Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược Content Marketing cho doanh nghiệp thì việc đo lường và đánh giá hiệu quả Content Marketing cũng là một phần vô cùng quan trọng. Công việc này sẽ giúp cho các Marketer biết được liệu content của mình có đang đi đúng định hướng và đối tượng mục tiêu của mình hay không.

Vậy làm sao để đo lường và đánh giá hiệu quả content của các chiến lược marketing? Cùng khám phá ngay trong bài viết hôm nay của Peakads nhé!!!

Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024

Muốn biết được content của doanh nghiệp có hấp dẫn và hiệu quả hay không cần đánh giá theo các tiêu chí như sau:

1.1/ Doanh thu

Đây là tiêu chí cần được đánh giá đầu tiên, vì doanh nghiệp nào cũng mong muốn cải thiện được doanh thu của mình. Dựa vào tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ biết được content có thu hút, hấp dẫn hay tác động đến khách hàng quan tâm hơn đến thương hiệu và chuyển đổi hành động hay không? Chỉ số đo lường: Số lượng giao dịch mua hàng từ các kênh.

1.2/ Nhận diện thương hiệu

Content Marketing liên quan mật thiết đến việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Chiến lược Content Marketing phải thực sự nổi bật và đem lại giá trị thì mới tạo được nhận diện và giữ chân khách hàng. Chỉ số đo lường: Traffic (lưu lượng truy cập), page views (số lượt xem trang), hoạt động trên mạng xã hội.

1.3/ Sự trung thành với thương hiệu

Khách hàng có thường xuyên lui tới kênh của bạn hay không là nhờ vào sự thu hút và khác biệt của content. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi các hoạt động, xu hướng và số liệu biến động để biết nội dung của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng và đối tượng hay không. Chỉ số đo lường: Đăng ký nhận newsletter, time on page (thời gian trên trang), bounce rate (tỷ lệ thoát trang).

1.4/ Tương tác

Tiêu chí này giúp rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp, chính vì vậy nội dung không chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung nữa mà còn mang lại giá trị thực cho khách hàng. Chỉ số đo lường: Số lượng like, share, comment bài viết.

1.5/ Leads (Khách hàng tiềm năng)

Trong Marketing, leads xác định một liên hệ thực sự giữa công ty và khách hàng tiềm năng. Số lượng và chất lượng khách hàng tiềm năng sẽ luôn là một trong những chỉ số chính về mức độ hoạt động hàng đầu.

Chỉ số đo lường: Đăng ký nhận newsletter, tỉ lệ chuyển đổi.

Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024

2/ Công cụ đo lường

2.1/ Google Analytics

Google Analytics là một công cụ cung cấp nhiều khả năng để phân tích và tối ưu hóa nội dung. Với Analytics, bạn có thể đánh giá số lượng người dùng đã đọc nội dung khác nhau của bạn, hiểu mối quan hệ giữa các kênh khác nhau và tìm các chỉ số cơ bản theo ý muốn.

2.2/ Socialbankers

Socialbakers là công cụ phù hợp cho việc theo dõi và quản lý phương tiện truyền thông xã hội của bạn. Nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng về tương tác “Like” và “Comment” khách hàng và cho phép bạn so sánh trực tiếp hiệu suất của bạn với đối thủ cạnh tranh. Để phân tích các chiến dịch, bạn sẽ có quyền xem đầy đủ số lượng tweet, lượt thích, nhận xét, câu trả lời hoặc mức lưu lượng truy cập…

2.3/ Chartbeat

Chartbeat không chỉ phân tích nội dung hiệu quả nhất của bạn, nó còn cung cấp phân tích người dùng theo thời gian thực: nguồn khách hàng, hành vi người dùng, thời gian trên trang và đường dẫn đến trang mong muốn. Trang tổng quan của nó hiển thị rõ ràng dữ liệu này trong thời gian thực, điều đó có nghĩa là quản trị viên trang web có thể phản ứng và tương tác nhanh chóng với người dùng.

2.4/ Social Mention

Social Mention là một công cụ nhanh chóng và miễn phí để kiểm tra các chủ đề và từ khóa thịnh hành. Khi bạn đánh cụm từ vào hộp tìm kiếm, Social Mention sẽ hiển thị cho bạn nhiều thông tin về lưu lượng, người hâm mộ… cho tất cả các nền tảng được liên kết và thực hiện điều này trong thời gian thực. Vì vậy đó là một phương pháp tuyệt vời tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm nội dung mới.

Làm thế nào để xác định được một chiến dịch Marketing F&B hay chương trình ưu đãi đưa ra có hiệu quả không? Các bạn cần phải hiểu các thuật ngữ và chỉ số đánh giá khi xây dựng một chiến dịch Marketing.

