Khái niệm bài tập phát triển chung

Phát triển thể chất được coi là yếu tố nền tảng giúp trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Vậy các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non là gì!

Phát triển thể chất được coi là yếu tố nền tảng giúp trẻ tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Vậy để biết các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non là gì bạn nên tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Mầm non là độ tuổi phát triển thể chất cho trẻ mầm non và cả trí tuệ. Trong đó, mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non nhằm tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách sau này cho trẻ.

  • Tăng cường và bảo vệ sức khỏe: Đây là mục tiêu chính nhất mà phát triển thể chất cho trẻ mầm non cần đạt được. Trong giai đoạn mầm non là thời kì phát triển nhanh của trẻ. Mục tiêu chính là giúp trẻ tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể.
  • Tạo thói quen vận động cho trẻ: Ở lứa tuổi này phát triển thể chất cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành và phát triển thói quen vận động giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ…
  • Giúp định hình tính cách: Mầm non cũng là giai đoạn quan trọng giúp định hình tính cách của trẻ. Ở giai đoạn này, các hoạt động liên quan đến làm việc nhóm là rất cần thiết hỗ trợ các quá trình tâm lý phát triển và định hình tốt hơn.

2. Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non

Bài 1: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Tay em

  1. Hô hấp: bước đầu các bé đứng hai tay thả xuống > giơ tay lên cao và hít thở sâu và từ từ thở ra > về tư thế ban đầu
  2. Động tác tay: để 1 tay sau lưng > Tay đâu tay đâu > bé đưa tay ra phía trước > Đưa tay ra sau lưng
  3. Động tác với cổ và tay: Trẻ đứng và để hai tay cầm vào vành tai > nghiêng về hai phía trái phải 
  4. Động tác 4: đúng tự nhiên > ngồi xuống hái hoa > đứng lên > đi quanh sân

Bài 2: Bài tập phát triển chung với cờ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm cờ > hai tay đưa lên cao > vẫy cờ > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng, bụng: đứng tự nhiên > cúi người để gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu
  4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu

Bài 3: Bài tập cây cao, cây thấp giúp bé phát triển chung

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay đưa lên cao > hạ xuống > về tư thế ban đầu
  3. Động tác hái hóa: đứng tự nhiên > cúi khom người về trước > tay giả vờ hái hoa > về tư thế ban đầu và nói hoa đẹp quá
  4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm xuống > về tư thế ban đầu

Bài 4: Tập với khối gỗ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu 
  4. Động tác chân: để 2 miếng gỗ trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài 5: Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non với vòng

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm vòng kết hợp đưa tay lên xuống và hít thở vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: giơ vòng lên trên cao, để vòng nằm ngang và mắt nhìn theo vòng, thẳng lưng > hạ tay xuống về tư thế ban đầu. 

Bài 6: Bài tập với đá nhỏ

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm đá trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm đá thả xuống > hai tay cầm đá đưa hai tay về phía trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu
  3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu 
  4. Động tác chân: để 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài 7: Phát triển thể chất cho trẻ mầm non với túi cát

  1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm bao cát trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
  2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm bao cát thả xuống > hai tay đưa lên cao > về tư thế ban đầu
  3. Động tác kết hợp tay với mắt: Tư thế chuẩn bị là ngồi trên sàn và hai tay để trên đùi > tay cầm bao cát giơ lên cao đồng thời mắt nhìn theo bao cát. về tư thế ban đầu 
  4. Động tác kết hợp giữa lưng và bụng: đứng tự nhiên > tay cầm bao cát thả xuôi xuống > cúi người để bao cát xuống đất > đứng thẳng ngườiể 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại

Bài 8: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Gà trống

  1. Thực hiện động tác gà trống gáy: chân ngang vai, hai bàn tay khum lại trước miệng > hô to ò ó o > về tư thế ban đầu
  2. Gà vỗ cánh: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi > giơ thẳng 2 tay sang ngang > Trở về tư thế ban đầu. 
  3. Gà mổ thóc: Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi > cúi xuống, tay gõ vào đầu gối > về tư thế ban đầu. 
  4. Gà bới đất: đứng tự nhiên, 2 tay chống hông > giậm chân tại chỗ 

BÀI: 9: các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non bằng gậy dài 30cm

  1. Động tác hô hấp: để gậy trước mặt, hai cánh tay đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra từ từ
  2. Động tác Tay: Đứng tự nhiên hai tay cầm hai đầu gậy > Hai tay cầm gậy giơ lên cao > Hạ tay xuống
  3. Động tác lưng bụng:  Ngồi trên sàn hai chân duỗi, tay cầm gậy để lên đùi > Cúi người đưa gậy dọc theo chân > Về tư thế  ban đầu . 
  4. Chân: Tay phải vác gậy trên vai > đi hành quân

Bài 10: Bài Tập Chim sẻ

  1. Động tác hô hấp: giả vờ thổi lông chim lên cao, hít mạnh vào và thở ra từ từ
  2. Tay: đứng và 2 tay thả xuôi > giơ hai tay giang ngang và vẫy vẫy
  3. Chân: đứng và thả 2 tay xuôi > hai tay gõ vào đùi gối > đứng thẳng
  4. Chim bay: đi vòng quanh sân

Trên đây là những thông tin các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non mà Mighty Math chia sẻ. Hy vọng những điều này đã thực sự hữu ích với các em học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh.


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

Phương pháp giáo dục thể chất 03 tín chỉ

Bao gồm những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: nhiệm vụ, nội dung, phương tiện giáo dục thể chất, phát triển vận động chủ động cho trẻ, các bài tập thể lực sáng tạo và tự lực của trẻ, cơ sở của việc dạy trẻ các thói quen và kỹ năng vận động, mối liên quan giữa phát triển các tố chất tâm vận động và thói quen vận động; dạy trẻ các bài tập vận động; phương pháp tổ chức các hoạt động vận động của trẻ. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển và giáo dục thể chất cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non.

GIÁO TRÌNH CHÍNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC NGUỒN THÔNG TIN

SỐ TIẾT TỪNG CHƯƠNG TỪNG BÀI

MỤC TIÊU CHUNG

* Kiến thức: Trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Mục tiêu, nội dung, phương pháp , các hình thức tổ chức giáo dục thể chất nhằm phát triển thể chất cho trẻ từ 0-6 tuổi.

* Kỹ năng:

- Thiết kế bài dạy.

- Kỹ năng thiết kế bài tập phát triển chung theo từng lứa tuổi.

- Nắm vững những bài tập vận động cơ bản.

- Biết tổ chức công tác giáo dục thể chất cho trẻ một cách khoa học.

* Thái độ: Nhận rõ vị trí chức năng nhiệm vụ, những phẩm chất của người giáo viên nhà trẻ – mẫu giáo , có ý thức rèn luyện để trở thành giáo viên tốt.

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TH Ể CHẤT

Chương 1: Những vấn đề chung về giáo dục mầm non


Mục tiêu:

Sinh viên cần nắm được 1 số kiến thức lý luận về khái niệm giáo dục thể chất, cơ sở lý luận , đối tượng của môn học và các mối liên hệ với các môn học khác trên cơ sở sinh viên đã nghiên cứu trước tài liệu.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 07 – 12.

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

I. Những khái niệm cơ bản trong giáo dục thể chất:

1. Phát triển thể chất:

Là 1 quá trình hình thành thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục.

2. Giáo dục thể chất :

Là môn khoa học Giáo dục thể chất là 1 quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản.

Giáo dục thể chất là 1 hiện tượng xã hội, 1 phương tiện phục vụ xã hội chủ yếu nâng cao thể chất, tác động sự phát triển tinh thần của con người.

3. Hoàn thiện thể chất: Sự phát triển thể chất tới trình độ cao có sự chuẩn bị kỹ năng hoạt động lao động của con người trong hoàn cảnh lịch sử nhất định . Kỹ năng này thay đổi dưới ảnh hưởng phát triển xã hội.

II. Cơ sở lý luận của phương pháp giáo dục thể chất và mối quan hệ với các môn học khác:

1. Cơ sở lý luận của phương pháp giáo dục thể chất:

1.1 Cơ sở khoa học xã hội:

- Các Mác đã vạch ra các yếu tố lý luận gồm :

+ Giáo dục trí tuệ

+ Giáo dục thể chất

+ Giảng dạy mỹ thuật , các nguyên tắc quá trình sản xuất, biết sử dụng công cụ đơn giản của quá trình sản xuất . Như vậy ông cho rằng giáo dục thể chất là 1 bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục , điều kiện tất yếu với sự phát triển của con người.

- Bác Hồ người kế tiếp sự nghiệp đó . Bác nói “ Muốn làm việc được tốt, lao động được giỏi phải có sức khoẻ mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao” “ muốn có xã hội mạnh khoẻ thì từng con người phải mạnh khoẻ”

1.2 Cơ sở khoa học tự nhiên:

- Quá trình phát triển sinh học của con người

- Học thuyết Paplôp và Sêtrênôp về hoạt động thần kinh cấp cao chiếm vị trí lớn trong lĩnh vực này

2. Mối quan hệ với các môn học khác:

2.1 Các môn khoa học xã hội: Lịch sử, tâm lý, giáo dục , lý luận và phương pháp giáo dục của các môn học TDTT

2.2 Các môn khoa học tự nhiên: Sinh lý học, giải phẫu học, sinh học , thể dục và chữa bệnh

III. Đối tượng của giáo dục thể chất:

- Giáo dục thể chất nghiên cứu những quy luật điều khiển quá trình hoàn thiện thể chất con người. Đây là 1 qúa trình sư phạm.

- Lý luận giáo dục thể chất vận dụng kinh nghiệm , những thành tựu mới và được làm sáng tỏ bằng con đường thực tiễn.

- Phương pháp giáo dục thể chất nghiên cứu những quy luật riêng, cụ thể hoá quá trình giáo dục : chỉ rõ mục đích, phát triển , nguyên tắc phương pháp ….mang lại hiệu quả cho quá trình luyện tập

- Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non xuất phát từ phương pháp luận, phương pháp giáo dục thể chất nhằm nghiên cứu và điều khiển quá trình giáo dục thể chất cho trẻ.

Câu hỏi:

1. Thế nào là GDTC cho trẻ mầm non? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là phát triển thể chất. Cho ví dụ minh họa.

3. Phân tích các quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong lí luận giáo dục thể chất.

4. Trình bày đối tượng nghiên cứu của phương pháp giáo dục thể chất.

5. Phân tích cơ sở lí luận của phương pháp giáo dục thể chất.

6. Phân tích mối quan hệ giữa phương pháp giáo dục thể chất với các khoa học khác.
********

Chương 2: Đặc điểm phát triển thể chất . Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.


Mục tiêu:

Sinh viên cần nắm được 1 số kiến thức về đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non trong 2 giai đoạn [ Nhà trẻ, mẫu giáo ] , sinh viên tự thu thập số liệu từ thực tiễn dẫn chứng làm sáng tỏ thêm lý luận. Qua đó nắm được các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 13-42.

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 13 – 42.

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

I. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tuổi MN:

1. Sự phát triển cơ thể trẻ:

- Sự phát triển của trẻ tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ phát triển phụ thuộc vào các yếu tố: Di truyền, môi trường, phương pháp nuôi dưỡng, vệ sinh , sự rèn luyện của bản thân

- Những năm đầu tốc độ phát triển diễn ra nhanh đặc biệt chiều cao và trọng lượng cơ thể tăng nhanh không 1 giai đoạn nào sánh bằng [ 6 tháng tuổi cân nặng gấp đôi so với mới, vòng đầu gần bằng người lớn ở trẻ 3 tuổi…] Các chức năng đang định hình và hoàn thiện rất nhanh [ Tâm lý, sinh lý] Vận động từ thụ động phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn đến cơ bản hoàn thiện VĐCB cùng với phát triển tố chất vận động [ Sức nhanh , bền, khéo…] đến 5 tuổi chiều cao gấp đôi so với mới sinh ,thần kinh thuận lợi cho việc tiếp thu và củng cố kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên khả năng vận động vẫn còn hạn chế

+ Hệ thần kinh: Phát triển nhanh các chức năng chưa hoàn thiện đến cuối tuổi mẫu giáo sự trưởng thành tế bào đại não kết thúc, dễ hưng phấn, bắt đầu có khả năng kiềm chế cao.

+Hệ cơ, xương:Diễn ra không đều, quá trình cấu tạo xương chưa kết thúc, cơ và xương yếu nên không thích ứng sự căng thẳng lâu, dễ mỏi cơ.

+ Hệ tim mạch: Điều hòa thần kinh tim chưa hoàn thiện, nhịp co bóp dễ mất ổn định.

+ Hệ hô hấp: Thở nông, gấp hơn so với người lớn.

+ Hệ trao đổi chất: Quá trình hấp thu vượt cao quá trình phân huỷ và đốt cháy [ Năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn cho hoạt động cơ bắp]. Khả năng điều hoà thân nhiệt yếu [ Chú ý thời tiết ]

2 . Sự phát triển sinh lý vận động:

- Vận động là 1 trong những nguồn cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh.

- Các cơ quan vận động như bộ xương, cơ, gân, dây chằng, khớp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cơ thể [ Sự PTCT không tách rời sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ]

- Những tuần đầu sau sinh đã hình thành phản xạ có điều kiện và diễn ra nhanh chóng.

- Mức độ phát triển, sự phân hóa hệ thần kinh TW làm xuất hiện chức năng vận động.

- Tháng thứ 2 thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan điều khiển và tiền đình, sau đó hình thành mối liên hệ giữa cơ quan điều khiển tay và thị giác.

- Tháng 4,5 xuất hiện mối liên kết thị giác và điều khiển.

- Tháng 6 học bò, tháng 9 học đứng và đi.

- Năm thứ 2 trẻ lĩnh hội những hành động vận động phức tạp chuyển sang chạy, năm thứ 3 dưới ảnh hưởng giáo dục và rèn luỵên trẻ hoàn thiện dần leo, trèo, và học nhảy.

- Từ 4-6 tuổi diễn ra quá trình củng cố những mối liên hệ tạm thời giữa kỹ năng và kỹ xảo vận động. Cơ bản đến 6 tuổi trẻ đã hoàn thiện các vận động cơ bản cùng với các tố chất vận động .

II. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ MN:

1. Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ

- Do cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng thích ứng chưa cao, sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện

- Vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng và rèn luyện có khoa học

- Giúp trẻ củng cố tăng cường sức khoẻ , hoàn thiện các chức năng

2. Nhiệm vụ giáo dưỡng:

- Hình thành, phát triển thói quen vận động cơ bản

- Phát triển các tố chất vận động cơ bản

- Cung cấp một số khái niệm, kỹ năng chính xác về rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ

3. Nhiệm vụ giáo dục :

Ngoài việc giáo dục thể chất còn kết hợp chặt chẽ với các mặt giáo dục khác : Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động

III. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ :

1. Nguyên tắc hệ thống:

Tính hệ thống thể hiện sự thường xuyên liên tục của quá trình GDTC, sự sắp xếp liên tục, đều đặn có sự luân phiên hợp lý giữa động và tĩnh, từ dễ đến khó … hay việc thực hiện chương trình thống nhất đảm bảo mục đích yêu cầu sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả học tập cho tre

2. Nguyên tắc tự giác tích cực:

Ý thức tự giác tích cực của trẻ có ý nghĩa lớn đến kết quả của bài tập, tính tích cực thể hiện khi trẻ nắm được tri thức ,kỹ năng,kỹ xảo vận động. Vì vậy khi sử dụng nguyên tắc này giáo viên cần phải làm cho các bài tập sinh động , chọn nội dung phù hợp vừa sức của trẻ, tăng cường sử dụng dụng cụ và đồ dùng trực quan hấp dẫn. Chú ý động viên trẻ kịp thời, khi làm mẫu cần nhấn mạnh sự dễ dàng của động tác giúp trẻ dễ hiểu thích thú khi cô yêu cầu thực hiện cho cả lớp xem.

3. Nguyên tắc trực quan:

Tính trực quan thể hiện ở việc sử dụngcác cảm giác cơ, sự tri giác bằng mắt, các cảm giác cơ khác qua đó trẻ tiếp xúc trực tiếp với thực tế.

Nguyên tắc này được thể hiện bằng con đường làm mẫu các bài tập của giáo viên và trực quan bằng mắt của trẻ lúc đó ở trẻ hình thành biểu tượng về vận động của bài tập có cảm giác vận động cơ và sự mong muốn thể hiện vận động.

Có 2 hình thức : Trực quan trực tiếp và gián tiếp

4. Nguyên tắc vừa sức và chiếu cố cá biệt:

Nguyên tắc này dự kiến những trở ngại mà trẻ có thể vượt qua mà không cần huy động hết sức lực nhằm đảm bảo cho sức khoẻ trẻ.Tính vừa sức luôn thay đổi theo mức độ phát triển tinh thần và thể lực của trẻ, Sự phát triển của trẻ trong cùng 1 tuổi cũng có sự khác nhau do đó cũng cần có sự khác biệt trong luyện tập vì thế dùng nguyên tắc cá biệt là có dự tính những điểm khác biệt của trẻ để tiến hành GDTC tốt.

5. Nguyên tắc củng cố và phát triển:

Trong quá trình luyện tập cần củng cố thường xuyên [ hình thành KNKX vận động] Và nâng cao yêu cầu của bài tập đòi hỏi trẻ phải nổ lực bản thân .

Các hình thức: Trò chơi, thi đua… sẽ tiến hành ôn luyện rất tốt ngoài ra cần đưa thêm tình huống khi tập luyện ,nâng cao tố chất vận động. Tuy nhiên tránh thay đổi đột ngột dễ làm biến đổi những định hình động học.- Vận động là 1 trong những nguồn cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh.

- Các cơ quan vận động như bộ xương, cơ, gân, dây chằng, khớp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cơ thể [ Sự PTCT không tách rời sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ]

- Những tuần đầu sau sinh đã hình thành phản xạ có điều kiện và diễn ra nhanh chóng.

- Mức độ phát triển, sự phân hóa hệ thần kinh TW làm xuất hiện chức năng vận động.

- Tháng thứ 2 thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan điều khiển và tiền đình, sau đó hình thành mối liên hệ giữa cơ quan điều khiển tay và thị giác.

- Tháng 4,5 xuất hiện mối liên kết thị giác và điều khiển.

- Tháng 6 học bò, tháng 9 học đứng và đi.

- Năm thứ 2 trẻ lĩnh hội những hành động vận động phức tạp chuyển sang chạy, năm thứ 3 dưới ảnh hưởng giáo dục và rèn luỵên trẻ hoàn thiện dần leo, trèo và học nhảy.

- Từ 4-6 tuổi diễn ra quá trình củng cố những mối liên hệ tạm thời giữa KNvàKX vận động. Cơ bản đến 6 tuổi trẻ đã hoàn thiện các vận động cơ bản cùng với các tố chất vận động .

Câu hỏi:

1. Phân tích đặc điểm phát triển cơ thể của trẻ mầm non

2. Nêu mối quan hệ giữa hệ thần kinh và hệ vận động

3. Phân tích đặc điểm phát triển vận động cho trẻ theo bảng sau:


1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi
Đi
Chạy
Trườn
Trèo
Ném
Nhảy

4. Hãy nêu bài học sư phạm về việc dạy vận động cho trẻ

5. Phân tích các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

6. Phân tích mối liên quan của giáo dục thể chất với các mặt của giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non

7. Nêu mối quan hệ giữa các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Cho ví dụ minh họa về mối quan hệ đó

Thảo luân

Từng nhóm 4 – 5 sinh viên vào các lớp nhà trẻ và mẫu giáo tiến hành quan sát vận động của trẻ trong các hoạt động và điều tra thực trạng mức độ phát triển thể chất của trẻ theo các chỉ số: cân nặng, chiều cao; thực hiện các hoạt động tự phục vụ và tham gia vào các hoạt động tập thể cảu trẻ ở trường mầm non.

Dựa trên kết quả quan sát và điều tra, đối chiếu với yêu cầu của giáo dục thể chất cho trẻ ở các độ tuồi mầm non, xếp loại và đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho trẻ, tìm hiểu nguyên nhân cảu kết quả đó.

Bài tập


  1. Nghiên cứu các chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, trong đó tập trung vào các vấn đề như: tính hợp lí, tính hiện đại, tính phát triển qua các lứa tuổi của trẻ mầm non. Từ đó, so sánh và rút ra kết luận về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục thể chất và đánh giá kết quả cảu nó.
  2. Phân tích việc vận dụng các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non

*******
Phần 2: QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

--------

Chương 1

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON


Mục tiêu:

Giúp sinh viên tìm hiểu các nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ theo các giai đoạn tuổi của trẻ qua đó tập thực hành hướng dẫn cho trẻ tập luyện theo các hình thức khác nhau.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 43 – 92.

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

A. Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

I. Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ:

- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

- Phát triển các vận động cơ bản: lẫy, bò, trườn, đi, chạy, ném, bắt.

- Phát triển các cử động bàn tay, ngón tay.

Xem trang 44-45 giáo trình PPGDTC.

II. Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo:

- Tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp.

- Tập các vận động cơ bản và biết lợi ích của việc luyện tập đối với sức khỏe.

- Tập các cử động bàn tay, ngón tay phát triển hoàn thiện, khéo léo.

Xem trang 46-48 giáo trình PPGDTC.

B- CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I. Bài tập thể dục:

1. Khái niệm:

Bài tập thể dục bao gồm một hệ thống động tác được chọn lọc, tác động lên toàn bộ cơ thể con người, tăng cường các quá trình chức năng cơ bản,thuận lợi cho sự phát triển cân đối.

2. Ý nghĩa:

Có tác dụng lớn, đẩy mạnh các quá trình sinh lí trong cơ thể và cũng cố sức khỏe. Ngoài ra nó còn giúp cho việc hình thành đúng những biểu tượng về vận động và phát triển các tố chất thể lực.

3. Phân loại:

Bài tập thể dục cho trẻ mầm non là bài tập thể dục cơ bản, bao gồm: bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung và bài tập vận động cơ bản.

3.1. Bài tập đội hình đội ngũ:

- Khái niệm: là một bài tập sử dụng đi với nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện nhiều trong thể dục sáng, tiết học thể dục, GDAN và trong TCVĐ.

- Ý nghĩa: Giáo dục khả năng nhanh nhẹn và có phản ứng nhanh, phát triển sự chú ý, khả năng phối hợp hành động khi hoạt động tập thể, định hướng trong không gian, rèn luyện tư thế đúng như đi thẳng người, bước dứt khoát, … và bồi dưỡng tính tổ chức kỹ luật, tinh thần tập thể, tính tự giác cho trẻ.

Có thể thực hiện với các dụng cụ như: AN, bộ gõ, xắc xô, trống lắc hoặc kèm theo lời hát.

- Phân loại: vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang, … chuyển đội hình từ 1 thành 2, 3 hàng dọc hay hàng ngang; quay theo các hướng khác nhau: Quay phải, quay trái, quay sau,…; dãn hàng; dồn hàng; chuyển động trong khi đi, chạy.

Xem ND tập luyện trang 51.

3.2. Bài tập phát triển chung:

Khái niệm và ý nghĩa của TD-PTC:

BTPTC là những bài tập gồm những động tác để phát triển và rèn luyện những nhóm cơ khớp của cơ thể.


VD như: nhóm cơ vai, nhóm cơ thân mình, nhóm cơ chân, các khớp nhỏ, tay hông, đầu gối, cổ chân…

Các bài tập có tác dụng cũng cố và tăng cường sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng bằng con đường cũng cố cơ bắp, riêng biệt cũng cố hệ xương đặc biệt hình thành đúng độ cong cột sống tạo nên tư thế đúng cho cơ thể.

Phân loại bài tập phát triển chung:

Nhóm bài tập phát triển cơ hô hấp, tay vai:

Bao gồm những động tác phát triển cơ lồng ngực, luyện thở đúng cho trẻ, phát triển cơ tay,bả vai, củng cố cơ lưng, duỗi thẳng cột sống.

Nhóm bài tập phát triển cơ bụng, chân:

Bao gồm các động tác phát triển cơ bụng, chân, bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những chấn động bên ngoài, làm máu lưu thông dễ dàng

Nhóm bài tập phát triển cơ lưng, lườn:

Bao gồm các động tác lưng, lườn làm tăng cường độ mềm dẻo cột sống, hình thành tư thế đúng.

Các kiểu tư thế:



* Tư thế đứng:

- Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả lỏng

- Đứng hình chữ V gót chân chạm nhau.

- Đứng khép chân



* Tư thế ngồi:

- Ngồi bệt, mông chạm đất, chân duỗi thẳng

- Ngồi xổm

- Ngồi lưng chừng

* Tư thế nằm:

- Nằm sấp duỗi thẳng chân

- Nằm ngữa duỗi thẳng chân

- Nằm nghiêng

Nguyên tắc lựa chọn động tác trong BTPTC:

- Dự vào nội dung chương trình, dựa vào bài gợi ý soạn mẫu. Chú ý dựa vào mục đích nhiệm vụ, yêu cầu của giáo án giải quyết nhiệm vụ gì.

- BTPTC ngoài việc phát triển các nhóm cơ và khớp còn làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các bài tập vận động cơ bản trong giờ học.

Những điều chú ý khi tập BTPTC:

- BTPTC tương đối đơn giản không phức tạp về liên kết do đó không dừng lâu ở những lần tập lại tiến hành thực hiện động tác với mật độ hợp lí tùy thuộc vào đối tượng.

- Khi thực hiện BT phải chú ý đến sự phối hợp giữa động tác và hô hấp nếu không sẽ dẫn đến cho trẻ chống mệt và nhiều khi xảy ra choáng trong tập luyện cho trẻ.

- Trong BTPTC giáo viên chú ý không tùy tiện thay đổi nhip điệu động tác [trừ 1 số bài tập thể dục nhịp điệu vận động thể dục theo nhạc].

- Ở bài tập dùng sức thì cứ sau từ 2-3 động tác [tùy thuộc vào đối tượng] thì cần cho trẻ nghĩ mệt từ 5-6 giây, chú ý kết hợp với thả lỏng và hít thở sâu.

3.3. Bài tập vận động cơ bản[VĐCB]:

Khái niệm:

Vận động cơ bản[VĐCB] là những vận động cần thiết đối với đời sống con người, nó được sử dụng trong mọi hoạt động khác nhau. ví du: đi, chạy là cách thức di chuyển trong đời sống hằng ngày còn nhảy, leo, trèo được sử dụng để khắc phục khó khăn …

Khi vận động thu hút 1 số lớn cơ bắp làm việc, khi đó cảm giác thăng bằng là thành phần quan trọng nhất định phải có

Ý nghĩa:

- Gíup hoàn thiện sự làm việc của hệ thần kinh trung ương

- Củng cố cơ bắp vận động, nâng cao hoạt động cơ thể

- Phát triển các tố chất vận động

-Hình thành tư thế trhân người hợp lý

- Phát triển quá trình tâm lý, góp phần giáo dục các mặt

Phân loại :

-Vận động có chu kỳ: Là những vận động thường xuyên lặp lại các chu kỳ giống nhau, vận động này được hình thành và củng cố nhanh, có ý nghĩa đối với sự rèn luyện cảm giác nhịp điệu bao gồm những vận động: Đi,chạy, bò, trườn

-Vận động không có chu kỳ: Là những vận động mà các chu kỳ vận động không lặp lại thường xuyên, mỗi vận động đều có tính liên tục nhất định của từng giai đoạn vận động thực hiện theo 1 nhịp điệu nhất định và kết thúc chỉ 1 lần gồm các vận động: Nhảy, trèo, ném



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2


Các giai đoạn của VĐCB:

- Chuẩn bị thực hiện vận động

- Giải quyết nhiệm vụ của vận động

- Kết thúc vận động và trở về tư thế bình thường.

Bài tập đi, thăng bằng:

Tư thế:

- Đi thân thẳng, tay thả lỏng tự nhiên, một chân bước ra trước đặt gót chân xuống đất bước sau đó chuyển trọng tâm cơ thể về trước tỳ lên gót vừa bước và chuyển dần trọng tâm lên mũi chân đó. Có thể đi nhanh , chậm .

- Thăng bằng: Giữ tư thế thăng bằng mọi lúc [ Không bị ngã, chao đảo…]

Các bài tập luyện đi và giữ thăng bằng cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo:

- Bài tập đi:

+ Tập đi: 11-12 tháng [ Đỡ trẻ khi đi sau đó cho trẻ tự đi]

+ Rèn vận động Đi: 13-18 tháng [ Đi nhiều hướng khác nhau, đi có mang vật trên tay, đi theo hiệu lệnh,..

