Khi nào nên giãn cữ bú cho bé

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách [bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức], không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là hai hoạt động chính trong thời gian này. Mỗi trẻ có một thể trạng và nhu cầu khác nhau nên lượng bú và cữ bú cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Tại sao khoảng cách cho bú lại quan trọng

Có thể mẹ chưa biết, khoảng cách cho bú hợp lý sẽ giúp

  • Cung cấp đủ cho trẻ nhu cầu về dinh dưỡng
  • Quyết định chế độ ăn thường ngày, đảm bảo cho mẹ và trẻ việc bổ sung nguồn năng lượng làm khỏe xương [bà mẹ thông qua ăn uống, con thông qua bú]
  • Tuy nhiên, làm tiêu hao năng lượng của trẻ khi bú mút [nếu tăng số lần bú]

Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh bao lâu là tốt nhất

Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau.

Cho tới 1 tháng sau sinh thì trẻ thường không có quy tắc nào cả. Khoảng cách giữa các cữ bú nên là 2-3 giờ và càng đói càng tốt. Nếu trẻ khóc, đừng cho trẻ ăn ngay lập tức. Thay vào đó, hãy ôm chúng một lúc, cho trẻ một chút nước, kiểm tra nhiệt độ phòng và quần áo. Điều này sẽ tạo cho trẻ môi trường thoải mái hơn khi bú. Tùy theo lượng sữa cần thiết của 1 ngày, lực bú của trẻ và nhịp sinh hoạt để chia ra cho trẻ bú. Hơn nữa, lượng sữa mẹ tiết ra mỗi ngày cũng không hoàn toàn cố định như nhau nên số lần bú mỗi ngày cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy kể cả khi trẻ có không theo quy tắc nhưng trẻ vẫn phát triển tốt thì không cần quan tâm quá mức về số lần. Tuy nhiên nếu trẻ có nhịp sinh hoạt tương đối thì cũng tốt cho trẻ, nên có thể điều chỉnh nhịp tiêu chuẩn là 3~4 tiếng.

Khoảng cách giữa 2 lần bú chuẩn nhất

Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ dài hơn cần thiết

  • Cách ngậm bắt vú của trẻ không đúng
  • Trẻ ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ
  • Trẻ bú chơi, nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang muốn bú

  • Vừa há miệng vừa di chuyển khuôn mặt như đang tìm kiếm ti mẹ
  • Mút tay, ngón tay, đệm….
  • Phát ra âm thanh như nói thầm nhẹ nhàng

Cách để trẻ bú tốt nhất

Thời gian cho bú là lúc hai mẹ con da kề da với nhau. Đối với trẻ thời gian giao tiếp với người mẹ yêu quý là khoảng thời gian rất quan trọng. Các cơ ở cổ họng vẫn chưa phát triển tốt, vì vậy hãy chọn tư thế bú phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách cho bé bú tốt nhất

Khi cho con bú có một số quy tắc mẹ cần lưu ý như: Vị trí của mẹ: Người mẹ có thể nằm hoặc ngồi khi cho bú, miễn sao mẹ chọn được vị trí thuận tiện và thoải mái nhất khi ôm trẻ. Vị trí của con: con có thể được ôm ở nhiều tư thế nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc như

  • Đầu và mình của trẻ cần nằm trên một đường thẳng [cụ thể tai, vai và hông trẻ cùng trên một đường thẳng]
  • Mặt của bé đối diện với ngực của mẹ, mũi của trẻ ngay trước núm vú [môi trên phải nằm dưới múm vú]
  • Cơ thể của con nằm sát Đối với trẻ mới sinh, bà mẹ cần đỡ cả đầu vai và mông trẻ

Cách cho bé bú tốt nhất

Vừa nói chuyện vừa thư giãn: giao tiếp bằng mắt với trẻ, vừa cười nói chuyện để trẻ bú trong tâm trạng thoải mái. Nghiêng bình để sữa ở núm ti luôn được lấp đầy. Đừng bỏ núm ti ngay sau khi trẻ uống xong và hãy bế trẻ thêm một chút.

Hãy chắc chắn cho trẻ ợ hơi: Khi trẻ bú sẽ rất dễ nuốt không khí cùng với sữa, vì vậy hãy đảm bảo cho trẻ ợ hơi sau khi bú. Khi trẻ khó ợ hơi thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ.

