Khái niệm về So sánh và nhân hóa

Trong văn miêu tả, để một con vật, sự vật, cây cối được trở nên sinh động và đặc sắc hơn, các bạn học sinh thường sử dụng các biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Một trong số đó là biện pháp tu từ nhân hóa. Vậy Nhân hóa là gì?, hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.

[Mưa – Trần Đăng Khoa]

Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến bao gồm: Trời, cây mía, kiến. Trong đó:

– Trời: được gọi là ông, được miêu tả là mặc áo giáp và ra trận.

– Cây mía: được miêu tả đang múa.

– Kiến được miêu tả là hành quân.

Có thể thấy, các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.

Cách dùng này làm gợi tả chính xác và sinh động quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và sống động … Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của sự vật khi trời sắp mưa: hối hả, nhộn nhịp, khẩn trương đan xen với niềm vui, niềm hân hoan … Mặt khác, thể hiện tài quan sát, ngòi bút miêu tả tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Các kiểu nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm ba loại chính:

– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Ví dụ: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”. [Truyện Ngụ ngôn]

Các từ “lão”, “bác”, “cô”, “cậu”: đều là từ ngữ vốn gọi người được dùng để gọi vật.

– Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

Ví dụ: “Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” [Cây tre Việt Nam – Thép Mới].

Cây tre được miêu tả lại bằng các hành động như: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”. Đây đều là các từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

[Ca dao]

Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hô với trâu như với người.

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Thứ nhất: Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện.

Trước khi sử dụng biện pháp nhân hóa, cần phải cân nhắc và hiểu thật rõ mục đích mình muốn sử dụng là gì. Khi có ý định cần sử dụng biện pháp nhân hóa trong chi tiết này, cần nắm được dụng ý nghệ thuật của chính: Sử dụng nhân hóa cho hành ảnh này có ý nghĩa gì? Hình ảnh được nhân hóa án chỉ điều gì? Bạn muốn người đọc hiểu được những điều gì thông qua hình ảnh nhân hóa đó. Ngay khi trả lời được những câu hỏi đó một cách tốt nhất, bạn có thể xây dựng được cho mình một hình ảnh nhân hóa trọn vẹn, đẹp và đầy đủ ý nghĩa.

Thứ hai: Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý.

Trong chương trình ngữ văn cấp cơ sở, bốn biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nói, biện pháp tu từ nhân hóa là một trong số các biện pháp dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, một lời khuyên giành cho các bạn là chỉ áp dụng khi bạn thật sự hiểu rõ về nó. Tránh việc hiểu một cách chung chung sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách máy móc và dễ bị lầm tưởng sang các biện pháp tu từ khác.

Thứ ba: Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt

Không chỉ riêng đối với nhân hóa, tất cả các biện pháp tu từ khác đều phải sử dụng một cách linh hoạt. Không phải bất cứ hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng thêm phép nhân hóa. Hay cứ tràn ngập phép nhân hóa trong một bài viết sẽ đem đến hiệu quả nghệ thuật cao, tác phẩm của bạn sẽ trở thành một bài thơ, bài văn hay.

Luyện tập

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn sau:
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn”. [Phong Thu].

Trả lời:

Một đoạn văn ngắn chỉ có ba câu nhưng đã chỉ ra một số các sự vật được nhân hóa, đó là “bến cảng”, “tàu”, “xe”. Đây đều là những sự vật rất gần gũi, quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Nhưng người viết đã thật khéo léo đưa phép tu từ nhân hóa vào thổi hồn cho sự vật, khiến cho sự vật có linh hồn. Cụ thể như sau:

– Phép tu từ nhân hóa: bến cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.

– Tác dụng: Quang cảnh bến cảng được miêu tả một cách gần gũi, sống động, ăng sức hấp dẫn cho lối diễn đạt. Hình dung được quang cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện … Đồng thời, gọi lên không khí lao động khẩn trương, niềm vui trong lao động của con người, và thể hiện tài quan sát, miêu tả chân thực, niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả.

Trên đây là một số vấ đề liên quan đến Nhân hóa là gì? và một số bài tập ví dụ điển hình đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Đang xem: So sánh là gì nhân hóa là gì

Nhân hóa là gì? Ví dụ

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

Ví dụ:

“Trăng cứ tròn vành vạnhkề chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”

Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy

=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.

