Lạnh lạnh ở má ngoài bàn chân là bệnh gì

Thật ra, bàn chân lạnh không phải là một nguyên nhân quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục nhiều tháng có thể cho thấy một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, và rõ ràng chúng ta không nên chủ quan.

Dưới đây có mấy nguyên nhân hay gặp của chứng bàn chân lạnh

- Do bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao. Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị lạnh bàn chân, vì bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân. Người bệnh cũng có thể bị mất cảm giác ở bàn chân, thay đổi tính chất da chẳng hạn như khô da quá mức, vết chai các mảng da cứng và loét da.

Hướng xử trí: Nếu bàn chân bạn lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường, chúng ta cần kiểm tra ngay đường máu và xét nghiệm HbA1C để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và can thiệp kịp thời.

Nếu bàn chân bạn lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường, chúng ta cần kiểm tra ngay.

- Do thiếu máu

Thiếu máu cũng có thể khiến bị lạnh chân. Trong bệnh thiếu máu, có số lượng hồng cầu thấp hoặc có vấn đề với hemoglobin chứa trong hồng cầu – là thành phần chính chịu trách nhiệm vận chuyển oxy. Thiếu máu kéo dài có thể gây ra mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, bàn chân và bàn tay lạnh.

Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu phổ biến. Điều này xảy ra do cơ thể chúng ta không có đủ sắt, chất này sử dụng để tạo ra hemoglobin và hồng cầu.

Hướng xử trí: Nếu bàn chân lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường, kèm theo các triệu chứng thiếu máu như đã nêu trên. Cần đi làm xét nghiệm huyết đồ để xác định có thiếu máu không.

- Do tuần hoàn máu kém

Lưu thông máu kém, là biến chứng của nhiều bệnh lý, có thể khiến bàn chân bị lạnh. Do máu lưu thông kém nên việc làm ấm bàn chân trở nên khó khăn hơn.

Các triệu chứng khác của tuần hoàn kém bao gồm: Tê hoặc ngứa ran bàn chân; Đau đớn bàn chân và không thoải mái.

Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc và tăng vận động xoa bóp có thể cải thiện các triệu chứng.

Hướng xử trí: Do tuần hoàn kém ở bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tốt nhất, nếu chân bạn lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường và có các triệu chứng gợi ý nêu trên, cần đi khám để xác định bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

- Do suy giáp

Suy giáp là một bệnh tuyến giáp phổ biến xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, làm chậm nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Suy giáp có thể xảy ra do bệnh tự miễn, đang điều trị cường giáp hoặc khi tuyến yên giảm hoạt động.

Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể bao gồm: Mệt mỏi; Nhạy cảm với lạnh; Mặt sưng húp; Tăng cân; Táo bón; Mạch chậm; Tay ngứa ran; Chuột rút cơ.

Hướng xử trí: Nếu bàn chân lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường, kèm theo các triệu chứng nghi suy giáp như đã nêu trên. Thì cần đi làm xét nghiệm máu để đo lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể giúp chẩn đoán chứng suy giáp.

- Do bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud hay hiện tượng Raynaud là một rối loạn liên quan mạch máu ở chi, đi kèm sự thay đổi màu sắc ở các chi để phản ứng với các tác nhân như lạnh hoặc căng thẳng.

Ở bàn chân, các triệu chứng có thể bao gồm: Ngón chân chuyển sang màu trắng, xanh hoặc đỏ; Không thoải mái; Cảm giác kim châm; Tê; Cảm giác lạnh bàn chân.

Các triệu chứng này thường đến và đi. Trong một số trường hợp, bệnh Raynaud là triệu chứng của một bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp. Các rối loạn khác có thể gây ra Raynaud thứ phát bao gồm: Xơ vữa động mạch; Bệnh Buerger: Viêm các mạch máu vừa và nhỏ của bàn tay và bàn chân; Hội chứng Sjögren: Một bệnh tự miễn dịch gây đau khớp, khô miệng, khô mắt và các triệu chứng khác; Bệnh tuyến giáp; Tăng áp động mạch phổi…

Hướng xử trí: Do bệnh Raynaud ở bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tốt nhất, nếu bàn chân bạn lạnh kéo dài trong điều kiện thời tiết bình thường và có các triệu chứng gợi ý nêu trên, cần đi khám để xác định bệnh.

