Kỳ sơn cách vinh bao nhiêu km

1.Vị trí địa lý huyện Kỳ Sơn huyện Kỳ Sơn

Để lên huyện miền núi của tỉnh Nghệ An,  từ Vinh chúng ta phải vượt qua những con đường đèo vòng vèo hiểm trở để có mặt và ngắm nhìn cảnh sắc của vùng sơn cước.Kỳ Sơn là huyện miền núi vùng cao  biên giới Nghệ An.Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh hơn 300km.Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km; ba hướng Bắc, Tây và Nam giáp 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay.. Phía đông giáp với huyện Tương Dương. Đây là tỉnh miền núi cao nhất của tỉnh Nghệ An.

2. Lịch sử hình thành huyện Kỳ Sơn

Thời nhà Trần gọi là đất Nam Nhung, thời vua Lê Thái Tông [1434-1442] gọi là phủ Trà Lân gồm 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Huyện Kỳ Sơn từ Cửa Rào trở lên giáp Lào, tên huyện Kỳ Sơn có từ đó. đến đời Gia Long [1802-1819], năm Minh Mệnh thứ 2 [1821] đổi tên phủ Trà Lân thành phủ Tương Dương gồm 4 huyện, trong đó có huyện Kỳ Sơn gồm 4 tổng.Ngày 25/3/1948, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa chia phủ Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Con Cuông. Ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ có Quyết định  tách huyện Tương Dương thành 2 huyện mới: Huyện Kỳ Sơn có 8 xã và huyện Tương Dương có 9 xã.

Hiện Nay ,toàn huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm 01 thị trấn là Thị trấn Mường Xén và các và 20 xã. Là nơi sinh sống của  của 5 dân tộc anh em  Lào, Thái, Mông, Khơ Mú, Hoa.

3.Danh lam thắng cảnh huyện Kỳ Sơn

Thung lũng Mường Luống trong mây

Là vùng sơn cước, huyện Kỳ Sơn có nhiều bản làng của người dân tộc, nơi đây còn gìn giữ được các sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Kỳ sơn có nhiều phong cảnh thiên nhiên rất kỳ thú. Đầu tiên là để vãn cảnh non nước. Thiên thiên ban tặng cho Kỳ Sơn sông núi trập trùng, thơ mộng  với : Đỉnh Phuxailaileng hùng vĩ, thác bản Cánh [xã Tà Cạ], Cành Lẹt, thác Cành Cạp, Cành Xộp [xã Mỹ Lý]. hang phỉ [xã Mường Lống], hang Tù [xã Nậm Cắn], Tháp cổ bản Yên Hòa [xã Mỹ Lý] theo kiến trúc văn hóa Chăm Pa là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Lên hội chọi bò [Phuxai laileng] .Di tích lịch sử, văn hóa đền Pu Nhạ Thầu, bản Na.

Em bé gùi cỏ

Hay các bản làng dân tộc như bản mường Lống với khung cảnh hoang sơ đặc trưng của núi rừng vùng cao, vẻ đẹp tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi người lữ khách như được đắm chìm trong không gian mơ màng, huyền ảo, và tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu nao lòng khó tả , cảm giác như được thoát khỏi chốn trần tục trở về nơi thanh tao nhất của đất trời.. Mường Lống mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng như nàng tiên nữ, kiêu sa và quyến rũ , e ấp nhưng cũng đầy sự ngọt ngào. Hãy đến với Kỳ Sơn vào mùa xuân để ngắm hoa mận nở trắng rừng ,để cảm nhận một mùa đông thực thụ ở vùng sơn cước.

Đặc biệt mùa đông bạn còn được ngắm tuyết trên đỉnh mẫu sơn, tuyết phủ trắng cây cối, nhà của đường đi. bạn sẽ ngỡ đây là một SaPa thứ hai của Việt Nam

4. Ẩm thực  huyện Kỳ Sơn

Thịt bò Gìang Kỳ Sơn

Không chỉ vãn cảnh ngắm nhìn thiên nhiên, về với Kỳ Sơn bạn sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc như sâu măng rang lá chanh,, xôi ,măng khô, các loại thịt được hong khô trên bếp mà người bản địa nơi đây gọi là giàng và rượu ngô, rượu cần…

5. Phương tiện giao thông  huyện Kỳ Sơn

Giao thông ở miền núi nói  chung và ở kỳ sơn hiện tại còn khó khăn và cô lập, là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý. các đường vào bản chủ yếu còn phải đi bộ, trèo đèo.  Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7A-một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào.

