Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

Chất hữu cơ là gì? Chất hữu cơ được các chuyên gia môi trường cho rằng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hàng đầu hiện nay. Để hiểu hơn về chất hữu cơ là gì? Đồng thời biết được các nguy hại cũng như cách xử lý nước nhiễm chất hữu cơ sao cho hiệu quả, karofivietnam.com.vn mời bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây!

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

Tìm hiểu chất hữu cơ trong nước là gì?

Chất hữu cơ là gì?

Chất hữu cơ hay còn được gọi là hợp chất hữu cơ là những hợp chất hóa học mà phân tử của chúng có chứa cacbon. Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp chất của cacbon đều là hợp chất hữu cơ trừ CO, H2CO3, CO2, muối xianua, muối cacbua, muối cacbonat kim loại,...

Chất hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc đến từ các hoạt động do con người tạo nên, nó có thể tồn tại ở trong con người, trong cơ thể của các loài sinh vật, trong các sản phẩm lương thực, thực phẩm và nhiều loại đồ dùng khác. 

Tác hại của chất hữu cơ trong môi trường nước tới sức khỏe

Tình trạng nước bị nhiễm chất hữu cơ ngày càng phổ biến và lan rộng tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là đến từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế hay các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người,...

  • Trong nông nghiệp, khi nuôi trồng và canh tác người nông dân thường sử dụng đến các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Theo thời gian các chất này sẽ ngấm vào đất, vào nước và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, nhiều loại chất thải nông nghiệp cũng bị xả thẳng trực tiếp ra sông suối, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
  • Trong công nghiệp, nhiều nhà máy và khu công nghiệp không tuân thủ nguyên tắc xử lý nước thải trong sản xuất mà xả hàng tấn chất thải cũng như hóa chất chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường, điều này đã khiến cho môi trường nước ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề.
  • Trong y tế, nước thải sinh hoạt từ bệnh viện là nguồn có rất nhiều nguy cơ lây nhiễm nguy hại tới sức khỏe của con người. Chính vì vậy, nếu nguồn nước thải này không được xử lý đúng quy chuẩn mà đã xả thải ra môi trường thì sẽ khiến cho môi trường nước sẽ bị ô nhiễm chất hữu cơ.

Ngoài ra, hiện tượng nước bị ô nhiễm chất hữu cơ còn đến từ các nguồn nước thải sinh hoạt của con người, từ các bể chứa và đường ống ngầm bị rò rỉ hay từ các bãi chôn lấp chất thải,...

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

Tác hại của chất hữu cơ đối với sức khỏe là gì?

Có thể thấy việc nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường mà nó còn đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Nếu tiếp xúc và sử dụng quá nhiều nguồn nước bị nhiễm chất hữu cơ, rất có thể bạn sẽ mắc phải một số bệnh như:

  • Thiếu oxy trong máu: tình trạng bệnh này bắt nguồn từ nguyên nhân các chất hữu cơ trong nước sau khi tương tác với oxy, tạo ra một hợp chất được gọi tên là Nitrit. Chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu. Nhất là đối với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu thì còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
  • Ung thư: Hợp chất Nitrit khi kết hợp với các axit amin ở bên trong cơ thể của chúng ta sẽ làm hình thành nên các chất gây ung thư, là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh như ung thư gan, đột biến gen, các bệnh về da liễu và phổi,...

Xử lý nước ô nhiễm chất hữu cơ

Trước tiên bạn cần phải xác định xem nguồn nước mà mình đang sử dụng có bị ô nhiễm chất hữu cơ hay không? Thông thường để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nước, người ta thường sử dụng chỉ số pecmanganat. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng 2 theo QCVN 01:2009/BYT thì chứng tỏ nguồn nước đó đã bị ô nhiễm chất hữu cơ ở mức độ nghiêm trọng.

Để xử lý nước bị ô nhiễm chất hữu cơ bạn có thể áp dụng tới các phương pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng máy lọc nước RO và lắp đặt hệ thống bộ lọc nước sinh hoạt.

Sử dụng máy lọc nước RO

Lắp đặt máy lọc nước RO được đánh giá là phương pháp hiện đại và nhanh chóng nhất. Hầu hết các sản phẩm máy lọc nước RO hiện nay đều được thiết kế tối giản, sang trọng, do đó nó hoàn toàn thích hợp để lắp đặt trong nhiều không gian khác nhau, kể cả các gia đình sinh sống ở chung cư có diện tích hạn chế.