Cuối cùng mẹ hãy để trẻ được bú theo nhu cầu của mình mẹ nhé.

Mẹ cần biết:

  • Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ hiệu quả nhất
  • Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã biết được cách tính cữ bú của bé rồi đúng không? Chúc mẹ và trẻ luôn có những niềm vui trên hành trình đầy yêu thương này.

Khi mới sinh, dạ dày của trẻ rất bé nên nhu cầu bú sữa của trẻ rất ít. Lúc này, cơ thể mẹ cũng chỉ tiết ra được một lượng sữa nhỏ. Tuy nhiên, khi đã quen với việc bú mẹ, nhu cầu sữa của trẻ cũng tăng lên, đồng thời, cơ thể mẹ sẽ tiết nhiều sữa hơn. Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ và những biểu hiện nào cho thấy trẻ đã ăn no.

1. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

1.1. Cho con bú sữa mẹ tốt cho cả mẹ và bé

Chế độ ăn và giấc ngủ là 2 yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo trẻ sơ sinh được phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các con nhận được chính là từ sữa mẹ.

Cho con bú sữa mẹ tốt cho cả mẹ và bé

Không chỉ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết mà sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn, kháng khuẩn giúp cho trẻ luôn khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ bệnh tật. Bên cạnh đó, việc cho bé bú sữa mẹ còn giúp mẹ cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm nguy cơ thiếu máu sau sinh, băng huyết và một số vấn đề sức khỏe khác.

Hơn nữa, khoảng thời gian cho con bú sẽ giúp mẹ và bé gắn kết, gần gũi hơn. Mẹ sẽ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, còn bé sẽ luôn có được cảm giác an toàn và phát triển tốt cả về trí tuệ và thể chất.

1.2. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

Về câu hỏi “trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ”, rất khó để đưa ra câu trả lời cụ thể. Theo các chuyên gia, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu về lượng sữa khác nhau. Hơn nữa, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 15 đến 18 tiếng nên bé sẽ không bú nhiều trong giai đoạn này.

Khi con ngủ nhiều mà không chịu bú mẹ, nhiều bậc phụ huynh sợ rằng con sẽ bị đói và không thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng, khoảng thời gian ngủ cũng là lúc cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất là hãy để con ăn đủ no theo nhu cầu của mỗi trẻ. Nếu trẻ vẫn đều đặn tăng cân và đảm bảo ướt tã hơn 4 lần/ngày thì mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

- Trong 24 giờ đầu sau sinh: Trẻ cần được bú mẹ khoảng 8 lần. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng 1-3 tiếng. Khi trẻ bú nhiều lần, khả năng bú và nuốt của các con sẽ tốt hơn và khi đó thì cơ thể người mẹ cũng tiết sữa tốt hơn. Lượng sữa cần thiết cho mỗi lần bú của trẻ trung bình là 10ml/bữa x 8 bữa/ngày. Các bà mẹ cần lưu ý cho con bú sớm, tốt nhất khoảng 1 đến 2 giờ đầu sau sinh.

- Từ 0 đến 29 ngày tuổi: Trẻ nên bú 8 đến 12 cữ mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 giờ và lượng sữa cho mỗi cữ bú là 45 - 88 ml. Tuy nhiên, con số này có thể xê dịch tùy thuộc vào khả năng bú và nhu cầu sữa của trẻ. Mẹ lưu ý, đánh thức trẻ nếu trẻ không tự thức dậy để giúp cho bé có thói quen bú đúng giờ và thành thạo kỹ năng bú, nuốt.

Nên chọn sữa công thức theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Lưu ý đối với những trẻ phải sử dụng sữa công thức:

+ Nên chọn các loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất hãy tham khảo bác sĩ để có được gợi ý tốt nhất.

+ Do dạ dày của trẻ còn yếu và nhỏ nên mẹ không nên cố gắng cho trẻ ăn sữa quá nhiều.