6. Đơn vị hành chính huyện Kỳ Sơn

huyện kỳ sơn là huyện nghèo nhất của tỉnh, đi lại khó khăn nên các điểm trường học nằm tại các làng bản. Thị trấn Mường Xén là trung tâm của huyện, nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước. và các ngân hàng như ngân hàng chính sách, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỗ trợ cho người dân trong giao dịch

7. Cảm nghĩ về huyện Kỳ Sơn

Một vùng đất hùng vĩ, một cảnh sắc như tranh vẽ, Kỳ Sơn là điểm đến hấp dẫn cho du khách để chiêm ngưỡng thiên nhiên thơ mông, để được gùi hàng cùng bà con dân tộc, để được hòa mình vào lễ hội. Tuy nhiên do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận còn khó nên kỳ sơn vẫn ít được lựa chọn. hy vọng trong tương lai, kỳ sơn sẽ là điểm sáng cho phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nghệ An.

Huyện Kỳ Sơn ở tọa độ 19006’ – 19043’ vĩ độ Bắc, 103052’ – 104047’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên 2.094,84 km2 [đứng thứ 2 trong toàn tỉnh]. Phía Bắc, Tây, Nam giáp 5 huyện, thuộc 3 tỉnh [Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay] của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với 192 km đường biên giới [trong đó có 65 km đường biên giới trên sông], phía Đông giáp huyện Tương Dương. 

Huyện Kỳ Sơn có vị trí chiến lược quan trọng, là huyện địa đầu phía Nam của tỉnh, có đỉnh Phuxailaileng cao 2.711m – là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả dãy Trường Sơn, ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong [2.365m], Pu Tông [2.345m], Pu Long [2.176m]. Vùng Mường Lống khí hậu mát mẻ, có dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ và Quốc lộ 7A chạy qua, có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn nối với tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng [Lào]. Ngoài ra có 1 cửa khẩu phụ Ta Đo [Mường Típ] và nhiều đường tiểu ngạch qua biên giới.

Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 200C-250C, có 6 tháng nhiệt độ vượt quá 250C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 từ 39 – 420C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 từ  6 – 80C, các xã vùng cao như: Mường Lống, Na Ngoi, Huồi Tụ vào mùa lạnh có lúc giảm xuống còn 1 – 40C nhưng lại rất mát mẻ vào mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Lượng mưa bình quân đạt 1.650 mm, song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian [các xã Hữu Lập, Hữu Kiệm, Chiêu Lưu, thị trấn Mường Xén có lượng mưa tương đối thấp, bình quân năm chỉ đạt 1.560 mm. Khu vực vùng núi cao lượng mưa bình quân trên 2.200 mm].

Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam [gió Lào] xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng địa hình tương đối thấp trong huyện.

Giới thiệu tiềm năng:

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao, biên giới phía Tây  tỉnh Nghệ An. Thời nhà Trần gọi là đất Nam Nhung, thời vua Lê Thái Tông [1434-1442] gọi là phủ Trà Lân gồm 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Huyện Kỳ Sơn từ Cửa Rào trở lên giáp Lào, tên huyện Kỳ Sơn có từ đó. đến đời Gia Long [1802-1819], năm Minh Mệnh thứ 2 [1821] đổi tên phủ Trà Lân thành phủ Tương Dương gồm 4 huyện, trong đó có huyện Kỳ Sơn gồm 4 tổng. 

Ngày 25/3/1948, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa chia phủ Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Con Cuông. Ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ có Quyết định 65/CP tách huyện Tương Dương thành 2 huyện mới: Huyện Kỳ Sơn có 8 xã và huyện Tương Dương có 9 xã.  

Đến nay, huyện Kỳ Sơn có tổng diện tích tự nhiên 209.484,04 ha; Có 20 xã, 1 thị trấn và 195 khối, bản. Tổng dân số 72.321 người [tháng 5/2012], có 5 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, đó là: Dân tộc H’Mông chiếm 36%, Khơ Mú chiếm 32%, Thái 27%, Kinh, Hoa chiếm 5%.