+ Trẻ 19-24 tháng: đi bước dài, bước cao, vượt qua chướng ngại vật

+ Trẻ 3-6 tuổi: Đi nhiều kiểu như kiểng gót, bằng gót, nghiêng bàn chân, nhanh, chậm…

- Bài tập thăng bằng:

+ Nhà trẻ: Đi trên đường hẹp, dích dắt

+ Mẫu giáo:Đi trên ghế băng kết hợp đội túi cát, mang vật trên tay..đi ngang trên ghế băng bước dồn, đúp….

- Bài tập chạy:

Tư thế: Thân hơi đổ về trước, tay co ở khuỷu, mắt nhìn về phía trước

khi chạy mũi chân chạm đất trước rồi cả bàn chân, có giai đoạn bay

- Các bài tập chạy:

+ 3-4 tuổi:Chạy đuổi bắt cô nhanh chậm,chạy chậm, chạy nhanh..

+ 4-6 tuổi: chạy theo hiệu lệnh, chạy nhiều hướng khác nhau, chạy có mang vật….

- Bài tập nhảy:

Tư thế:

Chuẩn bị: Gập khớp gối, nhún người, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đánh lăn tay

Thực hiện: Bật và bay, chạm đất bằng mũi chân sau đó đến cả bàn chân, giữ thăng bằng

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Nhảy tại chỗ, nhảy cao..

+ Mẫu giáo: Nhảy xa: Nhảy tiến về trước

Nhảy cao: Nhảy bật người lên cao

Nhảy sâu: Nhảy từ trên cao xuống

- Ném, chuyền ,bắt, lăn:

Tư thế:

Ném: Đứng tay cầm vật ném [ 1,2 tay] người hơi đổ ra sau

Chuyền: Đứng, cúi người chuyền vật qua tay, qua đầu, chân

Bắt: Đón vật từ trên cao rơi xuống.

Lăn: Lăn bóng sát sàn, qua cổng, lăn bóng rồi di chuyển theo bóng

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Lăn bóng cho bạn, cho cô. Tập tung bóng, chuyền bóng cho bạn

+ Mẫu giáo:Ném bóng nhiều tư thế [ Ném xa, ném trúng đích bằng 1,2 tay] tung bắt bóng, đập bóng và đón bóng, lăn bóng và di chuyển theo bóng…

- Bò:

Tư thế: Thân nằm ngang tay và đầu gối tỳ xuống sàn [ bò thấp]hoặc bàn chân tỳ xuống sàn [Bò cao]

Các bài tập:

+ Nhà trẻ: Bò thấp, bò qua gối ôm, bò theo cô…

+ Mẫu giáo: Bò cao, bò qua chướng ngại vật, bò theo đường dích dắt, bò chui qua cổng….

- Trườn sấp :

Tư thế: Thân nằm sấp ,một chân co,chân duỗi, tay co tay duỗi , mắt nhìn về trước

Thực hiện :Chân co đạp mạnh đưa người về trước 2 tay di chuyển lên , đổi chân và cứ thế tiếp tục trườn sao cho bụng luôn sát sàn

- Trèo :

Tư thế: Thân thẳng đứng, nằm ngang

Các bài tập:

- Trèo lên thang xuống thang [ dồn, đúp ]

- Trèo lên xuống ghế

- Trèo qua ghế

II. Trò chơi vận động [TCVĐ]:

1. Khái niệm:

- Chủ đề của trò chơi được lấy từ cuộc sống thực tế xung quanh [hiện tượng tự nhiên, xã hội…] Vì vậy nó mang tính hiện thực

- Quy tắc trò chơi được xác định trong trò chơi[ Trò chơi có luật]. Nhưng để giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi người chơi phải nhanh trí, sáng tạo, khéo léo…

- Tình huống trò chơi luôn thay đổi vì vậy phải chú ý không bỏ lỡ thời cơ.

2. Ý nghĩa của trò chơi vận động:

- TCVĐ là phương tiện GDTC

- Rèn luyện các tố chất vận động

- Anh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ

- Phát triển phẩm chất tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng…

- Mở rộng, khắc sâu biểu tượng xung quanh

- Là hoạt động cần thiết phát triển tinh thần, thể lực

3. Phân loại TCVĐ:

3.1. Nhóm trò chơi vận động có luạt đơn giản:

TCVĐ có chủ đề:

- Xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm hiểu biết xung quanh của trẻ

- Chủ đề, quy tắc xác định tính chất vận động

- Hình tượng nhân vật trẻ đóng và quy tắc đòi hỏi tất cả trẻ phải tuân theo

TCVĐ không có chủ đề:

Tính chất trò chơi, nội dung trò chơi là tên gọi trò chơi. Ví dụ thi xem ai chạy nhanh

TCVĐ loại đuổi bắt: Chỉ cần có 2 người người đuổi, người bắt

TCVĐ thi đua tranh giải: TRÒ CHƠI nhằm nâng cao yêu cầu về yếu tố vận động và phẩm chất ý chí . Ví dụ sức chịu đựng, tự lực…

TCVĐ sử dụng dụng cụ: Quy tắc trò chơi này xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ, cách sử dụng dụng cụ và thứ tự thực hiện vận động.

TCVĐ vui nhộn, giải trí[ Hài hước]: Khi bày trò có tính vui nhộn kích thích người chơi.

3.2. Nhóm TCVĐ mang tính thể thao: Các trò chơi chứa đựng yếu tố thể thao như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông…

Xem giáo trình nội dung trò chơi trang 78 - 79

C – PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO GIÁO DỤC THỂ CHẤT

I. Đặc điểm chung của các phương tiện:

1. Yếu tố vệ sinh:

1.1. Khái niệm: Yếu tố vệ sinh bao gồm ; chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng…Tất cả đều gây cho trẻ cảm xúc tốt, trước tiên là hoạt động của các hệ cơ quan của cơ thể được tốt hơn và khả năng làm việc tăng lên.

2.2. Cách sử dụng:

Vệ sinh ăn uống:

- Cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

- Tổ chức cho trẻ ăn vào 1 giờ nhất định để tạo phản xạ tiết dịch nhằm đảm bảo cho trẻ tiêu hoá tốt

- Biết cách chọn lựa thực phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh

Sắp xếp chế độ sinh hoạt hợp lý:

- Chế độ sinh hoạt đúng đắn là sự luân phiên hợp lý giữa nghĩ ngơi và hoạt động trong 1 ngày trong 1 thời gian nhất định và được lặp đi lặp lại 1 cách liên tục.

- Sắp xếp chế độ sinh hoạt hằng ngày giúp trẻ hình thành mối liên hệ trong vỏ bán cầu đại não , trẻ sẽ dễ dàng chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác , giúp rèn luyện 1 số đức tính tốt..

Vệ sinh thân thể: Làm cơ thể hoạt động tích cực, tăng cường quá trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc, đề phòng bệnh tật

Vệ sinh trang phục: Giúp cơ thể khỏi những tác động xấu của môi trường và các tổn thương cơ học, giữ cho da sạch sẽ , quần áo phải nhẹ và thuận tiện tạo được vùng vi khí hậu cần thiết ngoài bộ phận cơ thể được che phủ.

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài học dễ dàng.

2. Yếu tố tự nhiên:

2.1 Khái niệm: Những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên như: Ánh nắng, không khí, nước…Đây là 1 phương tiện đặc sắc dễ thực hiện.

2.2. Cách sử dụng:

Ánh nắng mặt trời:

- Ánh nắng buổi sáng có tác dụng làm tăng khả năng làm việc của cơ thể làm giảm một số bệnh ngoài da, hay bệnh hô hấp

- Tia cực tím tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, khi chiếu vào da làm sản sinh tiền sinh tố D giúp xương phát triển, tăng khả năng làm việc của não

- Tia hồng ngoại khi chiếu vào da có tác dụng chống viêm nhiễm, làm giản nở các mạch máu ngoài da, kích thích da sản sinh chất sắc tố đen chống bức xạ nhiệt, kích thích sản sinh hồng cầu…

Không khí:

- Cung cấp ô xy cho trẻ [ Trẻ cần nhiều ôxy hơn người lớn ]

- Không khí có tác dụng rèn luyện cơ thể bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh rất lớn.

- Không khí trong sạch có chứa những hợp chất đặc biệt tiêu diệt vi khuẩn tăng lượng máu nhờ ô xy

- Nước sạch: Dùng rữa bẩn, làm giãn nở mạch máu, máu dễ lưu thông , có tác động cơ học lên cơ thể người.

@ Lưu ý: Cần tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời, không sử dụng tuỳ tiện, phụ thuộc yếu tố tự nhiên

3. Bài tập thể chất:

3.1. Khái niệm: BTTC bao gồm các bài tập thể dục, trò chơi, bài tập thể thao, du lịch thể thao , dạo chơi

3.2. Cách sử dụng: Các yếu tố trên tác động toàn diện lên cơ thể trẻ , có thể sử dụng vào thể dục sáng, giữa giờ, hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời, tiết thể dục…

4. Sự phối hợp các phương tiện:

Khi thực hiện nhiệm vụ GDTC cần cố sự phối hợp nhịp nhàng các phương tiện. Các phương tiện này có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời, cơ thể trẻ yếu kỹ năng vận động hạn chế vì vậy mỗi lứa tuổi cần chú ý có những quy định riêng về chế độ .

II. Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất:

1. Nơi tập:

- Sân bãi đúng quy cách

- Phòng tập thoáng mát, đảm bảo an toàn

- Sàn tập đúng kích thước quy định

2. Dụng cụ:

- Dụng cụ ngoài trời: Hố cát, xích đu, thang trèo… đảm bảo an toàn, vệ sinh

- Dụng cụ trong lớp: Đầy đủ, phù hợp nội dung bài tập, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh.

3. Trang phục : Gọn gàng , co giản, thoáng mát, dễ hút ẩm.

Câu hỏi:

1. Phân tích tác dụng của bài tập thể dục đối với việc rèn luyện thể chất cho trẻ mầm non.

2. Nêu vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ mầm non.

3. Phân tích đặc điểm chung về các phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non và sự phối hợp giữa chúng. Cho ví dụ minh học.

4. Phân tích phương tiện vệ sinh trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

5. Phân tích phương tiện thiên nhiên trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

Thực hành

Tham quan một số trường mầm non về việc sử dụng các phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, sau đó viết thu hoạch.

********

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON


Mục tiêu:

Giáo viên cung cấp 1 số kiến thức cơ sở lý luận về sinh lý vận động và quy luật hình thành KNKX vận động .Qua đó giúp sinh viên nắm các nguyên tắc , phương pháp để giáo dục thể chất cho trẻ

A. Cơ sở sinh lý của vận động :

I. Kĩ năng, kĩ xảo vận động:

1. Kỹ năng vận động[KNVĐ]: Là khả năng thực hiện vận động mức độ cần có sự tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác, các chi tiết vận động chứa nhuần nhuyễn, chưa liên tục , chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất nếu không được ôn luyện nhiều lần.

2. Kỹ xảo vận động: Là mức độ làm chủ vận động, điều khiển vận động hầu như là tự động, mức độ KNVĐ cao không phải tập trung chú ý vào từng chi tiết của động tác.

3. Tự động hóa: Là đặc điểm chủ yếu của kỹ xảo, là quá trình hình thành những định hình động học trong sự tác động qua lại của hệ thống tín hiệu 1,2 trong đó hệ thống tín hiệu 2 giữ vai trò chủ đạo.

II. Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động:

1. Giai đoạn 1: Hình thành hiểu biết sơ bộ về vận động

- Trẻ thiếu tin tưởng trong lúc vận động cơ bản

- Các cơ bắp đều căng hết sức

- Có nhiều động tác thừa

- Thiếu chính xác về thời gian và không gian.

2. Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng vận động

- Trẻ hiểu được nhiệm vụ và hành động của mình

- Sự hình thành thói quen vận động xảy ra theo kiểu làn sóng

- Các tố chất vận động bắt đầu hình thành

- Sự chính xác vận động cao hơn, tuy nhiên định hình động lực chưa ổn định.

3. Giai đoạn 3: On định kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động

- Trẻ có thói quen vận động

- Vận động được tự do, chính xác, tiết kiệm không bị gò bó

- Hệ thống tín hiệu 2 giữ vai trò quan trọng

- Trẻ tự tin, tự giác hơn và dễ thích ứng

B. Các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ :

I. Nhóm phương pháp trực quan:

1. Làm mẫu:

Mẫu của cô: Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần, lần 1 làm mẫu toàn phần, lần 2 làm mẫu từng phần làm chậm kết hợp giải thích

Mẫu của cháu: Sử dụng khi cô không tiện làm mẫu, cô chọn 1 cháu nhanh nhẹn tập mẫu cho cháu, khi cháu làm mẫu cô ở cạnh kết hợp giải thích. Biện pháp này không sử dụng cho các tiết học đầu.

Yêu cầu: Mẫu của cô phải đúng, đẹp, nhấn mạnh sự dễ dàng của động tác để gíup trẻ có biểu tượng đúng về động tác từ đó kích thích trẻ thích thực hiện. Đối với trẻ nhỏ lần đầu thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa giải thích, chú ý cho mọi trẻ nhìn thấy cô, khi động tác nghiện phải thì cô nghiên trái, khi trẻ xếp vòng tròn thì cô cùng đứng vào vòng tròn với trẻ, khi động tác có dấu tay sau lưng cô phải quay lưng lại cho trẻ nhỉn thấy tay của cô.

2. Mô phỏng [ Bắt chước]: Mô phỏng tức là cho trẻ bắt chước những hành động của con vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội nhằm thực hiện động tác cho dễ dàng.

Ví dụ: Bắt chước tiếng gà gáy Ò ó o o… để rèn luyện cơ hô hấp

Phương pháp này dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là thích bắt chước , cảm giác vận động chưa bền vững, dễ chán nãn….

Sử dụng phương pháp này giúp trẻ tập nhiều lần không chán, hứng thú, dễ rèn luyện.

Tránh gò ép trẻ, nên kích thích cho trẻ làm giống, không cười trẻ khi trẻ chưa thực hiện giống

3. Sử dụng vật chuẩn định hướng:

Thính giác: Sử dụng vật phát ra âm thanh để giúp trẻ định hướng mà thực hiện bái tập dễ dàng.Ví dụ dùng trống lắc gõ nhịp cho trẻ tập bài tập thể dục.

Thị giác: Sử dụng vật chuẩn để cho trẻ dễ nhìn mà thực hiện bài tập.Ví dụ dùng cờ làm vật chuẩn cho trẻ định hướng để bò.