Máy lọc nước RO với công nghệ lọc tân tiến sẽ giúp loại bỏ 99% các chất ô nhiễm và các chất hữu cơ trong nước, từ đó mang đến cho người dùng dòng nước sạch, trong lành và có thể sử dụng để uống trực tiếp. Với đặc điểm nổi bật này, máy lọc nước RO không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mà còn có thể tối ưu rất nhiều chi phí trong thời gian sử dụng.

Máy lọc nước RO hiện có rất nhiều thương hiệu, mẫu mã cũng như kiểu dáng khác nhau. Vì vậy, bạn nên cân đối với khả năng tài chính cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình để có thể chọn lựa được dòng sản phẩm phù hợp nhất. Trong số vô vàn dòng máy lọc nước RO hiện nay, sản phẩm máy lọc nước của Karofi được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả, để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua bạn có thể liên hệ ngay tới Karofi Việt Nam. 

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

Sử dụng máy lọc nước Ro để loại bỏ chất hữu cơ

Hệ thống bộ lọc nước sinh hoạt

Hệ thống bộ lọc nước sinh hoạt được hiểu là một hệ thống lọc nước với công suất lớn và còn được gọi là hệ thống lọc tổng. Hệ thống lọc nước này sẽ sử dụng nhiều loại vật liệu cũng như công nghệ lọc khác nhau để xử lý, loại bỏ các chất độc hại và các chất hữu cơ có ở trong nước nhằm mang đến nguồn nước an toàn cho người dùng.

Thông thường hệ thống lọc tổng được sử dụng để lọc một lượng nước lớn, phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm giặt,...

Ô nhiễm nguồn nước ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở nước ta và chất hữu cơ là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hy vọng, bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin quan trọng về chất hữu cơ cũng như những tác hại và cách xử lý nước nhiễm chất hữu cơ sao cho hiệu quả, chính xác.

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...).

Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

II. Phân loại hợp chất hữu cơ

Người ta thường dùng cách phân loại hợp chất hữu cơ dựa theo thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất đó.

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

Ngoài ra người ta còn phân loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon: Hợp chất hữu cơ mạch vòng; hợp chất hữu cơ mạch không vòng.

Trong mỗi loại lại được chia chi tiết hơn.

III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

1. Đặc điểm cấu tạo

Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

2. Tính chất vật lí

- Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).

- Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

3. Tính chất hóa học

Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

IV. Sơ lược về phân tích nguyên tố

Để thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cần tiến hành phân tích định tính và định lượng các nguyên tố.

1. Phân tích định tính

a. Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.

b. Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

c. Phương pháp tiến hành: Trong phòng thí nghiệm, để xác định định tính cacbon và hiđro, người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O.

Phương pháp xác định nguyên tố N trong một số hợp chất đơn giản là chuyển nguyên tố N trong hợp chất hữu cơ thành NH3 rồi nhận biết bằng giấy quỳ tím ẩm.

2. Phân tích định lượng

a. Mục đích: Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.

b. Nguyên tắc

Cân một khối lượng chính xác hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C thành CO2; nguyên tố H thành H2O; nguyên tố N thành N2,...

Xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất CO2, H2O, N2, ... tạo thành, từ đó tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố.

c. Phương pháp tiến hành

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N, O trong chất hữu cơ, người ta tiến hành như sau:

- Nung một khối lượng chính xác (a gam) hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố H, O, N đã được trộn đều với bột CuO.

- Hấp thụ hơi H2O và khí CO2 lần lượt bằng H2SO4 đặc và KOH. Độ tăng khối lượng của mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng. Khí nitơ sinh ra được xác định chính xác thể tích và thường được quy về điều kiện tiêu chuẩn (đktc).

Tính khối lượng H, C, N và phần trăm khối lượng của chúng trong hợp chất nghiên cứu. Từ đó tính được phần trăm khối lượng oxi.

d. Biểu thức tính

${m_C} = \frac{{{m_{C{O_2}}}.12,0}}{{44,0}}$ (g)

${m_H} = \frac{{{m_{{H_2}O}}.2,0}}{{18,0}}$ (g)

${m_N} = \frac{{{V_{{N_2}}}.28,0}}{{22,4}}$ (g)

$\% C = \frac{{{m_C}.100\% }}{a}$

$\% H = \frac{{{m_H}.100\% }}{a}$

$\% N= \frac{{{m_N}.100\% }}{a}$

$\% O = 100\%  - \% C - \% H - \% N$

Hiện nay có các thiết bị hiện đại tự động phân tích phần trăm khối lượng của hầu hết các nguyên tố.


Page 2

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước

SureLRN

Làm sao một hợp chất hữu cơ có thể tan được trong nước