Là nơi khởi nguồn của dòng sông Lam với hai nhánh sông Nậm Mộ và Nậm Nơn, chiều dài của 2 con sông này chảy qua địa bàn huyện hơn 125 km. Ngoài hai dòng sông chính, Kỳ Sơn có hàng trăm khe suối to nhỏ như Khe Nằn, Khe Chảo, khe Ca Nhăn, Huồi Pà, Huồi Nhị, Huồi Lội, Huồi Giảng là những thế mạnh trong việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ. Hiện nay các công trình thủy điện đã, đang và sẽ khởi công xây dựng như: Thủy điện bản Cánh, Nậm Mô 1, Nậm Mô 2, Ca Nan 1, Ca Nan 2, Nậm Cắn, và thủy điện Mỹ Lý trên dòng Nậm Nơn với công suất lắp máy 280 MW, điện lượng 1,12 tỷ KWh/năm, tổng mức đầu tư dự kiến là 7.000 tỷ đồng. Đây là một trong những thủy điện lớn còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.                                                                                

                               Thượng nguồn sông Nậm Nơn

 Là huyện vùng cao, Kỳ Sơn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng. Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên với nhiều loại động thực vật phong phú và quý hiếm. Riêng về thực vật đã phát hiện được 12 họ gồm gần 150 loại cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Đinh hương, pơ mu, sến, táu mật, gội nếp, lát, chò chỉ, sa mu dầu… đặc biệt Kỳ Sơn còn có rừng thông tự nhiên ở Na Ngoi, Mường Típ và nguồn dược liệu thiên nhiên phân bố rộng, số lượng lớn gồm ngũ da bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên niên kiện, thổ phục linh. Trong rừng có nhiều loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như: Báo, mèo rừng, sóc bay, lợn rừng, gấu, sơn dương…

Kỳ Sơn có nhiều loại khoáng sản như: Vàng phân bố ở một số nơi dọc sông Nậm Mộ trong trầm tích bở rời của bãi bồi cao, hàm lượng vàng trung bình 0,18-0,7 gam/m3. Ngoài ra còn có mỏ than ở Na Loi, Nậm Cắn, Phà Đánh, mỏ thạch anh, thạch cao ở các xã tây bắc của huyện, mỏ đá vôi ở Mường Lống, Mỹ Lý, Bắc Lý, Nậm Cắn, Đọoc Mạy.

Cộng đồng dân cư ở Kỳ Sơn có nhiều dân tộc có truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm và đoàn kết, gắn bó cùng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng ấm no, phát triển. Các dân tộc Thái, H’Mông, Khơ Mú đã tạo nên những nét văn hóa riêng: Người H’Mông có gạo tẻ, súng săn, dao đi rừng tự rèn đúc theo bí quyết cổ truyền, có văn hóa múa khèn, đàn môi, ném còn; Người Khơ Mú với sáo 4 lỗ; Người Thái có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ bao đời nay vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy nhất là ở các bản như Bản Na, bản Xốp Thặp [xã Hữu Lập], bản Nọong Dẻ [xã Nậm Cắn], bản Na Khướng [xã Na Loi], bản Piêng Phô [xã Phà Đánh], bản Cầu Tám [xã Tà Cạ].                 

Thiếu nữ Thái bản Na, xã Hữu Lập bên khung cửi

Huyện Kỳ Sơn với nhiều di tích lịch sử, tiêu biểu như Đền Pu Nhạ Thầu [xã Hữu Kiệm], đền thờ Cây Đa [hay đền thờ ông Đức Thánh – xã Tà Cạ] là chốn linh thiêng, nơi nhân dân các dân tộc gửi gắm tín ngưỡng, tâm linh. Mấy năm gần đây, huyện đều đặn tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân thu hút hàng vạn du khách gần xa đến tham quan.            

 Điệu múa Sạp tại lễ hội Pu Nhạ Thầu

Kỳ Sơn có lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và quốc lộ 7A – một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào. Mỗi năm có khoảng 15.000 lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh quả cửa khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 50 triệu USD.                     

Thông thương qua Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn  

Trên con đường hội nhập và phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, phát triển nông – lâm nghiệp là cơ sở hàng đầu. Các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương được nhân rộng và đã phát huy được hiệu quả như: Chăn nuôi bò, gà đen, lợn đen ngày càng có giá trị kinh tế cao; cây chè Tuyết San ở Huồi Tụ từ mô hình của Tổng đội thanh niên xung phong nay đã được nhân dân trồng đồng loạt theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa; các mô hình trồng gừng, dong riềng ở Na Ngoi, Đọoc Mạy, mận Tam Hoa ở các xã Mường Lống, Tây Sơn, trồng lạc ở Na Loi, Bắc Lý, Hữu Lập đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế và xóa nghèo bền vững.

Là một trong ba huyện nghèo nhất của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua, nhờ các chính sách đầu tư phát triển lớn của Đảng và Nhà nước như: Chương trình 30a, 135, 167, xây dựng Nông thôn mới, huyện Kỳ Sơn đã có bước phát triển khá, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện trong đó: 100% các xã đã có đường ô tô đi vào trung tâm, các trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, kiên cố, hệ thống điện lưới đang được tiếp tục kéo vào các xã vùng sâu, xa. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ trên 90% năm 2010 xuống 72,5%  năm 2011.