Chú ý: Khi sử dụng vật chuẩn thì vật chuẩn phải đẹp, đúng yêu cầu, âm thanh đúng, có độ lớn nhỏ, không gây nhuy hiểm cho trẻ, không sử dụng tuỳ tiện tránh làm cho trẻ tuân theo 1 hiệu lệnh cứng nhắc.

4. Sử dụng tài liệu trực quan:

Tài liệu trực quan: Tranh ảnh,mô hình, phim…

Cách sử dụng: Giáo viên không trực tiếp làm mẫu mà chỉ cho trẻ xem tài liệu rồi cô hướng dãn giải thích cho trẻ hiểu.Tài liệu trực quan làm đa dạng mẫu cho trẻ, nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với phương pháp này.

II. Nhóm phương pháp sử dụng lời nói:

1. Gọi tên bài tập: là gợi lên hình ảnh biểu tượng đó thông qua tên gọi mà trẻ biết được nội dung của bài tập đó.Phương pháp này chọn tên bài tập chính xác với nội dung, giúp trẻ nhớ nhanh, biết vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Ví dụ động tác cuộn tháo len-tính chất động tác là quay cẳng tay-tư thế quay tay vào trong và ra ngoài.

2. Miêu tả:Dùng lời nói diễn đạt từng phần của bài tập liên tục theo 1 trình tự nhất định. Khi diễn đạt phải kết hợp với làm mẫu để giúp trẻ hiểu từ đầu đến cuối động tác 1 cách liện tục. Miêu tả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Giải thích: Dùng lới nói giải thích về tính chất động tác.Ví dụ động tác này giống gì? Tại sao phải làm như vậy? Làm như thế nào mới đúng?…

chú ý lời nói phải ngắn gọn dễ hiểu, chính xác giúp trẻ tư duy tích cực và hiểu kỹ thuật động tác. Giải thích khi trẻ đã nắm được biểu tượng chung của động tác. khi giải thích nếu cần có thể làm mẫu chậm.

4. Chỉ dẫn: Dùng khẩu lệnh, mệnh lệnh để củng cố kỹ năng kỹ xảo vận động cho trẻ

Khẩu lệnh: Chỉ dẫn xác định nội dung chính xác giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và kết thúc động tác, xác định tốc độ vận động. Khẩu lệnh gồm có: Dự lệnh, động lệnh. Dự lệnh là phần chuẩn bị,động lệnh là phần thực hiện.

Mệnh lệnh: Dùng lời truyền đạt của giáo viện để hướng dẫn bài tập, động tác.

5. Đàm thoại: Là sự trao đổi sơ bộ về thực hiện động tác, vận động mới hay cũ, nên sử dụng các câu hỏi để hướng dẫn trẻ tập theo yêu cầu của bài tập đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đàm thoại có thể sử dụng trước hay sau bài tập luyện vận động.

6. Kể chuyện: Trong quá trình luyện tập có thể dùng truyện, thơ, câu đố… để giúp trẻ làm chính xác hóa vận động .Sử dụng phương pháp này giúp cho trẻ hứng thú, làm cho nội dung bài tập vận động thêm sinh động và hấp dẫn. Kể chuyện được thực hiện khi vận động đó đã được trẻ thực hiện tốt.

III. Nhóm phương pháp thực hành:

1. Hướng dẫn trực tiếp: Phương pháp này được tiến hành khi giáo viện làm mẫu xong, giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ thực hiện. Tuỳ theo mức độ của bài tập có thể chia làm nhiều phần đễ dễ hướng dẫn.Lúc đầu tập 1 chi tiết, tiếp theo 1 chi tiết nữa có kết hợp sửa sai…, sau cùng cả bài tập [ Nếu cần có thể làm mẫu lại cho trẻ xem].

b. Trò chơi: Là hình thức gây hứng thú khi tiến hành củng cố, luyện tập vận động có tác dụng rèn luyện và phát triển các tố chất vận động. Trò chơi được tổ chức ngay sau vận động cơ bản của tiết thể dục hoặc tổ chức ngoài giờ…

c. Thi đua: Là hình thức nhằm hoàn thiện Kỹ năng, kỹ xảovận động và phẩm chất vận động. Thi đua gồm 2 hình thức : cá nhân, nhóm [ Tập thể]. Thi đua được tổ chức khi trẻ nắm vững vận động và tổ chức lồng ghép vào trò chơi.

IV. Mối quan hệ của các nhóm phương pháp:

1. Mối tương quan giữa các phương pháp qua từng giai đoạn luyện tập:

Giai đoạn 1: Làm quen với vận động mới [Sử dụng các phương pháp làm mẫu giải thích, thực hành]

Nhiệm vụ:

- Dạy trẻ làm quen với vận động mới

- Tạo nên một khái niệm toàn vẹn về tất cả những phạm vi của vận động

- Bắt đầu tập thực hiện bài tập vận động

Mục đích:

- Hình thành kỹ năng thực hiện các bài tập vận động

Đặc điểm:

- Nhịp điệu thực hiện chưa chính xác

- Cử động thừa, chưa có sự liên tục

Giai đoạn 2: Rèn luyện vận động [Sử dụng phương pháp mô phỏng, vật chuẩn thị giác, thính giác, dùng lời ngắn gọn]

Nhiệm vụ:

- Dạy trẻ kỹ thuật cơ bản

- Sửa sai những chi tiết mắc phải

-Thực hiện đúng đắn toàn bộ vận động

Mục đích:

- Chuyển kỹ năng thô sơ thành kỹ năng chính xác

-Chú ý chi thiết kỹ thuật

Đặc điểm:

-Biết dùng sức hợp lý

-Củng cố hệ thống phản xạ

-Phối hợp cử động tay và chân

Giai đoạn 3: Hoàn thiện vận động [Sử dụng bằng phương pháp trò chơi, thi đua]

Nhiệm vụ:

-Củng cố toàn bộ bài tập

-Hoàn thiện các chi tiết

-Kết hợp các bài tập khác đã học

Mục đích:

-Chuyển kỹ năng thành kỹ xảo

Đặc điểm:

-Nắm vững kỹ năng

-Biết tiết kiệm sức lực.

C. Phối hợp sử dụng các phương pháp:

I – Phương pháp dạy bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ mầm non:

1. Đối với trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi:

Cách tập xếp hàng:

- Cho trẻ đứng hàng dọc, đi thành vòng cung, vòng tròn, hàng ngang, theo đường đã được vẽ sẵn.

- Khi trẻ đã quen với các vạch chuẫn vẽ sẵn, giáo viên có thể bỏ bớt vạch chuẩn trong vòng tròn hoặc để các vật chuẩn đầu hàng cho trẻ đứng thành hàng dọc, hàng ngang.

Cách tập quay: Tập cho trẻ quay phải, trái bằng hình thức sử dụng vật chuẩn thị giác, quay về phía cô hoặc về phía có đồ vật, chẳng hạn như quay về phía cửa sổ, phía búp bê…

2. Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi:

- Xếp hàng học theo tổ: một trẻ đứng xác vật chuẩn, những trẻ sau đứng nối tiếp phía sau và đặt tay lên vai của bạn đứng trước để điều chỉnh, dãn cách hàng cho đều và thẳng.

- Chuyển từ hàng dọc thành vòng tròn, từ vòng tròn chuyển thành hàng dọc và chuyển hàng ngang có thể chuyển từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái hoặc cho trẻ quay về phía có vật chuẩn.

- Giáo viên cần sử dụng hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát khi cho trẻ thực hiện bài tập.

II – Phương pháp dạy bài tập phát triền chung cho trẻ mầm non

Nhà trẻ: Hướng dẫn theo cách mô phỏng các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, xã hội. Cô vừa hướng dẫn vừa cùng trẻ thực hiện chủ yếu khuyến khích trẻ cùng làm theo cô

Mẫu giáo: hướng dẫn theo phương pháp làm mẫu, mô phỏng, dùng lời, thực hành…

+ MG bé: Đếm nhịp 1-2-3-4

+ MG nhỡ: Đếm nhịp 1-2-3-4

+MG lớn: Đếm nhịp 1-2-3-4-5-6-7-8

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập phát triển chung nên kết hợp dụng cụ đơn giản như nơ, cờ, vòng, gậy, bóng để kích thích trẻ thực hiện tốt, hứng thú.[ Xem thêm chương trình mới]

III – Phương pháp dạy bài tập vận động cơ bản cho trẻ mầm non

1. Đối với trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi:

-Mỗi tuần cho trẻ tập 2 – 3 lần. Tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút, không tập khi trẻ đói.

-Nơi tập: thoáng mát

-Trang phục của trẻ cần gọn gàng.

-Mỗi bài tập khoảng 10 – 15 phút.

+ Đối với trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi, giáo viên tập cho 2 – 4 trẻ cùng một lúc.

+ Đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, giáo viên tập cho 5 – 7 trẻ cùng một lúc.

- Phương pháp dạy chủ yếu là phương pháp mô phỏng, sử dụng vật chuẩn âm thanh và thị giác. Cho trẻ tập từng tốp nhỏ hoặc tập nối tiếp nhau.

2. Đối với trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi:

-Tập 1 bài tập vận động cơ bản kết hợp với 1 trò chơi vận động.

- Nơi tập: tập ở phòng thể dục, nắng ấm nên tập ngoài trời.

- Tập từ 10 đến 12 trẻ, tốp nhỏ nối tiếp và cả lớp.

3. Đối với trẻ từ 3 đến 4 tuổi:

Tập 1 – 2 bài tập vận động cơ bản, trong đó có 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện. Nếu tiết học có 2 bài tập vận động cơ bản không tổ chức trò chơi.

Nơi tập: phòng thể dục hoặc tập ngoài trời trong những ngày nắng ấm.

Trang phục của trẻ cần gọn gàng.

Hình thức: cho trẻ tập lần lượt.

Phương pháp chủ yếu là làm mẫu, giải thích và thực hành.

4. Đối với trẻ từ 4 đến 5 tuổi:

- Phương pháp dạy là làm mẫu, giải thích, luyện tập. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú cho trẻ khi vận động.

- Hình thức tổ chức cho trẻ thực hiện vận động cơ bản có thể là cả lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếp hoặc theo nhóm.

5. Đối với trẻ từ 5 đến 6 tuổi:

- Đối với những bài tập dễ, giáo viên chỉ hướng dẫn bằng lời không cần làm mẫu và dần dần đặt yêu cầu cao hơn.

- Đối với những bài tập khó, giáo viên làm mẫu, chỉ dẫn cụ thể và cho trẻ tập theo nhóm để dễ sửa sai cho từng trẻ.

- Giáo viên nên sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú nhằm nâng cao tính tích cực

Bài tập

Xây dựng hệ thống phương pháp hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non ở các độ tuổi




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 3


HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 93-137.

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

- Đọc tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi sau:


  1. Phân biệt khái niệm kĩ năng và kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non. Cho ví dụ minh họa.
  2. Phân tích các giai đoạn hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ mầm non.
  3. Phân tích các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
  4. Tại sao trong quá trình dạy vận động cho trẻ cần phải sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau?
  5. Phân tích các phương pháp dạy trẻ mầm non bài tập; đội hình, đội ngũ, bài tập phát triển chung và vận động cơ bàn.
  6. Vận dụng những kiến thức đã học điền vào các ô trống của bảng dưới đây:

Phương pháp

Mục đích

Yêu cầu

Thời điểm sử dụng

Lứa tuổi sử dụng
Làm mẫu
Vật chuẩn thị giác
Cảm giác cơ
Vật chuẩn thính giác
Mô phỏng
Sử dụng tài liệu trực quan
Sử dụng tên gọi bài tập
Miêu tả
Giải thích
Chỉ dẫn
Đàm thoại
Kể chuyện
Luyện tập
Trò chơi
Thi đua
Sửa chữa động tác sai

Thực hành
  • Cho sinh viên rèn luyện kĩ năng tập hợp đội hình đội ngũ ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp.
  • Sinh viên tập ghi chép bài tập phát triển chung ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp.
  • Tập các tư thế chuẩn bị của các bài tập phát triển chung ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp.
  • Rèn luyện kĩ năng hướng dẫn thực hiện các nhóm bài tập phát triển chung ở các độ tuổi mầm non của trẻ tại lớp.
  • Sinh viên luyện tập các bài tập vận động ở các độ tuổi của trẻ mầm non tại lớp.

BàI TẬP



  1. Lựa chọn 1 bài tập hoặc vận động trong chương trình để minh họa cho các biện pháp hướnng dẫn [Phương pháp trực quan, phương pháp thực hành]: 4 người 4 ví dụ minh họa cho 4 biện pháp.

  2. phương pháp sử dụng lời nói: lấy ví dụ minh họa cho các biện pháp sau:

  • Miêu tả – giải thích [ví dụ để so sánh Miêu tả bài tập, vận động khác giải thích như thế nào?]

Chương 3

HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON


Mục tiêu:

Giúp sinh viên tìm hiểu đặc điểm chung, các hình thức và yêu cầu giáo viên khi chuẩn bị tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non theo các giai đoạn tuổi của trẻ qua đó biết cách vận dụng vào công tác giáo dục thể chất cho trẻ ở trường MN sau này

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 137 – 182.

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

A. Đặc điểm chung của các hình thức:

I. Hình thức cả lớp:

1. Hình thức cả lớp – đồng loạt:

Tất cả trẻ cùng thực hiện bài tập trong cùng một lúc, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.. Dạng này thường được sử dụng khi dạy các bài tập phát triển chung, trò chơi vận động. Đôi khi, nó cũng được áp dụng khi cho trẻ tập bài tập vận động cơ bản, điều này phụ thuộc vào kĩ thuật của bài tập, nhưng phụ thuộc vào giai đoạn mới hình thành hặc củng cố vận động. Hạn chế của hình thức tập cả lớp – đồng loạt là khó tác động cá biệt lên từng trẻ và ít có điều kiện sửa động tác sai cho các cháu.

2. Hình thức cả lớp – lần lượt:

Trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp, trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Hình thức này cho phép giáo viên có điều kiện theo dõi, giúp đỡ trẻ khi thực hiện vận động, kịp thời phát hiện sai sót để sửa cho trẻ. Hình thức này có thể áp dụng khi cho trẻ làm quen với vận động mới và khi hoàn thiện chúng. Hạn chế của hình thức tập cả lớp nối tiếp là đôi khi trẻ phải chờ đợi đến lượt giáo viên sửa sai cho trẻ khác, giảm số lần thực hiện bài tập của trẻ.