Tác dụng nhân hóa

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

Nhận biết nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn. Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.

Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…

Ví dụ về nhân hóa

Sau khi các em tìm hiểu về khái niệm cùng với một số kiểu nhân hóa thường dùng hãy đến với phần đưa ra ví dụ, tham khảo các ví dụ bên dưới rồi hãy tiến hành làm phần luyện tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn các em nhé.

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

Xem thêm: ” Family Brand Là Gì Trong Tiếng Việt? Thương Hiệu Là Gì

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

Luyện tập SGK

Thực hành một số bài tập trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2 các bạn nhé.

Bài 1

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn.

Đối tượng được nhân hóa trong bến cảng đó là con tàu [tàu mẹ, tàu con], xe [xe anh, xe em].

=> Biện pháp nhân hóa giúp hình dung ra khung cảnh sinh động, nhộn nhịp của bến cảng. Mọi sự vật, hiện tượng qua biện pháp nhân hóa trở nên có hồn như chính con người.

Bài 2

Đoạn văn trong bài không có biện pháp nhân hóa mà chỉ dùng miêu tả kể thường. Khung cảnh trong đoạn văn khô khan, xa rời với con người.

Bài 3

So sánh cách gọi trong tên trong 2 đoạn văncó sự khác biệt. Bảng dưới đây rất chi tiết:

Đoạn văn 1Đoạn văn 2
Cô bé Chổi Rơm [gọi tên như người] Chổi rơm
Xinh xắn nhất [tính từ miêu tả người] Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng [trang phục chỉ có ở con người] Tết bằng nếp rơm vàng
Áo của cô [trang phục chỉ có ở người] Tay chổi
Cuốn từng vòng quanh người [sử dụng từ “người” gọi tên bản thể] Quấn quanh thành cuộn

READ  Systolic Là Gì - Hỏi Đáp Y Học: Bệnh Áp Huyết Cao

Cách gọi trong đoạn 1: gần gũi, sinh động, có hồn hơn.

Cách gọi trong đoạn 2: cách gọi thường, khách quan. Cách viết này dùng trong văn thuyết minh phù hợp.

Bài 4

a. Núi ơi: gọi núi như xưng hô đối với người.

=> Núi là người bạn tốt, tri âm để tâm sự, giải bày tình cảm.

b. Tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, gầy vêu vao, bì bõm lội bùn: các từ dùng cho con người để chỉ tính chất sự vật.

=> Giúp khung cảnh động vật sinh động như với con người.

c. Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người [trầm ngâm, vùng vằng, chạy về] để chỉ các hoạt động, tính chất của vật.

=> Giúp thế giới cây cối, thiên nhiên trở nên có hồn, gần gũi như con người.

d. Cây xà nu bị thương từ bom đạn của chiến tranh nhưng lại được tác giả nhân hóa giúp thể hiện sức sống mạnh mẽ và tinh thần bất diệt của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Xem thêm: nguồn chia cổ tức bằng cổ phiếu

Bài 5 [học sinh tự làm]

Rất đơn giản các em đã hoàn thành bài học nhân hóa là gì? Các hình thức nhân hóa, nội dung bài học trong chương trình Ngữ Văn 6 tập 2 rồi. Nhớ làm thêm phần luyện tập trong sách nữa nhé. Loigiaihay Net xin chúc các em học thật tốt.

K/n: - So sánh là đ ối chiếu sv, svc này vs sv, svc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gơi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Nhân hoá là gọi hoặc tả cv, cây cối, đv,...bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoăc tả con ng; làm cho thế giới lv, cây cối, đv,...trở nên gần gũi vs con ng, biểu thị đc nhng suy nghĩ, tình cảm của con ng. VD: - Trẻ em như búp trên cành [SS] [Hồ Chí Minh] - Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

[Ca dao]

* Khái niệm:Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các động từ, tính từ nhằm bổ sung hoặc nhấn mạnh ý nghĩa cho những động từ, tính từ đi kèm đó.

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó [như tính chất, trạng thái, màu sắc, …] nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó  kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm. Câu trần thuật còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật, thường kết thúc bằng dấu chấm

So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Trẻ em như búp trên cành.
Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề