Khi dùng thuốc kháng sinh bao lâu thì có thể tham gia hiến máu

Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến việc hiến máu

Việc sử dụng thuốc trong cộng đồng là rất phổ biến, có thể dùng thuốc theo toa hoặc mua thuốc không kê đơn tại nhà thuốc, để điều trị các tình trạng bệnh cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, có những loại thuốc mà khi một người đang sử dụng, thì người đó không được tham gia hiến máu hoặc phải trì hoãn việc hiến máu trong một khoảng thời gian nhất định.

Nguyên nhân cho việc này có thể xếp thành hai nhóm chính:

Thuốc ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn máu: Các thuốc ức chế chức năng tiểu cầu [aspirin, clopidogrel...].

Thuốc ảnh hưởng có hại cho người nhận: Các thuốc có thể gây quái thai và gây độc về di truyền [như dutasteride, finasteride, acitretin...] hoặc các thuốc có thể gây bệnh cho người nhận [như hormon tăng trưởng chiết xuất từ tuyến yên, insulin chiết xuất từ bò,...].

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình hiến máu.

Các thuốc cần lưu ý trước khi tham gia hiến máu

Hormon chiết xuất từ tuyến yên: Được sử dụng để điều trị tình trạng chậm phát triển ở người thiếu hụt hormon tăng trưởng. Một số bệnh nhân sử dụng sản phẩm này gặp phải bệnh lý gọi là bệnh Creutzfeldt-Jakob, gây thoái hóa thần kinh trung ương hiếm gặp. Người điều trị với hormon này vĩnh viễn không được hiến máu để tránh nguy cơ gây bệnh cho người nhận.

Insulin chiết xuất từ bò: Khi sử dụng insulin nguồn gốc từ bò, có lo ngại rằng người bệnh có thể bị lây truyền bệnh bò điên [mad cow disease], và có thể lây truyền tiếp cho người nhận khi hiến máu. Đây là lý do mà các tổ chức y tế khuyến cáo người sử dụng insulin nguồn gốc từ bò không được hiến máu. Điều đáng mừng là hiện nay các sản phẩm insulin trên thị trường đều là insulin người tái tổ hợp gene, không còn các sản phẩm insulin từ động vật nữa.

Các retinoid: Các retinoid là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý về da liễu như mụn trứng cá, eczema, vẩy nến... với các hoạt chất như: tretinoin, isotretinoin, acitretin, etretinate. Đây là các thuốc có khả năng gây quái thai cao nhất ở người [cùng với thalidomide], và chống chỉ định tuyệt đối trong thai kỳ và ở những phụ nữ có ý định mang thai. Do đó, người bệnh dùng thuốc acitretin và etretinate sẽ không được hiến máu; còn nếu dùng tretinoin và isotretinoin thì phải trì hoãn hiến máu trong 3 tháng kể từ khi ngừng thuốc.

Thuốc trị bệnh tăng sản lành tính tiền liệt tuyến: Dutasteride và finasteride là các thuốc dùng để điều trị bệnh tăng sản lành tính tuyến tiến liệt, với cơ chế ức chế enzyme 5-alpha redutase, do đó ngăn cản sự biến đổi testosteron thành 5-alpha-dihydrotestosteron [DHT], là androgen đóng vai trò chính trong sự tăng sản của mô tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu tiền lâm sàng gợi ý rằng sự ức chế DHT tuần hoàn có thể ức chế sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài ở bào thai bé trai khi người mẹ phơi nhiễm với dutasteride hoặc finasteride. Do đó, nam giới sử dụng dutasteride thì cần trì hoãn hiến máu 12 tháng và sử dụng finasteride thì trì hoãn 3 tháng để thuốc có thể thải trừ hết ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ máu chứa thuốc sẽ được truyền cho một phụ nữ mang thai mà bào thai là bé trai.

Kháng thể chống viêm gan B: Được sử dụng để dự phòng nhiễm viêm gan B sau khi phơi nhiễm với bệnh. Tuy nhiên, thuốc không phải có hiệu quả trong mọi trường hợp. Do đó, người hiến máu đã sử dụng kháng thể chống viêm gan B cần phải trì hoãn việc hiến máu trong 12 tháng, để xét nghiệm lại đảm bảo rằng thuốc đã có hiệu quả và người hiến đã không nhiễm viêm gan B.

Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu: Các thuốc này ức chế chức năng kết tập của tiểu cầu, bao gồm aspirin, clopidogrel, ticlopidine và piroxicam, do đó cần trì hoãn việc hiến tiểu cầu bằng gạn tách trong 7 ngày; tuy nhiên, người sử dụng thuốc vẫn có thể hiến máu toàn phần khi cần thiết.


Chào Bác sĩ,

Cháu năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên, sức khỏe tốt. Trong thời gian này trường cháu có phong trào hiến máu nhân đạo. Cháu cũng muốn tham gia phong trào nhưng đang bối rối về điều kiện tham gia và những điều cần lưu ý về hiến máu nhân đạo ạ

Mong được sự tư vấn của Bác sĩ

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC THƯỜNG GẶP TRƯỚC KHI CHO MÁU


  • Tôi không có dư máu. Tôi có thể bị thiếu máu?Lượng máu trong cơ thể con người khoảng 70 mL/kg cân nặng, trung bình một người trưởng thành nặng 50 kg có khoảng 3500 mL máu. Bạn có hiến máu từ 250 mL - 450 mL tùy trọng lượng cơ thể. Tủy xương của bạn sẽ tái tạo lại lượng máu mất trong vòng vài giờ. Vì vậy bạn không lo bị thiếu máu sau khi hiến máu.
  • Tôi có bị nhiễm bệnh sau khi hiến máu? Bạn sẽ không mắc bất kỳ bệnh nào khi hiến máu vì kim tiêm là vô trùng và chỉ dùng một lần cho mỗi người hiến máu.
  • Tôi cảm thấy sợ hiến máu bởi vì kim to và nó rất đau: Hiện tượng này xảy ra ở lần cho đầu tiên. Khi kim được đưa vào tĩnh mạch bạn cãm giác như bị véo nhẹ. Thủ thuật rất đơn giản và bạn sẽ không cảm thấy đau.
  • Tôi không đủ sức khoẻ để hiến máu: bạn có thể hiến máu, bác sĩ sẽ kiểm tra mạch, huyết áp và khám sơ bộ trước khi bạn hiến máu.
  • Sau khi hiến máu liệu tôi sẽ tăng cân: hiến máu chắc chắn sẽ không làm bạn tăng cân. Một số ít trường hợp, nhất là nữ sau khi hiến máu có khuynh hướng lên cân. Vì sau khi cho máu sự tái tạo máu làm cho cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon. Bạn nên có chế độ ăn uống vừa phải, ít ngọt, ít béo, tập thể dục, thể thao đều đặn thì thể trọng và thể hình sẽ cân đối theo ý muốn.
  • Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không? Nếu bạn thực sự khoẻ mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần. Thời gian nhắc lại đối với nam là 03 tháng [04 lần/năm], nữ là 04 tháng [03 lần/1 năm].
  • Có máu nhân tạo không? Có nhưng còn dang thử nghiệm lâm sàng, chưa hoàn toàn thay thế máu người và giá thành rất đắt. Máu vẫn phải lấy từ người.
  • Tôi có thể hiến máu ở đâu?

Bạn có thể đến hiến máu tại các địa chỉ sau :

  • BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HCM
  • 118 Hồng Bàng, P12 - Q5, TP. HCM.
  • ĐT: [08.]3955.7858
  • Hoặc các điểm hiến máu lưu động do HỘI CHỮ THẬP ĐỎ tổ chức.

Khi bạn đọc thông điệp này, một bệnh nhân có thể đang trong cơn nguy kịch. Việc sống hay chết của người ấy có lẽ tuỳ thuộc vào lượng máu có sẵn phù hợp với nhóm máu hay không.

Những trẻ em mắc bệnh bạch huyết cấp, những người lớn cần phẫu thuật tim, những nạn nhân bị phỏng, những nạn nhân bị tai nạn giao thông, những bệnh nhân mắc bệnh máu không đông. Thật vậy, tất cả sinh mệnh của những người này đều tuỳ thuộc vào sự hào hiệp của những người bình thường nhưng thực sự đặc biệt - Người Hiến Máu.