Hình thức này thường áp dụng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, mục đích hoàn thiện kĩ năng vận động tổng hợp cho trẻ.

II. Hình thức nhóm:

1. Nhóm không chuyển đổi: Các nhóm luyện tập theo yêu cầu, nội dung và thứ tự đã được quy định trước.

Hình thức tập theo nhóm không chuyển đổi giúp giáo viên dễ theo dõi và quản lý việc tập luyện của trẻ, tăng mật độ vận động của chúng.

2. Nhóm chuyển đổi: Mỗi nhóm tập theo một nội dung riêng. Sau một thời gian quy định, các nhóm chuyển đổi nội dung, vị trí cho nhau.

Tuy nhiên, khi dạy trực tiếp một nhóm trẻ, giáo viên cần phải chú ý đến tất cả trẻ đang tập, yêu cầu trẻ phải tập chính xác động tác, giữ kỉ luật. Qua tổ chức luyện tập như vậy, trẻ sẽ được giáo dục tinh thần trách nhiệm, bình tĩnh, khả năng tự lực, tự giác hoàn thành kĩ năng vận động của mình và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Hình thức này thường dùng khi củng cố bài tập vận động cho trẻ.

III. Hình thức cá nhân:

Mỗi trẻ tập một bài tập theo sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên, trẻ khác quan sát và nhận xét. Hình thức này áp dụng khi cần sự giúp đỡ, đảm bảo an toàn ở giai đoạn đầu hình thành kĩ năngvận động. Hình thức này thường sử dụng ở những lớp nhà trẻ.

Việc sử dụng các hình thức tổ chức phụ thuộc vào điều kiện tiến hành, nhiệm vụ, nội dung của buổi tập, số lượng dụng cụ sử dụng sân tập, lứa tuổi, mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ,… Giáo viện phối hợp sử dụng các hình thức cho trẻ tập luyện để đảm bảo hiệu quả cao.

B. Các hình thức tổ chức:

I. Tiết học thể dục:

1. Ý nghĩa:

- Giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ những KNKX vận động có mục đích, tổ chức, hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ là dạy trẻ những kỹ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất thể lực phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

- Thực hiện có hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. Khi hoàn thành những quan hệ đó, sẽ đảm bảo cho việc phát triển thể lực, cũng cố sức khỏe và giáo dục trẻ những tình cảm tốt đẹp với thể dục.

- Trên tiết học trẻ phải thực hiện toàn bộ nội dung: đội hình đội ngu, bài tập phát triển chung, bài tập VĐCB và TCVĐ. Còn các hình thức khác chỉ rèn một khí cạnh nào đó của của bài tập thể dục.

2. Cấu trúc và nội dung của một tiết học thể dục:

2.1. Cấu trúc, nội dung và cách tiến hành cho trẻ nhà trẻ:

Trẻ 3 – 12 tháng tuổi:

- Được tiến hành hàng ngày đối với từng trẻ. Những trẻ mệt mỏi, mới lành bệnh, mới tiêm chủng, mới đi nhà trẻ thì khơng tập..Tập sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi trẻ tập 5-7 phút.

- Nội dung: Sắp xếp từ dễ đến khó. Mỗi lần tập 3-4 bài tập, tróng đó có 1 – 2 bài tập thụ động để phát triển cơ bắp, 1 – 2 bài tập phát triển vận động cơ bản.

- Cách tiến hành:

+Tạo không khí vui tươi giữa cô và trẻ trước khi tập.

+Tập các bài tập phát triển chung cho từng trẻ theo thứ tự.

+Tập các vận động cơ bản cho từng trẻ.

+Sau khi tập xong khen ngợi trẻ.

Trẻ 12 – 24 tháng tuổi:

- Chia thành 2 nhóm tuổi: 12 – 18 tháng và 18 – 24 tháng.

- Mỗi tuần tổ chức luyện tập cho trẻ hai lần: Vào giờ chơi – tập buổi sáng từ 8 – 8giờ 30 phút hoặc tập giữa 2 lần ngủ. Hai lần tập này phải xen kẻ với hoạt động khác trong tuần không xếp liền kề. Trẻ 12 – 18 tháng tập khoảng 8 – 10 phút, trẻ 18 – 24 tháng tập 10 – 12 phút. Mỗi tiết có 2 nội dung, trong đó 1 VĐ đi và 1 VĐ khác, nên có 1 VĐ ôn luyện, VĐ còn lại là mới. Tập trong 2 tuần liên tục. VĐ mới được tập lại sau 2 – 3 tuần

Đối với trẻ 18 – 24 tháng

Đi bước qua vật cản.

Ném bóng bằng 1 tay qua dây.

- Tập luyện cho từng trẻ một, không yêu cầu đúng chi tiết. GV cần làm mẫu nhiều lần. Chú ý đảm bảo đúng tư thế, kịp thời uốn nắn các tư thế không đúng như ngồi còng lưng, đi lệch vai …

- Cách tiến hành:

+ Trẻ 12 – 18 tháng:

Dẫn trẻ theo cô, tạo không khí vui tươi giữa cô và trẻ trước khi tập

Dạy ghép 2 ND của bài tập VĐCB. Cho từng trẻ tập. Cuối tiết GV làm mẫu lại bài tập để củng cố VĐ.

Cuối giờ khen ngợi trẻ.

+ Trẻ 18 – 24 tháng:

Tiến hành như trên. Chú ý cho trẻ đi thêm 1 vòng nơi tập, cho trẻ tập nối tiếp nhau hoặc 2 trẻ cùng tập một lúc.

Trẻ từ 24 – 36 tháng:

- Mỗi tuần tổ chức 2 lần, thời gian 12 – 15 phút. Số trẻ 10 – 15 trẻ, tập vào giờ chơi, buổi sáng 8 -10 giờ.

- Cách tiến hành:

+ Khởi động: 1 – 2 phút

Đầu năm cho trẻ đi bình thường, đi nhấc cao đùi; cuối năm, có thể cho trẻ đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân. Giữa các kiểu đi xen kẽ đi thường. Sau đó, cho trẻ đi nhanh dần,chuyển sang chạy chậm, rồi đến đi thường và cuối cùng cho trẻ đứng thành vịng trịn.

+ Trọng động: 8 – 12 pht

Tập các bài tập phát triển chung cho nhóm theo thứ tự [1-4 đt ], mỗi động tác tập 3 -6 lần. GV hô nhịp 1 – 2 .

Tập các vận động cơ bản. [Tiến hnh giống MG nếu BT khi làm mẫu lần 3 nhấn mạnh chi tiết khó.

Chơi trò chơi VĐ [ Nếu tiết học có 2 VĐ không có trò chơi]

+ Hồi tĩnh: Cho đi nhẹ nhàng vòng sân, sau đó nhận xét tuyên dương trẻ.

2.2. Cấu trúc, nội dung và cách tiến hành cho trẻ mẫu giáo:

Khởi động: Bé và nhỡ 2 – 3 phút, lớn 3 – 4 phút.

- Đi phối hợp các kiểu đi: Kiễng gót 2m, đi thường 5m, đi bằng gót chân 2m, đi thường 5m, đi như vây khoảng 2 – 3 lần, chuyển sang chạy chậm - nhanh - chậm. Sau đó cho trẻ xếp đội hình hàng dọc, quay ngang, dàn hàng ngang.

Trọng động: Bé và nhỡ 10 – 15 phút, lớn 15 – 20 phút.

-Giai đoạn 1: Tập BTPTC

-Giai đoạn 2: Thực hiện VĐCB.

-Giai đoạn 3: Trò chơi vận động [Nếu có]

Hồi tĩnh: Bé và nhỡ 1 – 2 phút, lớn 2 – 3 phút.

-Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng,vừa đi vừa hát…

Nhận xét tiết học.

3. Yêu cầu về chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án.

- Phương tiện giảng dạy.

- Điều khiển các tín hiệu rõ ràng, dứt khoát.

4. Phân loại các tiết học:

Bài mới:

Khi day GV cần chú ý

- Hình thành biểu tượng chính xác.

- Vận dụng linh hoạt, có nghệ thuật các phương pháp.

- Sắp xếp thứ tự ND khoa học, hợp lý.

- Tìm mọi cách để trẻ nắm được kiến thức, nắm vững bài tập.

Phương pháp

- Gọi tên bài tập.

- Làm mẫu:Lần 1, lần 2 kết hợp với phân tích bài tập, lần 3.

- Trẻ tập thử, GV quan sát và sửa sai cho trẻ.

- Cả lớp tập theo các hình thức tổ chức phù hợp.

Ôn tập:

Khi dạy GV cần chú ý

- Đề ra yêu cầu cụ thể có trọng tâm, tạo hứng thú.

- Sửa những sai sót chung cho cả lớp.

- Trẻ yếu tìm ra những sai sót chủ yếu để uốn nắn, sửa chữa. Động viên để trẻ tự tin.

- Trẻ thì nâng cao yêu cầu.

- Tận dụng hết thời gian, tăng số lần tập.

Phương pháp

- Gọi tên bài tập.

- Đàm thoại về kỹ thuật.

- GV hoặc trẻ làm mẫu 1 -2 lần, kết hợp giải thích hoặc miêu tả.

- Trẻ luyện tập, giáo viên quan sát và sửa sai cho trẻ.

Tổng hợp:

- Khi tổ chức bài tập VĐCB thì GV chia lớp thành các nhóm: Nhóm học vận động mới, nhóm ôn luyện vận động cũ, sau đó đội chỗ, có như vậy mới đảm bảo thời gian cho tiết học.

Kiểm tra đánh giá:

Khi dạy GV cần chú ý

- Có yêu cầu chỉ tiêu cụ thể.

- Thời gian riêng, hoặc đan xen vào các bài học.

- Động viên, khích lệ trẻ hoàn thành bài tập.

- Chính xác, công minh, rõ ràng, nêu được ưu điểm, hạn chế. Nhằm điều chỉnh việc dạy học của GV.

5. Cách chọn vị trí đứng:

Vị trí đứng phải tuân theo các nguyên sau:

- Toàn thể trẻ nhìn thấy cô và nghe rõ lời giải thích của cô. Đồng thời GV cũng bao quát từng cử động của trẻ..

- Tránh hướng gió lùa thẳng vào mặt trẻ, tránh hướng mặt trời chiều vào mắt hay sau gáy trẻ.

- Phải đảm bảo trẻ chú ý, không có gì khác trước mặt trẻ.

- Vị trí giáo viên không gây cản trẻ khi tập, chơi trò chơi.

- Khi trẻ tập GV không nên đứng một chỗ mà phải luôn luôn di chuyển tới từng trẻ giúp đỡ, sửa sai [nếu có] và làm công tác bảo hiểm cho trẻ tập luyện kịp thời.

II. Thể dục sáng:

1. Ý nghĩa và tác dụng của bài thể dục sáng:

- Nhằm thức tỉnh và khởi động cơ thể 1 cách khoa học bước vào hoạt động của 1 ngày tập luyện thường xuyên có hệ thống, có tác dụng tăng cường sức khỏe, để phòng bệnh 1 cách tích cực cho trẻ.

- Thể dục buổi sáng giúp cơ thể vận động có mục đích, khởi động các hoạt động của hệ thống cơ quan, nhằm tạo sự sảng khoái cho trẻ [động tác phải luôn luôn kết hợp với hít thở sâu.

2. Cấu trúc bài thể dục sáng:

Khởi động: Thực hiện giống tiết học thể dục.

Trọng động:

- Động tác đầu tiên bao giờ cũng là động tác về hô hấp, thức tỉnh hoạt động của các chức năng.

- Động tác 2: Tay, động tác của khớp vai mở căng lồng ngực.

- Động tác 3: Là động tác lườn hoặc động tác vặn mình tác dụng của động tác này là làm kéo căng các cơ cạnh cột sống và cơ liên sườn.

- Động tác 4: Là động tác chân [chân tỉnh] kéo căng toàn bộ nhóm cơ chân, khớp, đầu gối, khớp hông

Động tác 5: Là động tác chân [chân động] động tác bật chạy

Hồi tĩnh: [điều hòa].

Bài tập thể dục sáng:

Chú ý: Động tác 1,2 thực hiện với nhịp chậm, nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu, động tác 3, 4, 5 nâng cao dần nhịp độ lên.

Động tác bật và chạy có nhịp điệu nhanh nhất.

Điều hòa chuyển về động tác ban đầu.

III. Thể dục chống mệt mỏi:

- Thể dục chống mệt mỏi [TDCMM] là phút thể dục có tác dục chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung vào các hoạt động tiếp theo.

- TDCMM bao gồm thể dục giữa giờ và thể dục sau giấc ngủ trưa, thời gian tập kéo dài 1-2 phút và thực hiện các động tác vươn cúi, nghiêng người, động tác tay, bả vai, dậm chân tại chỗ. Áp dụng đối với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.

- Đối với trẻ 24-36 tháng và lớp mẫu giáo bé tiến hành hình thức trò chơi và sử dụng phương pháp mô phỏng

IV. Trò chơi vận động:

1. Yêu cầu về tổ chức và hướng dẫn:

1.1. Chọn trò chơi:

- Căn cứ vào nội dung của tiết học, các hoạt động trước và sau khi tổ chức trò chơi. Lưu ý thời gian trong ngày vào buổi sáng chọn trò chơi vận động tích cực, buổi chiều trò nhẹ nhàng.

- Những ngày thời tiết lạnh nên chọn trò chơi có vận động khó, sao cho cả lớp cùng tham gia.

- Những ngày thời tiết nóng nên chọn trò chơi nhẹ nhàng tránh chạy nhảy quá nhiều.

- Ngoài ra khi chọn trò chơi trong tiết học phải đảm bảo rèn luyện kĩ năng vận động như đi. Chạy, bò, trườn, trèo…

- Khi chọn phải phù hợp lứa tuổi, chủ đề, tình hình sức khỏe.

1.2. Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ phục vụ cho trò chơi:

Chuẩn bị đủ về số lượng, chất lượng dụng cụ, quét dọn, thu nhặt những vật gây nguy hiểm cho trẻ. Giáo viên có thể kẽ, vẽ hoặc đánh dấu các quy ước cầ thiết, xếp đặt các dụng cụ.

1.3. Giới thiệu và giải thích luật chơi:

- Giới thiệu và giải thích quy tắc chơi [Giáo viên giải thích ngắn gọn]

- Khi chơi trò chơi cũ trẻ nhắc lại quy tắc chơi dưới sự gợi ý của giáo viên. Khuyến khích trẻ mới tham gia, giao nhiệm vụ cho trẻ nhút nhát.

1.4. Tổ chức chơi:

- Tập hợp trẻ, phân chia thành tổ nếu trò chơi cần phải chia như Thi xem tổ nào nhanh hơn, Cướp cờ.

- Có những trò chơi mà tất cả trẻ cùng tham gia như Cáo ơi ngủ à, Ô tô và chim sẻ.

- Vị trí đứng của giáo viên sao cho trẻ nhìn rõ giáo viên làm gì, nói gì, giáo viên quan sát được toàn bộ trẻ. Tuy nhiên vị trí đứng của giáo viên không gây cản trở đến cuộc chơi của trẻ.

1.5. Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả:

- Theo dõi quá trình chơi tình huống cách chi tiết, kịp thời xử lý các tình huống hoặc điều chỉnh các chi tiết làm cho cuộc chơi thêm sinh động hấp dẫn.

- Khi trẻ chơi có thể sử dụng trống lắc, tiếng reo hò để tăng nhịp độ của trò chơi, kết thúc nên cho trẻ đi bộ để giảm dần mức độ vận động.

- Đánh giá kết quả khi chơi cần thống kê những ưu điểm, hạn chế của từng tổ, nhóm ,cá nhân [thời gian, quy tắc, trật tự, kỉ luật]

2. Cách tiến hành:

2.1. Cách tiến hành trò chơi vận động [TCVĐ ] cho trẻ nhà trẻ:

Trẻ 18-24 tháng tuổi:

- Giáo viên tham gia chơi cùng trẻ, giải thích cho trẻ rõ là cần phải làm gì, làm như thế nào. Những trò chơi như “Gấu dạo chơi trong rừng”, “Mèo và chim sẻ” thì nhờ giáo viên khác làm gấu, mèo để giáo viên chơi cùng trẻ để trẻ bắt trước.

- Chú ý quan sát toàn bộ trẻ, kiềm chế vận động ở những trẻ hiếu động, tránh để trẻ vận động quá sức, đồng thời kích thích những trẻ ít vận động.

Trẻ 24-26 tháng tuổi:

Chọn trò chơi mang tính động buổi sáng, buổi chiều trò chơi nhẹ nhàng hơn.

- Tổ chức trẻ chơi dưới dạng dùng lời nói trực tiếp.

2.2. Cách tiến hành TCVĐ cho trẻ mẫu giáo:

TCVĐ mới: Tổ chức chơi theo nhóm nhỏ để rèn kỷ năng chơi đúng luật, khi giải thích trò chơi cần nhấn mạnh điểm khó giúp trẻ có thể vượt qua dễ dàng, có thể tổ chức ngoài giờ

TCVĐ đã biết: Đòi hỏi yếu tố thi đua cao , chú ý chơi đúng luật. Có thể cùng trẻ quy ước trước khi chơi hoặc đưa thêm nội dung mới, khó vào trò chơi làm sinh động giờ chơi.

V. Dạo chơi:

1. Cách tiến hành dạo chơi cho trẻ nhà trẻ:

- Dạo chơi hằng ngày sau tiết học buổi sáng, khoảng 30 phút.

- Nội dung có thể: Đi, chạy, nhảy hoa85ccac1 trò chơi vận động.

- Trước khi trẻ dạo phải chuẩn bị dụng cụ như: bóng , ô tô, xe đẩy vòng. Không cho trẻ dạo chơi vào những ngày thời tiết quá nóng, quá lạnh.

2. Cách tiến hành dạo chơi cho trẻ mẫu giáo:

Mẫu giáo bé:

- Dạo chơi hằng ngày sau tiết học buổi sáng, khoảng 30-40 phút.

- Tổ chức gần giống như trẻ nhà trẻ.

Mẫu giáo nhỡ và lớn:

- Nội dung của trò chơi bao gồm trò chơi vận động, tập thể dục, nghỉ ngơi, đi dạo chơi với các dụng cụ, các đồ chơi mang theo hoặc tổ chức thi đua, thi đấu..

- Giáo viên cần chú ý đến trang phục, báo trước với trẻ mục đích của việc đi dạo.

- Chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ, dạo chơi ngoài nhà trường ít nhát phải có 2 giáo viên đi cùng.

VI. Tham quan:

- Tham quan có tác dụng giúp trẻ nhìn thấy trực tiếp những con vật, nhân vật mà trẻ bắt trước khi chơi vận động hoặc những động tác thể dục và sự luyện tập của các vận động viên.

- Chỉ áp dụng cho trẻ mẫu giáo lớn.

- Sự chuẩn bị phải chu đáo, phải có kế hoạch.

- Trước khi đi giáo viên cần giới thiệu sơ qua đối tượng cần quan sát.

VII. Hội thể dục thể thao:

- Được tiến hành 1 lần trong năm vào khoảng tháng 3, tháng 4. Công việc chuẩn cho ngày hội cần khoa học.- Nội dung được xây dựng trên cơ sở các bài tập vận độ, trò chơi, các điệu múa, điệu nhảy phản ánh sự hình thành kỹ năng. Đồng diễn thể dục có thể sử dụng dụng cụ hoặc tay không.

- Chương trình tổ chức phải kết hợp vận động và nghỉ ngơi. - Thời gian không quá 60 phút.

- Trang phục đẹp, tiện lợi.

- Địa điểm: Ngoài sân hoặc công viên.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 4


Cấu trúc:

Phần đầu: Biểu dương các nhóm tham gia

Phần chính: Cuộc thi của các khi nhóm trẻ

Phần cuối: Đánh giá thành tích

Trình tự:

- Cho trẻ xếp hàng từ ngoài đi vào, ổn định hàng. Sau khi ổn định cho trẻ tập một bài thể dục đồng diễn kết hợp nhạc và dụng cụ.

- Phần chính: Chơi các trò chơi như: Kéo co, chạy tiếp sức, những vận động cơ bản như: bật nhảy, ném… Sau đó là những trò chơi phối hợp với âm nhạc, lời ca, trò chơi có chủ đề

- Cuối cùng đánh giá thành tích và phần thưởng.

VIII. Tổ chức GDTC trong thời gian tự hoạt động của trẻ:

- Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ giáo viên chú ý giáo dục cá biệt cho trẻ.

- Giáo dục cá biệt dựa vào các nguyên tắc rèn luyện các bài tập vận động cho trẻ, thời gian rèn phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng của trẻ.

- Giáo viên phải nhớ trẻ nào còn yếu ở mặt nào, kĩ năng nào chưa đạt, cụ thể những vận động gì? Khi tiến hành rèn với từng cá nhân hoặc theo nhóm từ 8-10 trẻ.

- Hoạt động vận động tự lực là trẻ có thể tự luyện tập những bài tập, trò chơi mà trẻ thích. Có thể chơi với các dụng cụ như cầu trượt, đu quay, bóng, trèo thang…Trẻ có thể chơi các nhân hoặc nhóm nhỏ. Giáo viên theo dõi quá trình chơi của trẻ.

- Hoạt động tự vận động cần có sự hướng dẫn của giáo viên nhưng không được làm ảnh hưởng đến tính tự lực của trẻ, có thể gợi ý các trò chơi, bài tập

- Giáo viên cần bố trí, sắp xếp dụng cụ, đồ chơi sao cho có tác dụng thúc đẩy trẻ cho trẻ tự vận động.

1. Tổ chức GDTC trong thời gian tự vận động của trẻ nhà trẻ:

Trẻ 3-12 tháng tuổi::

Giáo viên cần tạo không gian đủ rộng, không có những vật có thể gây mất an toan để trẻ có thể trườn, bò, tập đi thoải mái.

Trẻ từ 12-24 tháng tuổi::

Có thể chơi trong phòng hay ngoài sân chơi, cần phải có dụng cụ và đồ chơi thích hợp.

Trẻ 24-36 tháng tuổi:

Hằng ngày nên cho trẻ được vận động mốt cách hợp lí, cần tổ chức cho trẻ vận động. Nên tạo điều kiện và tạo ra những tình huống để trẻ ôn luyện các vận động đã được luyện tập trên tiết học.

2. Tổ chức GDTC trong thời gian tự vận động của trẻ mẫu giáo:

Trẻ mẫu giáo bé:

Áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt, ngòi mục đích giúp trẻ yếu còn giúp bồi dưỡng trẻ có năng khiếu.

Trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn:

Nội dung và hình thức cũng tương tự trẻ MGB nhưng cần yêu cầu trẻ đánh gía vận động của bạn và của bản thân.

C. Yêu cầu đối với giáo viên khi chuẩn bị tổ chức các hình thức GDTC cho trẻ mầm non

- Chuẩn bị chu đáo cho tiêt học.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc thực tập luyện, lựa chon các bài tập, cách tiến hành như: phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, hạc đệm,… Tất cả những dự kiến đó được thể hiện trong giáo án.

- Chuẩn bị trước nơi tập, kiểm tra độ bền vững, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập. Trước buổi tập kiểm tra vệ sinh, thông thoáng phòng tập. Kết quả của buổi tập phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị của giáo viên.

Câu hỏi:

1. Phân tích đặc điểm chung của các hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non.


  1. Phân tích các hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non.

3. Nêu vai trò của các hình thức giáo dục thể chất trong quá trình dạy vận động cho trẻ mầm non.

4. Tiết học thể dục có vai trò như thế nào trong việc phát triển vận động cho trẻ mầm non?

5. So sánh việc sử dụng các phương pháp trong các loại tiết học thể dục cho trẻ mầm non

6. Phân tích yêu cầu đối với giáo viên khi chuẩn bị tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

Thực hành



  • Kiến tập các dình thức: tiết học thể dục [hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất hoặc hoạt động học có chủ định ], thể dục sáng, phút thể dục, dạo chơi, tham quan, hội khỏe.
  • Viết thu hoạch về việc kiến tập trên

Chương 4:

TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON



Mục tiêu:

Giúp sinh viên tìm hiểu về nhiệm vụ của các phòng ban, kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá công tác giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo theo các giai đoạn tuổi của trẻ qua đó biết cách vận dụng vào công tác giáo dục thể chất cho trẻ ở trường MN sau này


HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

- Sinh viên nghiên cứu tài liệu từ trang 183-218

- Sinh viên nghiên cứu nội dung của từng phần.

A. Nhiệm vụ của các phòng ban

I- Ban giám hiệu:

- Có nhiệm vụ lập kế hoạch chung cho toàn trường, kiểm tra thường xuyên các lớp, các nhóm, các giờ dạy của giáo viên, ghi chép đầy đủ những nhận xét, đánh giá khả năng làm việc của từng giáo viên, nhắc nhở, động viên kịp thời.

- Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ trang thiết bị, sân bãi, phòng tập cho các lớp, dụng cụ, đồ chơi; tìm tòi các tài liệu cần thiết về phương pháp cho nhà trường. Hàng năm có kế hoạch sửa chữa và bổ sunng những dụng cụ lớn.

- Theo dõi, nghiên cứu, đảm bảo điều kiện vệ sinh, phòng bệnh cho trường như: vệ sinh phòng nhóm, sân bãi..

- Ban giám hiệu phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên bằng cách cử đi học.

II- Phòng nghiệp vụ:

- Phòng nghiệp vụ trực tiếp chịu trách nhiệm về phương pháp thực hiện quá trình giáo dục thể chất của các giáo viên trong trường. Phòng nghiệp vụ phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn cần thiết, chương trình cũng như đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ giáo dục thể chất, mẫu đồ chơi, mẫu giáo án, mẫu các loại kế hoạch về hình thức giáo dục thể chất, cách đánh giá mức độ thể lực của trẻ, tranh ảnh mô tả kĩ thuật bài tập,… để giáo viên có thể tham khảo, nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

- Theo dõi quá trình lập kế hoạch của từng nhóm, kiểm tra kịp thời các điều kiện làm việc cụ thể tại các nhóm, nhận xét, góp ý, đề xuất với ban lãnh đạo những trang thiết bị cần bổ sunng hay sửa chữa.

- Tổ chức bồi dưỡng nghệp vụ cho giáo viên, phải nắm vững phương pháp để phổ biến tới các giáo viên, giúp giáo viên tổng kết kinh nghiệm, viết báo cáo, tổ chức họp phụ huynh.

- Phải theo dõi tài liệu mới, tích cực tham gia các chuyên đề bồi dưỡng của phòng, Sở giáo dục.

- Để làm tốt phải thường xuyên tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện về thể lực của bản thân.

III. Giáo viên phụ trách lớp:

- Phải biết những vấn đề cần thiết nghiên cứu chương trình của lứa tuổi mình phụ trách, biết tiến hành các hình thức, biết sử dụng nhiều phương pháp để dạy, đảm bảo an toàn cho trẻ, đánh giá chất lượng luyện tập của trẻ, quan sát sắc thái của trẻ qua nét mặt và qua sự thích thú của trẻ.

- Đánh giá mức độ phát triển vận động của trẻ, đảm bảo vệ sinh phòng nhóm, bảo quản tốt trang thiết bị dụng cụ thể dục và có trách nhiệm làm thêm những dụng cụ tự tạo.

- Phải biết kiểm tra y học như tình hình sức khỏe, các chỉ số nhân trắc; đánh giá mức độ phát triển kĩ năng vận động, tố chất thể lực và nghiên cứu đời sống của trẻ ở gia đình, thường xuyên ghi chép diễn biến quá trình đó vào sổ nhật kí.

- Đảm bảo mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường, tổ chức các cuộc họp phụ huynh, tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ.

IV. Phòng dinh dưỡng:

Phòng dinh dưỡng ở trường mầm non hay còn gọi là nhà bếp là nơi chế biến thức ăn theo thực đơn hàng ngày cho trẻ. Nhà bếp phải đảm bảo các yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ.

V. Phòng y tế:

- Bác sĩ, y tá có nhiệm vụ theo dõi tình trạng vệ sinh nhà cửa, sân tập, phòng tập, phòng nhóm, trang thiết bị, dụng cụ thể dục, theo dõi về chế độ dinh dưỡng đúng mức, tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế cho những trẻ ốm đau, tai nạn.

- Bác sĩ, y tá là người kết hợp với giáo viên tổ chức khám dịnh kì, qua đó biết được tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển thể lực để áp dụng biện pháp giáo dục phù hợp.

B- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1. Khái niệm, ý nghĩa kế hoạch công tác giáo dục thể chất:

- Kế hoạch GDTC là toàn bộ những dự định của công việc sẽ làm theo 1 trình tự có hệ thống quy vào mục đích nhất định trong 1 thời gian cụ thể để rèn luyện thể lực cho trẻ.

- Kế hoạch GDTC thường đi liền với công tác thực hiện và đánh giá kết quả

- Quản lý công tác GDTC thường phải theo sát thực tế

2. Các loại kế hoạch:

2.1. Kế hoạch năm: Bao gồm nhiệm vụ giáo dục thể chất trong năm theo nhiệm vụ năm học chung với biện pháp phù hợp tuổi,điều kiện trường lớp… có dự trù kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch, loại kế hoạch này do ban giám hiệu trường lập

2.2. Kế hoạch tháng:Căn cứ kế hoạch năm của trường, phụ trách chuyên môn như khối trưởng hay giáo viên lớp lập có sự kiểm duyệt của ban giám hiệu sau đó thực hiện và đánh giá

2.3. Kế hoạch tuần: Căn cứ kế hoạch tháng giáo viên lớp tự lập có kiểm duyệt của chuyên môn như khối trưởng

2.4. Kế hoạch ngày: Căn cứ kế hoạch tuần thực hiện theo chế độ sinh hoạt 1 ngày của trường MN.

C-THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

I. Thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ từ 3 đến 36 tháng

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ từ 3 đến 12 tháng:

- Các mốc phát triển vận động của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi [Xem giáo trình trang 195]

- Các mốc phát triển vậ động của trẻ 6 – 12 tháng tuổi [Xem giáo trình trang 196]

- Giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi này chú ý chế độ sinh hoạt, phương pháp chăm sóc vệ sinh, đảm bảo trạng thái cảm xúc dương tính ở trẻ.

- Mỗi giai đoạn trong năm đầu, cần đảm bảo sự luân phiên hợp lí giữa chơi, ngủ và ăn. Phương tiện cơ bản là bài tập thụ động, xoa bóp, phản xạ.

- Nửa năm đầu cho trẻ lẫy, xoay người, sử dụng đồ chơi. Nửa năm cuối phát triển ở trẻ cách bò và đi thực hiện với sự giúp đỡ của người lớn.

2. Thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi:

- Các mốc phát triển vận động của trẻ 12 – 18 tháng tuổi [Xem giáo trình trang 197]

- Phát triển kĩ năng vận động đi, cảm giác thăng bằng và củng cố vận động bò.

- Đối với trẻ lức tuổi này chưa yêu cầu trẻ tập chính xác, mà chủ yếu là trẻ hào hứng tập cùng giáo viên. Tiến hành trò chơi vận động với từng cá nhân và nhóm từ 3 – 4 trẻ.

3. Thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi:

- Các mốc phát triển vận động của trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi [Xem giáo trình trang 199]


- Rèn luyện những vận động đi, chạy, bò, leo trèo, ném. Những vận động đó chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ 3 tuổi.

- Khi trẻ xếp thành hàng dọc, hàng ngang không nên yêu cầu trẻ đứng theo thứ tự từ thấp đến cao, mà để trẻ đứng sau, đứng cạnh hoặc nắm tay bạn nào là tùy ý muốn.

- Nên cho trẻ tập với dụng cụ như cờ, nơ, bóng, khăn mùi xoa, gậy nhỏ… để tăng hiệu quả động tác và tăng thêm sự hào hứng luyện tập ở trẻ.

- Hình thức giáo dục giống như với trẻ 2 tuổi, thời gian tăng trong trò chơi vận động, còn giáo dục các phẩm chất: lòng dũng cảm, tính kiên trì, biết phối hợp động tác của mình cùng với bạn.

II. Thực hiện kê hoạch giáo dục thể chất cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi:

- Các mốc phát triển vận động của trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi [Xem giáo trình trang 201]

- Các mốc phát triển vận động của trẻ mẫu giáo bé 4 – 5 tuổi. [Xem giáo trình trang 201-202]

- Các mốc phát triển vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi [Xem giáo trình trang 202]

- Trẻ lứa tuổi này, là hoàn thiện kĩ năng của các vận động cơ bản và phát triển tố chất thể lực.

- Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, các bài tập phát triển chung đều được thực hiện trong thể dục sáng và trong phần trọng động của tiết học thể dục.

- Mặc dù trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã lớn hơn so với lứa tuổi nhà trẻ, song khi tiến hành tiết học thể dục cho trẻ, giáo viên nên chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 15 – 20 cháu một nhóm, nhất là khi cho trẻ tập với các bài tập vận động cơ bản ở phần trọng động của tiết học.

- Thể dục sáng được tiến hành ở ngoài trời cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ngoài ra, các hình thức khác cũng được tiến hành với trẻ thường xuyên trong chế độ sinh hoạt.

- Cần tiến hành có hệ thống các bài tập thể chất với trẻ mẫu giáo sẽ củng cố và dần dần hoàn thiện các kĩ năng và vận động cơ bản.

- Đối với bài tập đi, giáo viên phải đưa vào mỗi buổi tập với những nhiệm vụ đơn giản như đi theo 2 đường kẻ thẳng, đi theo đường kẻ thẳng, đi bước qua vật cản, đi trên ván gỗ,… bài tập được nâng dần ở mức độ cao hơn.

- Phát triển kĩ năng chạy cho trẻ lên ba.

- Khi phát triển khả năng leo trèo cho trẻ, chú ý là bài tập này cần dùng nhiều sức nhiều, tiêu hao nhiều năng lượng, đòi hỏi sự phối hợp giữa chân và tay.

- Bài tập ném yêu cầu sự phối hợp động tác một cách tinh vi, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, biết ước lượng bằng mắt.

D. Đánh giá công tác GDTC cho trẻ ở truờng MN:

I. Khái niệm và ý nghĩa:

- Đánh giá là quá trình phân tích và xem xét, đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra để tìm hiểu sai sót, lệch lạc, từ đó đưa ra những quyết định nhằm điều chỉnh.

- Ngoài ra đánh giá còn động viên, khuyến khích giáo viên phấn đấu, trường đạt danh hiệu cao.

II. Nội dung đánh giá:

1. Đánh giá cơ sở vật chất:

- Kiểm tra phòng học, phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, dụng cụ có đảm bảo an toàn,thẩm mỹ.

- Kiểm tra trang phục của giáo viên , của trẻ có phù hợp không.

- Xem xét tài liệu, sách báo, chương trình bồi dưỡng chuyên môn GDTC trong phòng nghiệp vụ. Kiểm tra danh sách trẻ, kế hoạch giáo viên và sổ sách của Ban giám hiệu trong công tác theo dõi GDTC của trường.

2. Đánh giá chế độ vận động hằng ngày:

- Đánh giá về mặt nội dung các biện pháp và tác dụng biện pháp đến mức độ tích cực và khả năng thực hiện vận động.

- Đánh giá sự luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.

- Đánh giá về các biện pháp làm việc của giáo viên với tập thể lớp với cá nhân.

- Đánh giá toàn bộ từ khâu thực hiện chế độ vận động trong ngày đến khâu lập kế hoạch, chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và nội dung tiến hành.

3. Đánh giá tiết học thể dục:

Đánh giá chất lượng giờ học:

Chuẩn bị:

- Giáo án soạn đúng yêu cầu

- Thiết bị, dụng cụ đầy đủ đạt chuẩn

- Mẫu của cô chuẩn

Quá trình dạy trên lớp:

- Đánh giá việc giải quyết nhiệm vụ, nội dung trên lớp

- Đảm bảo khối lượng , mật độ vận động

- Sử dụng phương pháp linh hoạt

- Chú ý năng khiếu, nghệ thuật sư phạm của cô

Đánh giá toàn diện:

- Bài dạy liên tục, các phần hợp lý

- Động tác trọn vẹn

- Kết quả tác động đồng đều đến trẻ

- Tiến hành đúng thời gian

- Giờ học không căng thẳng, không gây áp lực mạnh cho trẻ.

4. Đánh giá sức khỏe của trẻ:

- Phát triển bình thường, năng lực làm việc tốt, hàng tháng lớn lên theo chỉ tiêu.

- Thích ứng với sự thay đổi đột ngột của môi trường tự nhiên như mưa, nắng, nóng lạnh…

- Trí lực phát triển tốt, tham gia được tất cả các hoạt động.

- Tính tình vui vẻ, lạc qua, cởi mở với mọi người, có ý chí

Nội dung đánh giá sức khỏe của trẻ

- Tìm hiểu về họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp sức khỏe của bố mẹ cụ thể như sau:

+Lịch sử gia đình

+Sinh có đủ tháng, sinh đôi hay mổ lấy thai

+Bệnh lịch của trẻ

+Tiêm chủng phòng bệnh

+Tập quán vệ sinh.

+Tình hình dinh dưỡng

III. Các loại đánh giá:

1. Đánh giá đầu năm:

- Giáo viên cần nắm những thông tin về trạng thái sức khỏe, sự phát triển thể lực, mức độ phát triển kĩ năng, tố chất vận động thông qua bác sĩ, gia đình hay đánh giá của giáo viên.

- Kết quả cần ghi chép vào một quyển sổ riêng.

- Kết quả được đem so sánh với các chỉ tiêu hằng số của lứa tuổi đó.

-Việc đánh giá có thể tổ chức riêng hoặc trong các tiết học.

- Ngoài ra, có thể đánh giá trang thiết bị, dụng cụ, phòng tập để kịp thời bổ sung và sửa chữa nếu có điều kiện.

2. Đánh giá thường xuyên:

- Theo dõi quá trình thực hiện các bài tập, các hình thức, chất lượng hình thành kĩ năng, tố chất thể lực để thấy sự phát triển của trẻ để có biện pháp điều chỉnh.

- Ghi chép những phương pháp, biện pháp tập luyện các vận động khác nhau đạt kết quả cao hoặc những thắc mắc sau đó tìm tòi lời giải đáp, tích lũy kinh nghiệm để áp dụng cho các lớp khác.

3. Đánh giá cuối năm:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển kĩ năng vận động, tố chất thể lực, so sánh với chỉ số chuẩn theo độ tuổi. Từ đó rút ra những điểm đạt mà đề nghị các biện pháp tiếp theo.

- Căn cứ kết quả đánh giá cuối năm giáo viên có thể lập kế hoạch cho năm tới.

IV. Những hình thức và phương pháp đánh giá:

Những hình thức đánh giá: Đánh giá toàn diện GDTC của trẻ trong trường hoặc trong một nhóm trẻ hay đánh giá bằng cách dự hoạt động giống nhau ở các lớp khác nhau để rút ra ưu, nhược điểm của trường hoặc khối lớp.

- Đánh gía theo chủ đề.

- Đánh giá đột xuất, đánh giá đôn đốc thường xuyên được tiến hành với giáo viên mới hoặc tay nghề còn yếu, đánh giá định kì, thường xuyên.

Những phương pháp đánh giá

- Quan sát theo dõi, nhận xét ghi chép đầy đủ, khách quan, tỉ mỉ, chính xác.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm như: thiết bị, kế hoạch, tài liệu.

- Đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, tọa đàm trực tiếp, bằng các phiếu hỏi thăm dò ý kiến.

- Đánh giá bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động.

Trong khi đánh giá cần đảm bảo những điều kiện sau:

- Xác định rõ mục đích chuẩn bị phương pháp, biện pháp. Tùy thuộc vào yêu cầu, có thể nhắc nhở người được đánh giá trước một thời gian.

- Trong quá trình đánh giá không được làm đảo lộn các sinh hoạt của trường, thực hiện một cách nhẹ nhàng.

- Khi tổ chức đánh giá, người được đánh giá tự nhận xét trước về ưu, nhược điểm, người đánh giá nhận xét, đánh giá đúng và cụ thể, nêu nhược điểm nhưng phải đề ra biện pháp sửa chữa. Sau khi đánh giá, có những cuộc tọa đàm và phỏng vấn, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp điều chỉnh cần thiết.

- Thái độ của người đánh giá đúng mức, thân mật, tin tưởng không thô bạo, không có những nhận xét chủ quan.

Những đợt đánh giá phải khen ngợi mặt mạnh, phê bình mặt thiếu sót một cách đúng mức và phải rút ra kết luận chung.

Câu hỏi

1. Nêu nhiệm vụ của các phòng, ban trong việc tổ chức GDTC cho trẻ MN.

2. Phân tích các loại kế hoạch về GDTC cho trẻ ở trường MN.

3. Phân tích việc thực hiện kế hoạch GDTC chho trẻ ở trường MN.

4. Nêu nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá công tác GDTC cho trẻ ở trường MN

Thực hành

- Tìm hiểu thực tế trách nhiệm của các phòng, ban trong công tác giáo dục ở trường mầm non.

- Lập kế hoạch GDTC và quy trình đánh giá.

- Lập kế hoạch cụ thể về 2 trong 8 hình thức GDTC cho trẻ mầm non.

Tài liệu tham khảo

- Đặng Hồng Phương. Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ MN. Nhà xuất bản ĐHSP, 2007.

- Đặng Hồng Phương. Lí luận và phương pháp GDTC cho trẻ lứa tuổi MN. Nhà xuất bản ĐHSP, 2008.

- Nguyễn Sinh Thảo – Nguyễn Thị Tuất. Các hoạt động phát triển vận động của trẻ MN [Theo chương trình GDMN mới]. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2011.

- Khác: Tạp chí giáo dục mầm non

PHỤ LỤC: 1

THIẾT KẾ THỂ DỤC SÁNG KẾT HỢP VỚI NHẠC [LỚP LÁ]

I – Các Động Tác Thể Dục Sáng

1. Động tác: Hít vào thở ra:

Hai tay ngửa đưa từ dưới lên cao lật tay đưa từ trên xuống dưới. [ Câu 1 đưa từ dưới lên trên, câu 2 đưa từ trên xuống dưới câu 3 như câu 1 câu 4 như câu 2 ]

2. Động tác: Tay - Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.[Câu 5-8 “Bình minh…đến trường”]

Tư thế chuẩn bị: đứng khép, chân tay thả xuôi, đầu không cúi.

Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang, lóng bàn tay ngửa.

Nhịp 2:Gập khuỷu tay, bàn tay để sau gáy, đầu không cúi.

Nhịp 3: Như nhịp 1

Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, đổi chân làm tương tự.

3. Động tác: Bụng – Đứng quay thân sang bên 90º[nhạc dạo]

Tư thế chuẩn bị: đứng khép, chân tay thả xuôi [ĐT 1,2,3]

Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, tay chống hông.