Tình hình Kinh tế – xã hội, Quốc phòng – An ninh

Năm 2016, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện nhà thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN trong điều kiện khó khăn về thời tiết, khí hậu không thuận lợi: Đầu năm băng giá, mưa tuyết, nắng hạn gây cháy rừng, gần cuối năm hoàn lưu cơn bão số 3, số 4 gây ra mưa lớn, lũ quét trên diện rộng làm ảnh hưởng đến sản xuất, cây trồng vật nuôi và các điều kiện dân sinh kinh tế.

Song, nhờ sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, sự tham mưu đắc lực của các phòng, cơ quan, ban ngành nên kinh tế xã hội năm 2016 đã có bước phát triển quan trọng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 1.352.460 triệu đồng, tăng 6,8% so với năm 2015. Tất cả các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp; thương mại, dịch vụ; công nghiệp – xây dựng đều tăng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,6 triệu đồng, tăng 17,3% so với năm 2015.

Kết quả thực hiện của từng khối ngành cụ thể như sau:

– Chỉ đạo triển khai sản xuất vụ Xuân, vụ Mùa, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Kết quả diện tích, năng suất cây trồng, tổng đàn gia súc đều đạt kế hoạch và tăng so với năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 26.605 tấn, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

 – Triển khai thí điểm một số mô hình kinh tế bước đầu cho hiệu quả, như: Trồng rau an toàn; chanh leo; lúa lai Thiên ưu…Tổ chức tổng kết đánh giá các mô hình kinh tế giai đoạn 2011-2016, có giải pháp nhân rộng các mô hình có hiệu quả, như: Nuôi bò vỗ béo; dê địa phương; trồng cây dược liệu bo bo và một số sản phẩm đặc sản của huyện như: Lợn đen, gà đen, khoai sọ, gừng bí xanh, dưa Mông…

– Chỉ đạo các ngành chức năng, các xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm lâm luật, chủ động làm tốt công tác phòng chống cháy rừng. Đặc biệt chỉ đạo quyết liệt, huy động tốt các lực lượng tham gia chữa cháy rừng tại xã Na Ngoi và giải quyết tình trạng khai thác rừng trái phép trên tuyến biên giới.

– Công tác chống tái trồng cây thuốc phiện được triển khai sớm, các bước chống tái trồng cụ thể. Kết quả, nhiều năm liền huyện Kỳ Sơn không có tái trồng.

– Công tác khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, không để thiệt hại về người. Tổ chức có hiệu quả phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi, giao thông nông thôn. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai theo DA 513 của CP được thực hiện quyết liệt, với sự vào cuộc của các ngành, các cấp; không để tranh chấp đất đai trở thành điểm nóng, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự tại cơ sở.

  1. Giao thông, công nghiệp, xây dựng, thương mại:

– Kiên quyết giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, nhất là dọc tuyến Quốc lộ 7A, trên địa bàn thị trấn Mường Xén, đảm bảo đường thông hè thoáng; Chỉ đạo triển khai có hiệu quả về xử lý xe quá tải, quá khổ lưu thông trên tuyến đường Nậm Càn – Na Ngoi và tuyến đường Huồi Tụ – Na Loi – Keng Đu.

– Triển khai quy hoạch mở rộng thị trấn Mường Xén tại 2 vị trí [tại Khối 4 – thị trấn Mường Xén và tại bản Hòa Sơn – xã Tà Cạ].

– Làm tốt công tác khuyến công, phát triển các làng nghề truyền thống; tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại quảng bá các sản phẩm của huyện.

– Thường xuyên chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản, tích cực kiến nghị, đề xuất đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, trường học, trạm xá, trụ sở làm việc của UBND các xã. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Đến nay đã hoàn thành 37/59 công trình [thuộc các Chương trình: 30a, 135, 160, Nông thôn mới], các công trình còn lại hiện đang tổ chức thi công.

– Công tác kiểm tra thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được tăng cường, các cơ sở vị phạm bị xử lý nghiêm theo quy định.