Bằng cách hiến máu bạn có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Tiến trình đơn giản này chỉ chiếm ít phút trong quỹ thời gian của bạn.

    • Bạn có thể hiến máu nếu bạn:

    -Là người khỏe mạnh, nam tuổi từ 18 - 60 và nữ tuổi từ 18 - 55.

    -Huyết áp: huyết áp tối đa trong khoảng 110 mmHg - 140 mmHg

    -Huyết áp tối thiểu trong khoảng 70 mmHg - 100mg

    -Không đang mắc bất cứ bệnh cấp tính [cảm cúm, viêm nhiễm] hoặc không dùng bất kỳ loại thuốc nào.

    -Mạch đều trong khỏang 60 -90 lần / pht

    -Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV/AIDS, HBV, HCV, sốt rét, giang mai.

    • Người tạm hoãn hiến máu:

    -Trong vòng 6 tháng gần đây bạn có xâm mình, xỏ tai, châm cứu...

    -Nữ đang có kinh.

    -Đang chuẩn bị một cuộc giải phẫu.

    -Đang bị thuỷ đậu, sốt xuất huyết.

    -Đang dùng thuốc có chứa Aspirin, kháng sinh, các loại dược thảo.

    • Thời gian bao lâu để hiến máu và tiến hành ra sao?

    Trung bình, việc hiến máu chỉ mất khoảng 10 phút và tòan bộ tiến trình không quá 60 phút từ lúc đăng ký cho đến lúc nghỉ hồi sức. Bao gồm các giai đoạn:

    1. Đăng ký:

    -Đăng ký hiến máu bằng thẻ CMND [đối với lần đầu] hoặc bằng thẻ hiến máu [nếu có], cần ghi rõ địa chỉ cư ngụ.

    -Bạn sẽ trả lời các câu hỏi đánh giá thông tin về sức khỏe và những điều riêng tư của bạn vào phiếu đăng ký hiến máu.

    -Bạn cần ký tên xác thực các thông tin.

    2. Khám sàng lọc:

    -Kết hợp khám sơ tuyển và những thơng tin m bạn trả lời trung thực trong phiếu đăng ký hiến máu, bc sĩ sẽ xem xét cho bạn được hiến máu .

    -Khám sơ tuyển bao gồm cân nặng, đo huyết áp, khám tổng qut tim phổi, bệnh ngoài da và xác định nồng độ huyết sắc tố trong máu Hb >120 g/L.

    -Nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ ký xác nhận và bạn được hiến máu.

    3. Hiến máu:

    -Trong khi chờ đợi vào hiến máu [ và sau khi hiến máu ] bạn nên uống một ly nước đường loảng khoảng 250mL để bù lại lượng máu vừa được lấy ra.

    4. Chăm sóc sau hiến máu [nghỉ ngơi và ăn nhẹ]:

    -Sau khi cho máu, bạn sẽ được phục vụ bữa ăn nhẹ.

    -Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi rời khỏi trung tâm hiến máu.

    -Trong ngày sau hiến máu uống nhiều nước.

    • Máu của bạn sau khi hiến sẽ:

    -Mỗi đơn vị máu hiến sẽ trải qua một qui trình các xét nghiệm chặt chẽ để sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu như HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét trước khi được cấp phát cho các bệnh viện khi các bệnh nhân có yêu cầu.

    Người biên soạn : BS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

    Khoa Tiếp nhận hiến máu

    TIN KHÁC

    • LỊCH LẤY MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 04/2021 25/3/2021
    • LỊCH LẤY MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 02/2021 27/1/2021
    • LỊCH LẤY MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 01/2021 30/12/2020
    • LỊCH LẤY MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 09/2020 [TUẦN 1] 31/8/2020
    • LỊCH LẤY MÁU TÌNH NGUYỆN THÁNG 11/2019 - CẬP NHẬT MỚI 18/11/2019

    Video liên quan

    Chủ Đề