Nhịp 2: Quay người sang trái 90º, tay chống hông [hoạc tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa].

Nhịp 3: Như nhịp 1

Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị

4. Động tác: Chân – Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.[Câu 1- câu 4”Ánh nắng …nắng tròn]

Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.

Nhịp 1: Kiễng gót chân, tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau.

Nhịp 2: Ngồi xồm tay thả xuống.

Nhịp 3: Như nhịp 1

Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.

5. Động tác: Bật – Bật tách chân, khép chân [Câu 5- câu 8]

Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi.

Nhịp 1: Bật tách 2 chân sang 2 bên rộng bằng vai, đưa tay ngang [lòng bàn tay sấp]

Nhịp 2: Bật khép chân, về tư thế chuẩn bị

Nhịp 3: Như nhịp 1

Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.

II – Kết Hợp Với Nhạc.

Bài hát : Chào bình minh” có 2 lần hát và 1 lần nhạc dạo giữa nhạc, ta thực hiện như sau:

Lần 1 bài hát thực hiện câu 1- câu 4 thực hiện động tác hít vào thở ra. Câu 5-8: ĐT tay

Nhạc dạo giữa bài thực hiện ĐT bụng

Lần 2 bài hát thực hiện ĐT chân câu 1-câu 4. Câu 5-8:ĐT bật

BÌNH MINH

Câu 1: Ánh nắng / lấp lánh, / mặt trời / vừa lên

N1 N2 N3 N4


Câu 2: Ươm trên / nụ hồng, /… những / giọt sương nghỉ 2 nhịp [2 nhịp nghỉ cho trẻ vung tay tự do tại chỗ khi tập động tác T]

N1 N2 N3 N4

Câu 3: Túc túc/ túc túc / gà mẹ / gọi con/


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 5


N1 N2 N3 N4

Câu 4: Đàn chim / véo von, / nhặt hạt / nắng tròn nghỉ 2 nhịp [2 nhịp nghỉ cho trẻ vung tay tự do tại chỗ khi tập động tác T]

N1 N2 N3 N4

Câu 5: Bình minh / đang bừng / lên hòa nắng / ấm dịu êm


N1 N2 N3 N4

Câu 6:Đón em /sang ngày mới,/ nghỉ 2 nhịp

N1 N2 N3 N4


Câu 7 Làn mây / bay về đây/ Cùng cánh /gió ru hời

N1 N2 N3 N4


Câu 8: nghỉ 2 nhịp / theo em / đến trường.

N1, N2 N3 N4

PHỤ LỤC: 2

THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG KẾT HỢP BÀI HÁT


Chủ đề: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Lớp : CHỒI

Hổ trợ vận động:…………….

Bài: Nắng sớm

Chia làm 4 câu [ 2 đoạn]

Câu 1: Mở / cửa ra / cho nắng sớm / vào phòng

Câu 2: Nắng cùng / em hát / và cùng chơi / múa vòng

Câu 3: Có cô / chim khuyên / khen là / vui quá

Câu 4: Vui cùng / nắng sớm / ơ má ai / cũng hồng


* Động tác tay: Hai tay đưa ngang, lên cao

-Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.

-Thực hiện:

+Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước,đồng thời đưa 2 tay ra ngang [ lòng bàn tay sấp ]

+Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao[ lòng bàn tay hướng vào nhau ] mắt nhìn theo tay

+Nhịp 3 : Như nhịp 1

+Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị


* Động tác bụng: Đứng quay thân sang bên 900

-Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi

-Thực hiện

+Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, tay chống hông

+Nhịp 2: Quay người sang trái 900, tay chống hông [ hoặc tay chống hông lòng bàn tay ngửa ]

+Nhịp 3: Như nhịp 1

+Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đổi người quay sang trái


* Động tác chân: Ngồi khụy gối

-Tư thế chuẩn bị: đứng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.

-Thực hiện

+Nhịp 1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa

+Nhịp 2: Ngồi khụy gối, 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp

+Nhịp 3: Như nhịp 1

+Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị


* Động tác bật: Bật tại chỗ

-Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, tay chống hông.

-Thực hiện: Chân khuỵu gối, nhún bật lên và rơi xuống bằng mũi bàn chân và sau đó cả bàn chân.

Ghép nhạc:

Lần 1:

Đoạn 1: Động tác tay:Hai tay đưa ngang, lên cao

Câu 1: Mở / cửa ra / cho nắng sớm / vào phòng

Tay[L1] N1 N2 N3 N4

Câu 2: Nắng cùng / em hát / và cùng chơi / múa vòng

Tay[L2] N1 N2 N3 N4


Đoạn 2: Động tác bụng:Đứng quay thân sang bên 900

Câu 3: Có cô / chim khuyên / khen là / vui quá

Bụng [L1] N1 N2 N3 N4

Câu 4: Vui cùng / nắng sớm / ơ má ai / cũng hồng

Bụng [L2] N1 N2 N3 N4


Lần 2:

Đoạn 1: Động tác chân:Ngồi khụy gối

Câu 1: Mở / cửa ra / cho nắng sớm / vào phòng

Chân[L1] N1 N2 N3 N4

Câu 2: Nắng cùng / em hát / và cùng chơi / múa vòng

Chân[L2] N1 N2 N3 N4


Đoạn 2: Động tác bật: Bật tại chỗ

Câu 3: Có cô / chim khuyên / khen là / vui quá

Bật[L1] L1 L2 L3 L4

Câu 4: Vui cùng / nắng sớm / ơ má ai / cũng hồng

Bật[L2] L1 L2 L3 L4

PHỤ LỤC: 3


KẾ HOẠCH NĂM

DỰ KIẾN CÁC ĐỀ TÀI TRONG NĂM LỚP MẦM [*]

STT

Chủ đề

Môn

Ngày dạy

Tên đề tài

Lồng ghép

1

TRƯỜNG MN [5T]

Thể dục
9/10/2012 Đi chạy nhanh chậm theo hiệu lệnh- Trò chơi đuổi bóng Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác đúng nơi qui định.
17/9/2012 Đi thay đổi tốc độ đến trường mầm non._Trò chơi đuổi bắt cô
24/9/2012 Cầm lồng đèn đi theo đường hẹp-Trò chơi Mèo đuổi chuột.
10/1/2012 Đi kiễng gót chân trong đường hẹp- Trò chơi tìm bạn
10/8/2012 Bật tại chỗ- Trò chơi tung bóng.

2

BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH BÉ [6T]

Thể dục
15/10/2012 Bò thấp- chui qua cổng Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi, biết rửa tay, mặt, đánh răng theo hướng dẫn.
22/10/2012 Đi theo đường hẹp - Trò chơi gà mẹ và gà con
29/10/2012 Ném xa bằng 2 tay- Chạy nhanh
11/5/2012 Đi theo đường dích dắc về nhà- Trò chơi về đúng nhà
11/12/2012 Bật về trước- Trò chơi mèo và chim sẻ
19/11/2012 Ném bóng vào rổ- Trò chơi mèo đuổi chuột

3

BÉ YÊU NGHỀ GÌ?[4T]

Thể dục
26/11/2012 Tung bóng lên cao bằng 2 tay- Trò chơi chuyển hàng vào kho. Có thái độ đúng đắn đối với các sản phẩm lao động.
12/3/2012 Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh-Trò chơi lăn bóng cho cô
10/12/202 Bật xa- Trò chơi chuyền bóng
17/12/2012 Trườn sấp về phía trước.

4

THẾ GIỚI THỰC VẬT [4T]

Thể dục
24/12/2012 Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh. Trẻ biết được ích lợi của cây xanh, có ý thức giữ gìn chăm sóc cây xanh.
31/12/2012 Bò theo đường dích dắc- Chuyển rau về nhà.
1/7/2013 Bật xa 25 cm, chạy theo đường dích dắc.
14/1/2013 Chuyền bóng sang hai bên theo hàng ngang - Tung bóng cho cô.

5

NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH [4 T]

Thể dục
21/1/2013 Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc- T/C:Chuyển trứng. Thương yêu các con vật nuôi, biết cách chăm sóc vật nuôi.
28/1/2013 Đập bắt bóng với cô- Trò chơi Gấu và thợ săn
25/2/2013 Nhảy xa- Trò chơi: Đánh cá.
3/4/2013 Ném trúng đích bằng 1 tay, trò chơi gấu và ong.

6

GIAO THÔNG [6 T]

Thể dục
3/11/2013 Đập bắt bóng-Trò chơi ô tô và chim sẻ. Có ý thức chấp hành luật giao thông.
18/3/2013 Tung và bắt bóng vơi cô bằng 2 tay- Trò chơi Thuyền về bến
25/3/2013 Trườn sấp - chui qua dây
4/1/2013 Chuyền bóng hai bên theo hàng dọc-Trò chơi chuyển hàng về kho
4/8/2013 Bò theo đường dích dắc- Trò chơi ô tô và chim sẻ.

7

NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN [3 T]

Thể dục
15/4/2013 Ném xa bằng 2 tay- Chạy nhặt bóng. Biết giữ vệ sinh cơ thể vào các mùa.
22/4/2013 Chạy nhanh 10 mét- Trò chơi trú mưa.
29/4/2013 Bật tiến về trước đong nước vào chai.

8

QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ KÍNH YÊU [4T]

Thể dục
5/6/2013 Bò theo đường hẹp- Đập và bắt bóng Giáo dục trẻ yêu kính nhớ ơn Bác Hồ
13/5/2013 Chạy nhanh 15 mét- Trò chơi
20/5/2013 Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh 15 mét.
27/5/2013 Bật xa - Chạy theo hướng dích dắc

*

GVCN

DUYỆT CỦA BGH

PHỤ LỤC: 4
KẾ HOẠCH THÁNG

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH BÉ [Tài liệu 6]


MẠNG HOẠT ĐỘNG


THEÅ DUÏC

- Tuần 1: Bò thấp- chui qua cổng

- Tuần 2: Đi theo đường hẹp

- Tuần 3: Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh

- Tuần 4: Đi theo đường dích dắc về nhà

- Tuần 5:Bật về trước

- Tuần 6: Ném bóng vào rổ

PHỤ LỤC: 5


KẾ HOẠCH TUẦN 2

NHÁNH 2: VÌ SAO BÉ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH?



Tuần/ thứ

Thời điểm


Tuần 2
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

Đón trẻ

TDS, ĐD


- Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở, nhắc nhở trẻ cắt đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ…

- Cho trẻ chơ tự do.


Thểdục sáng



1. Khởi động

- Cho trẻ đi với các kiểu đi khác nhau [đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng mép bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh..]

- Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối

2. Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “ Hỏng dám đâu”

+ Động tác tay: Hai tay lần lươt đưa ra trước

+ Động tác bụng: Nghiêng người sang 2 bên

+ Động tác chân: Đưa chân ra trước

+ Động tác bật: Bật tại chổ

3. Hồi tĩnh

Cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng kết hợp trò chơi: Gieo hạt, thổi bóng…


Hoạt động học Lĩng vực PTTC

Đi theo đường hẹp, đầu đội túi cát



Lĩnh vực PTNT

Bé lớn lên và khỏe mạnh như thế nào?



Lĩnh vực PTNN

Làm quen chữ b


Lĩnh vực PTNT

Đếm đồ dùng, phân biệt đồ dùng có 1 và nhiều trong GĐ bé



Lĩnh vực PTNN

Truyện “ Gấu con bị đau răng”


HĐNT

  • Tay phải, tay trái của bé; trời mưa

  • Bé nghe thấy gì?, kéo co

  • Bé tạo dáng, Ai bước dài hơn
  • In vân tay, lộn cầu vồng
  • Dùng phấn in hình bàn chân, kéo co
Chơi, HĐ góc
  • Góc xây dựng: xây nhà cho bé
  • Góc Pv: Mẹ con
  • Góc Nghệ thuật: Dán, tô màu trnh cơ thể bé
  • Góc Thiên nhiên: chơi với nước
  • Góc học tập: Xếp hình cơ thể bé
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ
  • Tổ chức cho trẻ ăn trưa
  • Vệ sinh
  • Ngủ trưa
HĐ chiều
- VH: Giờ ăn

- AN: LQBH “ Mừng sinh nhật”



Lĩnh vực PTTM

- bài hát: Mừng sinh nhật”

- LQCC: ôn các chữ cái đã học


- Toán: Làm quen cách đếm đồ dùng.

- Tạo hình: Rèn kĩ năng dán



Lĩnh vực PTTM

Làm bộ sưu tập sự phát triển cơ thể bé

- VH: LQ truyện “ Gấu con bị đau răng”


- RKN: Vì sao phải đánh răng sạch sẽ

- Nêu gương cuối tuần


Trả trẻ Trao đổi vớ phụ huynh về hoạt động của bé ở trường

PHỤ LỤC: 6

KẾ HOẠCH NGÀY

***********

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI: ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP


I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết đi trong đường hẹp, biết giữ thăng bằng khi để túi cát trên đầu. Biết phối hợp tay chân và mắt nhịp nhàng

- Rèn kĩ năng định hướng theo đường thẳng. Khả năng giữ thăng bằng khi đi, rèn cho trẻ tính khéo léo nhanh nhẹn

- Trẻ trật tự nề nếp trong giờ học, tích cực tập luyện, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi tập luyện.

II. Chuẩn bị:

- Của cô: Trống lắc, bài hát, sân tập có dán 2 đường hẹp, có hoa 2 bên, mô hình nhà bà.

- Của trẻ: Sân tập rộng rãi, sạch sẽ, vòng, mũ mèo, chuột...

- Địa điểm: Trong lớp học

- Thời gian: 20- 25 phút

III. Tiến trình:


STT

CẤU TRÚC

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ

1

Hoạt động 1: Nào bé cùng đi xe buýt đến nhà bà.

- Trò chuyện về gia đình bé:

- Gia đình con có những ai?

- Thế các con có ở cùng với bà mình không?

Có những bạn ở cùng với ông bà, nhưng có những bạn chỉ ở chung với ba, mẹ và lâu lâu thì chúng ta mới đến thăm ông bà của mình, khi đến thăm ông bà thì các con làm gì? [Phải hỏi thăm sức khỏe ông, bà,...]

Hôm nay các con sẽ là những đứa cháu ngoan đi thăm bà của mình nhé, để đến được nhà bà thì các con cùng đi xe buýt với cô nhé!

  • Cho trẻ thực hiện các kiểu đi: Bằng mũi bàn chân, bằng gót bàn chân, bằng mép bàn chân. Chạy chậm, nhanh, chậm.

Video liên quan

Chủ Đề