  1. Công tác quản lý thu, chi ngân sáchđược thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định; thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt trên 20 tỷ đồng, bằng 106,9% KH tỉnh giao, đạt 100% kế hoạch HĐND huyện giao.Làm tốt công tác huy động vốn, bảo đảm vốn vay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của nhân dân tại 2 Ngân hàng CSXH và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.
  2. Lĩnh vực văn hóa – Xã hội có nhiều chuyển biến tích cực,đặc biệt là công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp;Chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực; Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở bệnh viện và các trạm y tế ngày càng được cải thiện; tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ; Tổ chức tốt Hiến máu nhân đạo; Công tác cai nghiện ma túy đạt chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao; điều trị thay thế nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Bệnh xá Quân dân y bước đầu có kết quả tốt.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội; cấp 574,7 tấn gạo cứu đói cho nhân dân kịp thời, đúng đối tượng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến cuối năm 2016 giảm từ 65,57% xuống 60,24%. Chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, rà soát cấp thẻ BHYT đầy đủ, kịp thời cho người dân.

  1. Quốc phòng – An ninh tiếp tục được giữ vững;giao quân 70 đồng chí đạt 100% kế hoạch, chỉ tiêu cấp trên giao.Tổ chức ra quân huấn luyện, tập huấn quân sự, diễn tập chiến đấu phòng thủ cho các xã đạt kết quả tốt. Tổ chức giao ban ATLC-SSCĐ tại các Cụm hiệu quả, sát thực tế.

– Chủ quyền, an ninh trên tuyến biên giới được giữ vững; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 1368 về giải quyết các vấn đề phức tạp về ma túy trên tuyến biên giới Việt – Lào. Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào tiếp tục được vun đắp, củng cố. Đặc biệt, huyện đã tổ chức tiếp đón trọng thể Đoàn công tác của bà Pany Dà Thò Tu – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Lào về thăm Kỳ Sơn.

– Tổ chức và tham dự 2 kỳ giao ban với các huyện: Nọong Hét, Mường Mọc, Mường Khăm và Mường Quắn, Lào đạt hiệu quả và thành công tốt đẹp.

– Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định; đấu tranh, khám phá thành công nhiều chuyên án lớn ma túy lớn được tỉnh đánh giá cao. Tai nạn giao thông, di cư tự do sang Lào giảm so với năm 2015. Tình hình nội bộ nhân dân cơ bản được ổn định, không xẩy ra điểm nóng về an ninh trật tự.

– Tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân kịp thời, đơn thư vượt cấp ít; chương trình thanh kiểm tra đảm bảo chất lượng, tiến độ và đúng kế hoạch đề ra.

– Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, đặc biệt là tuyên truyền đến tận người dân về hướng nghiệp cho học sinh, khuyến cáo bà con tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc và các quy định mới của pháp luật về an toàn giao thông cho 40 bản của 10 xã, trên 2.400 lượt người dân tham dự.

– Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đúng luật, an toàn, tiết kiệm, được UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

– Công tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương trong các phòng, ban, đơn vị và 21 xã, thị trấn được tăng cường; Triển khai ứng dụng Phần mềm chính quyền điện tử HCM 2.0; phần mềm một cửa liên thông trực tuyến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và thực thi công việc.

  1. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu cơ bản so với kế hoạch

So với chỉ tiêu kế hoạch năm 2016, có 18 chỉ tiêu cơ bản thì có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 5 chỉ tiêu không đạt. Cụ thể: 5 chỉ tiêu về kinh tế: có 3 chỉ tiêu vượt, 2 chỉ tiêu đạt; 10 chỉ tiêu về văn hóa – xã hội: có 2 chỉ tiêu vượt, 3 chỉ tiêu đạt; 5 chỉ tiêu không đạt; 3 chỉ tiêu về môi trường có 3 chỉ tiêu đạt.

– Công tác giải phóng mặt bằng một số công trình chậm, như: Công trình Lò mổ gia súc tập trung. Tiến độ xây dựng và giải ngân một số chương trình, công trình chậm, nhất là vốn sự nghiệp 30a, Chương trình 135, Chương trình kiên cố hóa trường học.

– Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, kết quả còn khiêm tốn.

– Nhiều mô hình kinh tế tiếp tục phát huy hiệu quả, song việc nhân rộng mô hình vẫn còn hạn chế.

– Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng đạt thấp hơn so với cùng kỳ, dịch bệnh trâu, bò vẫn còn xẩy ra.

– Công tác giải quyết việc làm cho lao động gặp nhiều khó khăn; Công tác tuyển dụng công chức cấp xã chậm so với kế hoạch.

– Công tác thông tin báo cáo của một số phòng, ban ngành cấp huyện và từ cơ sở có lúc chưa kịp thời, nhất là trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

Văn hóa lịch sử 

Huyện Kỳ Sơn có 5 dân tộc anh em : Thái, H’Mông, Khơ Mú, Kinh vµ Hoa với những đặc trưng văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc.

Video liên quan

Chủ Đề