Từ đó xác định rằng chương trình ưu đãi này, nằm trong chiến dịch Marketing nào, hiệu quả mong muốn thu về là gì, làm cách nào để đo đếm hiệu quả thu về từ các chương trình và chiến dịch đó. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

Nội dung

1. Các thuật ngữ cơ bản trong Marketing F&B

1.1. Chiến dịch Marketing F&B

Là các hành động có tổ chức, được lên kế hoạch kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu Marketing đề ra (thường là doanh số hoặc truyền thông thương hiệu).

1.2. Mục đích marketing

Là mục đích đề ra khi triển khai một chiến dịch Marketing. Ví dụ: tăng số lượng khách hàng mới, tăng doanh số, tăng tần suất khách hàng trở lại,…

1.3. Mục tiêu Marketing

Các mục tiêu được đưa ra để hoàn thành mục đích Marketing ban đầu.

Ví dụ: Mục đích Marketing là tăng số lượng khách hàng mới, thì mục tiêu phục vụ cho mục đích đó là tăng 20% số lượng khách hàng mới đến nhà hàng trong các tháng 3, 4, 5.

Để nói một cách dễ hiểu hơn, mục đích Marketing đề ra thường khá chung chung, trong khi mục tiêu Marketing là các phương pháp cụ thể có thể đo đếm, được đề ra để hoàn thành mục đích đó.

Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024
Các thuật ngữ cơ bản trong một chiến dịch Marketing

1.4. Thông điệp

Thông điệp được gửi từ người bán đến người mua để tác động vào người mua nhằm đạt được mục tiêu Marketing đề ra.

Xem thêm: Livestream – “quân bài chủ lực” trong marketing nhà hàng/cafe hiện nay

2. Phân loại mục tiêu của chiến dịch marketing F&B và bộ tiêu chí đánh giá

Với mỗi mục đích đề ra, sẽ có những chiến dịch, mục tiêu và thông điệp Marketing phù hợp. Có những loại mục tiêu Marketing khác nhau, đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành F&B như sau:

2.1. Ra mắt thương hiệu

Khi một nhà hàng/quán cafe của bạn được mở thì việc đầu tiên đó là bạn phải có chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng.

Mục tiêu: Đánh động thị trường trước khi sản phẩm được chính thức mở bán, để cho càng nhiều khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.

Chỉ số quan tâm ở đây là cần tập trung vào độ phủ thương hiệu:

  • Quảng cáo đã tiếp cận được bao nhiêu người trên các kênh Facebook, Instagram
  • Đo đạc bằng số lượng follow, số like, lượt tiếp cận và chi phí/lượt tiếp cận

2.2. Chiến dịch ra mắt chi nhánh nhà hàng

Bao gồm các bước chuẩn bị nhằm khai trương chi nhánh đầu tiên hoặc các chi nhánh tiếp theo.

Mục tiêu: Hoạt động ra mắt chi nhánh này thường diễn ra trong khu vực, để khách hàng biết rằng thương hiệu này chuẩn bị mở một chi nhánh tại địa chỉ A (trong khu vực mình sinh sống và làm việc).

Chỉ số cần quan tâm: Cần tập trung vào độ phủ thương hiệu

  • Chiến dịch có quy mô địa phương (bán kính 3-5km quanh chi nhánh)
  • Đánh giá hiệu quả thông qua số lượng người tiếp cận trong bán kính 3-5km
  • Số lượt quảng cáo hiển thị trên một người, số lượng tờ rơi được phát hành quanh khu vực.
    Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024
    Khai trương nhà hàng mới cần có chiến dịch marketing cụ thể

2.3. Chiến dịch gia tăng doanh số

Mục tiêu: Tăng hiệu quả doanh số nhờ đầu tư vào Marketing. Hoạt động Marketing này có thể diễn ra trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh.

Chỉ số cần quan tâm: Cần tập trung vào doanh số thu về

  • Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất nhưng cũng khó đánh giá hiệu quả nhất. Nhà hàng thường sử dụng các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Với dạng chiến dịch này cần có cách thức đo đếm hiệu quả
  • Số lượng voucher phát ra và thu về trên từng kênh, doanh số thu về trên từng kênh, doanh số thu về trên từng kênh từ chương trình ưu đãi (kênh Facebook, kênh đối tác, phát trực tiếp tại cửa hàng)
  • Cần lưu ý xây dựng các quy trình để có thể đo đếm hiệu quả thu về (kẹp ghim voucher cùng với hóa đơn đối với voucher dạng in, ghi lại mã số voucher vào bill đối với voucher được phát ra qua các kênh online)

2.4. Chiến dịch thu nhập khách hàng hội viên

Mục tiêu: Gia tăng số lượng khách hàng đăng ký hội viên từ nguồn khách hàng quen hoặc khách hàng vãng lai.

Chỉ số quan tâm: Cần tập trung vào số lượng khách hàng đăng ký trở thành hội viên.

