thai hay không.

  • Chỉ số beta HCG dưới 5 IU/L: Âm tính với thai kỳ, nghĩa là không có thai.
  • Chỉ số beta HCG trên 25 IU/L: Dương tính với thai kỳ, nghĩa là đang mang thai.
  • Chỉ số beta HCG trong khoảng 5-25 IU/L: Chưa thể kết luận có mang thai hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện các xét nghiệm khác và tiếp tục theo dõi chỉ số HCG có tăng lên vào những ngày kế tiếp hay không.

Để có kết quả xét nghiệm chính xác, chị em nên làm xét nghiệm máu sau quan hệ tình dục khoảng 2 tuần trở đi.

Chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Theo AAFP (American Academy of Family Physicians), tỷ lệ mang thai ngoài tử cung khoảng 0.45-1.05% trường hợp mang thai. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ là một trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng người bệnh. (3)

Nhiều chị em thắc mắc “chỉ số beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?”. Bác sĩ Dương Ngọc Hưng cho biết, trong thai ngoài tử cung, chỉ số beta HCG tăng chậm hơn nhiều so với thai trong buồng tử cung. Mặt khác nếu siêu âm không thấy phôi thai và nồng độ beta HCG trong máu thai phụ cao hơn 1.500 IU/L, trong khoảng 1.500-2.000 IU/L, bác sĩ sẽ đặt giả thiết thai phụ có chửa ngoài tử cung. Để xác định chắc chắn, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ tham gia một số kiểm tra khác.

Ngoài ra, bên cạnh các triệu chứng của một thai kỳ bình thường, nếu mang thai ngoài tử cung thai phụ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác, gồm:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Thai phụ có thể bị chảy máu trước kỳ kinh và kéo dài, thậm chí có thể bị rong huyết nên nghĩ mình không có thai. Máu bất thường có màu đen, số lượng ít và không vón cục.
  • Đau bụng: Triệu chứng đau bụng khi mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung khó phân biệt trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên, thai phụ mắc bệnh có thể đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau một bên, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
    Kết quả xét nghiệm máu có thai là bao nhiêu năm 2024
    Chảy máu âm đạo bất thường, đau một bên bụng dưới… là những dấu hiệu cảnh báo chị em cần sớm nhận biết

“Khi thai ngoài tử cung tiếp tục phát triển sẽ có nguy cơ bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt ở bên trong ổ bụng của thai phụ. Lúc này, thai phụ có thể gặp phải những cơn đau bụng đột ngột và dữ dội, kèm theo các triệu chứng như sốc, choáng váng và ngất xỉu. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp, tránh đe dọa tính mạng thai phụ”, bác sĩ Dương Ngọc Hưng nhấn mạnh.

Một số biện pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Trong trường hợp nghi ngờ thai phụ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chỉ định thai phụ một số thăm dò để đưa ra chẩn đoán. Các thăm dò bao gồm: (4)

1. Siêu âm đầu dò âm đạo

Bên cạnh xét nghiệm nồng độ HCG, siêu âm đầu dò âm đạo là cách nhanh chóng và hữu hiệu và thương dùng nhất để xác định thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không.

  • Siêu âm có thể phát hiện khối thai ngoài tử cung, nằm cạnh buồng trứng hoặc trong ổ bụng. Kèm theo đó là không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung.
  • Nếu siêu âm không phát hiện ra khối thai ngoài tử cung, tuy nhiên chỉ số beta HCG vẫn ở mức rất cao mà bác sĩ nghi ngờ thì sẽ có thể chỉ định thêm nội soi ở vùng chậu và vùng bụng dưới để chẩn đoán và điều trị.
    Xem thêm: Mấy tuần thì biết có thai ngoài tử cung

2. Nội soi ổ bụng

Đây là phương pháp cho chẩn đoán chính xác thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không, cũng như cho vị trí chính xác túi thai làm tổ.

Nội soi ổ bụng là kỹ thuật can thiệp nên thai phụ sẽ được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tạch một lỗ nhỏ khoảng 0,5cm để đưa ống nội soi vào trong bụng. Ống nội soi sẽ bắt đầu di chuyển để kiểm tra trong tử cung và ống dẫn trứng có túi thai hay không.

Nếu không phải mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ rút dụng cụ nội soi khỏi ổ bụng và may da lại ngay và tính đến các phương án chẩn đoán và điều trị khác. Nếu là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa thêm dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng để lấy khối thai ra ngoài, giải quyết nhanh chóng và kịp thời trước khi xảy ra biến chứng vỡ và chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.