2. Biểu hiện cho thấy trẻ đã bú đủ no

Ngoài vấn đề “trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ”, một số bà mẹ cũng thắc mắc về việc khi nào nên cho bé bú và những biểu hiện nào cho thấy trẻ đã đủ no. Dưới đây sẽ là hướng dẫn nhận biết từ các chuyên gia:

Trẻ quấy khóc vì đói sẽ rất khó dỗ

- Biểu hiện bé đã muốn bú:

Rất nhiều bà mẹ chỉ bắt đầu cho bé bú khi bé khóc. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện muộn của đói. Khi đói quá, bé sẽ bực bội, khóc nhiều và rất khó dỗ. Hơn nữa, khóc cũng có thể là một phản ứng của trẻ khi cần được thay tã, cần được mẹ ôm ấp hoặc do một vài vấn đề khó chịu nào đó.

Do đó, mẹ không nên chờ đến khi con khóc mới cho bú mà hãy cho trẻ bú ngay khi con có một số biểu hiện dưới đây:

+ Trẻ há miệng và thè lưỡi.

+ Trẻ ngọ nguậy đầu.

+ Trẻ mút tay.

+ Chúm môi giống như đang bú.

+ Trẻ có phản xạ tìm kiếm hay rúc vào ti mẹ.

- Biểu hiện cho thấy trẻ đã bú đủ:

+ Bé hài lòng sau khi bú thể hiện ở sự nhanh nhẹn và cảm giác thư giãn của con sau khi bú, môi trẻ hồng hào, trẻ khóc to,…

Trẻ há mồm là biểu hiện muốn bú mẹ

+ Tăng cân: Thông thường, trẻ sẽ bị giảm khoảng 7% trọng lượng sau sinh. Tuy nhiên, khi sữa mẹ đã về đủ vào ngày thứ 5 trở đi, trẻ sẽ không sụt cân. Trong vòng 1 đến 2 tuần sau sinh trẻ sẽ tăng cân và bằng với số cân nặng khi vừa chào đời.

Trẻ sẽ tăng khoảng 20 đến 30 g mỗi ngày trong vòng 3 tháng đầu tiên sau sinh. Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục trải qua những giai đoạn tăng cân nhanh, đặc biệt vào khoảng tuần tuổi thứ 6 đến tuần tuổi thứ 8 và cột mốc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau đó trọng lượng của bé sẽ chững lại hoặc tăng cân chậm hơn. Mẹ không cần lo lắng về vấn đề này nếu như con vẫn đảm bảo đi tiểu và sinh hoạt bình thường.

+ Một số biểu hiện khác cho thấy trẻ đã bú đủ như:

  • Sau khi cho bé bú, bầu vú của mẹ mềm hơn rất nhiều.
  • Trẻ tiểu đủ và nước tiểu có màu vàng nhạt, trong và không có mùi khó chịu.
  • Trẻ đại tiện đủ.

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã có thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ” và những biểu hiện cho thấy trẻ đã ăn no. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hay cách chăm sóc trẻ hoặc cần kiểm tra sức khỏe cho bé, các bậc cha mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

Sau khi bé bú bao lâu thì sữa lại về?

Cho con bú bằng sữa mẹ thay vì sữa ngoài luôn được các chuyên gia y tế khuyến khích, ủng hộ. Tuy nhiên, thông thường bà mẹ sau sinh đều có hiện tượng bầu ngực căng, rất đau, thậm chí là tắc sữa không có sữa cho con bú. Sản phụ đẻ thường khoảng 2-4 tiếng sau sinh thì có sữa về.

Em bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú.

Làm sao biết mẹ không đủ sữa cho con bú?

7 dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ: Cần nhận biết kịp thời.

Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh sau khi ngưng bú.

Con tăng cân chậm hoặc không tăng cân..

Trẻ thường há miệng, thè lưỡi, mút môi..

Trẻ đi tiểu ít, số lượng tã ướt ít..

Các bữa bú quá ngắn hoặc quá dài..

Trẻ làm nhiều cách để tìm kiếm mẹ.

Sữa mẹ quá ít không đủ cho trẻ bú.

Mẹ cho con bú nên ăn gì để con tăng cân?

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa, con tăng cân?.

Rau ngót. Đây là loại rau lợi sữa và chứa nhiều vi chất cần thiết cho mẹ như sắt, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C. ... .

Rau lá xanh đậm. Các loại rau lá xanh như rau bina, cải cầu vồng, bông cải xanh,… ... .

Móng giò ... .

Đu đủ xanh. ... .

Thịt nạc. ... .

Măng tây. ... .

Khoai lang. ... .

Rau củ quả.

Chủ Đề