  • Các bạn có thể chạy các dạng quảng cáo thu hút khách hàng để lại thông tin để đăng ký hội viên hoặc đào tạo nhân viên thuyết phục khách hàng để lại thông tin
  • Nhà hàng cũng cần phải đo đếm hiệu quả qua từng kênh để có biện pháp cải thiện trong trường hợp một trong các kênh không đạt được mục tiêu kỳ vọng
    Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024
    Chiến dịch thu hút thêm nhiều khách hàng mới

2.5. Chiến dịch mở bán kênh mới

Mục tiêu: Gia tăng số lượng khách hàng mua hàng trên các kênh mới.

Chỉ số cần quan tâm: Cần tập trung vào doanh số thu về từ các kênh mới mở bán.

  • Khi mở một kênh bán hàng mới thì con số cần quan tâm đó là số lượng người mua, càng có nhiều khách hàng mua thì quán của bạn càng được hiển thị thông tin món ăn tới với nhiều người.
  • Để khách hàng biết đến kênh bán hàng mới của thương hiệu bạn, thì cần phải truyền thông trên các công cụ mạng xã hội, đo lường số người like, tiếp cận, số người click vào link để mua hàng (Nếu như gian hàng của bạn được đặt trên website hay app giao hàng khác).

2.6. Chiến dịch ra mắt món mới

Mục tiêu: Đánh giá khẩu vị của món trên một số lượng khách hàng nhất định

Chỉ số cần quan tâm: Tập trung vào số lượng khách hàng sử dụng món mới, doanh thu thu về từ món mới và phản hồi của khách hàng từ món mới.

  • Nhà hàng có thể triển khai đa kênh và áp dụng các chương trình ưu đãi nhưng cần đặc biệt quan tâm tới chỉ số phản hồi từ khách hàng
    Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024
    Chiến dịch quảng cáo món ăn mới trong menu

3. Các chỉ số đánh giá hiệu quả 1 chiến dịch Marketing

3.1. Lợi tức đầu tư (ROI)

ROI (Return on Investment) là công thức phổ biến nhất và có lẽ là dễ hiểu nhất. ROI là công cụ đo lường, được sử dụng để tính hiệu quả và giá trị của một khoản đầu tư. Nó cho thấy sự có được/hoặc mất một khoản đầu tư bằng cách so sánh và đo lường lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.

ROI thường được sử dụng cùng với nhiều phương pháp khác phục vụ công tác xây dựng các kế hoạch kinh doanh quan trọng dựa trên số liệu thu thập được. Tuy nhiên, tính toán ROI có thể sử dụng nó để đưa ra các quyết định quan trọng về việc liệu chiến lược PPC (Pay-per-click) hoặc SEO mới có hiệu quả hay không.

Công thức: ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100

3.2. Chi phí cho mỗi hành đồng (CPA)

CPA (Cost Per Action) chính là Chi phí cho mỗi lần mua, hoặc Khoản phải trả cho mỗi hành động hoặc Chi phí cho mỗi hành động. Đây là một công thức giúp đo lường số tiền doanh nghiệp trả để có thể chuyển đổi một người khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mang lại doanh thu.

CPA cũng được sử dụng để xác định chiến lược marketing bởi nó cho phép các nhà quảng cáo thanh toán một hoạt động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng hoặc điền vào biểu mẫu từ người tiêu dùng tiềm năng. Các chiến dịch CPA tương đối ít rủi ro, vì chi phí chỉ được tồn tại khi hoạt động mà doanh nghiệp muốn triển khai được tiến hành.

Hầu hết các công ty đều định nghĩa CPA theo cách hiểu đó là Chi phí cho một lần mua.

Công thức: CPA = (Chi phí / Số lượng chuyển đổi)

3.3. Lợi nhuận chi phí trên quảng cáo (ROARS)

ROAS (Return On Advertising Spend) đơn giản chỉ là một công cụ được sử dụng để đo lường lợi nhuận tạo ra được từ hoạt động quảng cáo. Chỉ số này là thước đo hữu ích nhất để đánh giá hiệu suất của các chiến dịch marketing vì nó đo lường doanh thu bạn nhận được trên mỗi đồng chi cho quảng cáo. Khác với ROI có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể, ROAS giúp đánh giá các hoạt động một cách chi tiết, theo từng mạng lưới marketing được triển khai.

Ví dụ: Bạn có thể ứng dụng ROAS cho các chiến dịch và nhóm đối tượng quảng cáo cụ thể và tìm ra cách nhìn nhận tốt hơn về định hướng tối ưu nhất cho những quảng cáo không đem lại lợi nhuận. Việc tính toán ROAS cũng cho bạn biết, ở mức căn bản nhất, kênh marketing của bạn đang hoạt động ở mức độ đủ cao để có thể sinh lời.