Cần làm gì khi được chẩn đoán thai ngoài tử cung?

Bác sĩ Dương Ngọc Hưng cho biết, với một thai kỳ bình thường, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Lúc này, phôi thai sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung và làm tổ, phát triển tại đây đến lúc chào đời.

Tuy nhiên, với thai ngoài tử cung, sau khi trứng cùng tinh trùng thụ tinh hình thành phôi thai, phôi thai không di chuyển đến tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác, chẳng hạn như ống dẫn trứng, vòi trứng… Khi phôi thai làm tổ và phát triển ở các vị trí khác tử cung, đến một kích thước nhất định sẽ bị vỡ và làm tổn thương các cơ quan, bởi các cơ quan này không có khả năng co giãn để chứa thai nhi.

“Đây chính là lý do mà tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều được yêu cầu nhập viện để điều trị. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Việc phát hiện và can thiệp thai ngoài tử cung càng sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả và phục hồi càng tốt. Chính vì thế, ngay khi được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị phù hợp”, bác sĩ Dương Ngọc Hưng cho biết thêm.

Mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa ảnh hưởng đến sức khỏe, thiên chức làm mẹ và tính mạng của người phụ nữ. Thấu hiểu điều đó, Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống máy siêu âm tiên tiến nhất thế giới trong chẩn đoán tình trạng, áp dụng phác đồ điều trị hiện đại trong can thiệp xử trí thai kỳ bất thường từ đơn giản đến phức tạp… bảo vệ sức khỏe và trọn vẹn thiên chức của người phụ nữ.

Để đặt lịch hẹn tư vấn và thăm khám với các chuyên gia Sản khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc beta bao nhiêu thì có thai ngoài tử cung. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào trong chăm sóc thai kỳ, thai phụ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản khoa giỏi hỗ trợ!

Xét nghiệm máu để biết có thai bao lâu có kết quả?

Trả lời cho câu hỏi: “Xét nghiệm Beta HCG bao lâu có kết quả?”, bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Thông thường, kết quả xét nghiệm Beta HCG sẽ được trả sau khoảng 1 - 2 giờ lấy mẫu làm xét nghiệm. Nếu làm xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế, bạn có thể đợi tại chỗ hoặc về nhà để chờ trả kết quả.nullBật mí ngay: Xét nghiệm Beta HCG bao lâu có kết quả? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › bat-mi-ngay-xet-nghiem-beta-hcg-b...null

Xét nghiệm máu để biết có thai bao nhiêu tiền?

Với phương pháp xét nghiệm máu thử thai, các bạn sẽ không cần chờ đợi quá lâu, quy trình xét nghiệm diễn ra vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mức chi phí xét nghiệm máu có thai hay không sẽ không quá tốn kém, thường chỉ dao động trong khoảng 250,000 - 400,000 đồng tùy vào cơ sở thực hiện.nullXét nghiệm máu có thai hay khôngpkdkphucankhang.com.vn › xet-nghiem-mau-co-thai-hay-khongnull

Sau thụ thai bao lâu thì hCG tăng?

Ngay khi trứng thụ thai làm tổ, nồng độ hCG bắt đầu tăng nhanh, gần như tăng gấp đôi sau mỗi 3 ngày. Hormon hCG được tìm thấy trong nước tiểu hoặc máu của thai phụ khoảng 10 – 11 ngày sau thụ thai. Nồng độ hCG tiếp tục tăng cho đến khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ.nullChỉ số hCG cao có ý nghĩa gì? Nguy hiểm như thế nào?tamanhhospital.vn › chi-so-hcg-caonull

Thai 4 tuần chỉ số hCG là bao nhiêu?

Tuy nhiên, phụ nữ có thai không cần quá lo lắng về nồng độ hCG vì những con số thống kê về nồng độ hCG theo tuổi thai trên chỉ mang tính tương đối. Theo bảng số liệu trên ta thấy, chỉ số beta hcg thai 4 tuần là từ 5-426 mUI/ml, chỉ số thấp nhất và cao nhất có sự chênh lệch rất lớn.nullNồng độ beta HCG thay đổi theo tuổi thai như thế nào? - Vinmecwww.vinmec.com › nong-do-beta-hcg-thay-doi-theo-tuoi-thai-nhu-naonull