Công thức: ROAS = (Doanh thu quảng cáo / Chi phí của nguồn quảng cáo)

Làm sao đề đánh giá phương pháp marketing năm 2024
Các chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing

3.4. Giá trị vòng đời khách hàng (CLV)

Chỉ số giá trị vòng đời khách hàng được sử dụng để xác định giá trị kinh tế mà khách hàng mang đến cho doanh nghiệp của bạn, không chỉ trong thời gian này mà còn cho toàn bộ thời gian họ là khách hàng của doanh nghiệp. CLV (Customer Lifetime Value) xem xét mọi thứ về khách hàng từ lần tương tác đầu tiên đến lần mua hàng cuối cùng của họ. Điều này là cần thiết để xác định xem liệu có nhiều giá trị hơn trong các kênh marketing dài hạn hay không. Nói cách khác, nếu giá trị CLV của bạn cao hơn từ một kênh marketing cụ thể, bạn sẽ muốn đầu tư nhiều hơn vào việc duy trì khách hàng – giả sử bạn có ROI là số dương. Chỉ số này cũng cho phép bạn đánh giá thành công dựa trên kết quả dài hạn của các chiến lược marketing của mình.

Để xác định giá trị vòng đời của khách hàng, bạn nhân CV (Customer Value) với thời gian vòng đời của khách hàng gắn bó với công ty của bạn. Nhìn chung, con số này dao động trong khoảng từ một đến năm. Giả sử mỗi đơn đặt hàng đều thành một hợp đồng và trong trường hợp của công ty bạn thì hợp đồng 3 năm là mức tối thiểu.

Các công thức tính giá trị vòng đời khách hàng (CLV):

AOV = (Số đơn đặt hàng x Doanh thu) – (AOV: Average Order Value)

PF = (Giá trị đặt hàng trung bình / Số khách hàng duy nhất) – (PF: Purchase Frequency)

CV = (Giá trị đặt hàng trung bình x PF)

CLV = Giá trị của Khách hàng x Thời gian của khách hàng với công ty

3.5. Tỷ lệ duy trì khách hàng

Tỷ lệ duy trì khách hàng là số liệu được sử dụng để tính mức độ trung thành của khách hàng. Việc giành được khách hàng mới tốn kém hơn giữ lại những khách hàng hiện tại. Xác định mức độ trung thành của khách hàng cho phép bạn cải thiện chiến lược kinh doanh. Nếu bạn có thể khuyến khích khách hàng trung thành ở lại với doanh nghiệp của bạn lâu hơn, bạn sẽ tối đa hóa doanh thu của mình.

Công thức: Tỷ lệ duy trì của khách hàng = (Số lượng khách hàng cuối kỳ – Khách hàng mới trong giai đoạn này) / Số lượng khách hàng đầu kỳ x 100.

Tạm kết: Những con số này chắc chắn sẽ rất khó hiểu đối với một người khi mới gia nhập mới ngành F&B. Tuy nhiên qua bài viết này, iPOS.vn hy vọng rằng bạn có thể nắm được các chỉ số cơ bản để đo lường hiệu quả Marketing. Từ đó, bạn có thể tìm ra những hướng đi và giải pháp mới để thu hút thêm khách hàng với nhiều chương trình Marketing đặc sắc hơn.

Hiệu quả marketing được đánh giá như thế nào?

Bằng cách đánh giá các chỉ số như tăng trưởng doanh số, tương tác trực tuyến, tăng cường nhận diện thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi và đánh giá khách hàng, tổ chức có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Hiệu quả của hoạt động marketing là gì?

Hiệu quả tiếp thị (marketing effectiveness) là thước đo mức độ hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị nhất định giữa việc đạt được mục tiêu kinh doanh và tối đa hóa chi phí chi tiêu trong tiếp thị trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mức độ hiệu quả này cũng liên quan đến lợi tức đầu tư tiếp thị (ROMI).

Người làm marketing cần cân nhắc đến điều gì khi muốn hoạch định chính sách marketing?

Xây dựng kế hoạch Marketing với 7 bước đơn giản.

Hiểu rõ sản phẩm mới. Thấu hiểu sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong mọi chiến lược Marketing. ... .

Xác định đối tượng khách hàng. ... .

Phân tích đối thủ cạnh tranh. ... .

Xác định mục tiêu cụ thể ... .

Quyết định công cụ Marketing. ... .

Xác định ngân sách cho Marketing. ... .

Triển khai kế hoạch Marketing..

Đo lường đánh giá hoạt động marketing là gì?

Chỉ số đo lường marketing là các giá trị được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing. Các chỉ số này giúp marketers hiểu được những gì họ đang đạt được, những gì họ cần cải thiện và liệu các chiến lược marketing của họ có đang mang lại kết quả mong muốn hay không.