Tóm lại: Lạnh bàn chân là vấn đề thường gặp, nhưng thời tiết bình thường, không lạnh mà tình trạng bàn chân vẫn bị lạnh thì cần xem xét lại. Nhất là bàn chân lạnh có thêm các biểu hiện bất thường khác thì tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Bàn chân lạnh là một hiện tượng phổ biến và trong hầu hết các trường hợp, không có gì phải lo lắng. Bàn chân lạnh thường do thời tiết lạnh và có thể dễ dàng giải quyết bằng cách mang thêm một đôi tất.

Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh chân kinh niên, chúng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây lạnh bàn chân và đáng được kiểm tra.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh lý khiến mỡ tích tụ trong động mạch và ngăn cản dòng máu đến chân, khiến lưu thông máu kém. Khi máu mang hơi ấm không đến được bàn chân, nó có thể khiến bàn chân bị lạnh.

Động mạch ở bàn chân là những động mạch nhỏ nhất, có nghĩa là chúng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi đau ở bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm:

- Hút thuốc lá

- Huyết áp cao

- Cholesterol cao

- Tuổi già

Có một vài lý do khiến đái tháo đường làm bàn chân của bạn luôn bị lạnh:

Bệnh thần kinh đái tháo đường: Mặc dù bản thân đái tháo đường có thể không gây bàn chân lạnh, nhưng một số người mắc đái tháo đường bị tổn thương dây thần kinh ở bàn chân của họ. Tình trạng này phổ biến hơn với những người mắc đái tháo đường tuýp 2 - 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể bị tổn thương thần kinh, so với tỷ lệ 20% ở người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tổn thương dây thần kinh có thể làm gián đoạn dây thần kinh phát hiện nhiệt độ ở bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu.

Tuần hoàn kém: Đối với những người mắc đái tháo đường tuýp 2, tình trạng này cũng có thể gây ra lạnh bàn chân vì những người mắc đái tháo đường thường có tuần hoàn máu kém. Theo thời gian, mức đường huyết cao liên quan đến đái tháo đường có thể gây tổn thương lớp niêm mạc của các mạch máu nhỏ đi xuống chân, dẫn đến hẹp và cứng các mạch này và làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Điều này có thể gây ra bàn chân lạnh.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh lý hiếm gặp khiến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân bị co thắt mỗi khi nào bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng.

Khi điều này xảy ra, máu không thể đến tay và chân và bạn có thể thấy các đầu chi chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Bàn tay và bàn chân cũng sẽ lạnh hơn bình thường. Bàn chân cũng sẽ đỏ hơn khi nóng lên.

Những người sống ở vùng khí hậu lạnh dễ bị bệnh Raynaud hơn. Bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh Raynaud không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên dùng để chỉ mọi tình trạng gây tổn thương dây thần kinh ở hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh trong cơ thể ngoại trừ những dây thần kinh ở não và tủy sống. Nó chịu trách nhiệm gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện đầu tiên ở bàn chân và nhiều người mắc bệnh cho biết họ bị lạnh chân. Họ cũng có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác kim châm ở bàn chân.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên là đái tháo đường. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

- Bệnh gan

- Bệnh thận

- Tiền sử gia đình bị bệnh

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khiến cơ thể sản sinh ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, vì sắt là khoáng chất cần thiết để sản sinh các tế bào hồng cầu.

Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả bàn chân lạnh mãn tính. Lý do là vì người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin giảm, chất chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ hemoglobin, nó sẽ không thể sản sinh đủ tế bào hồng cầu giàu oxy để giữ ấm cho bàn chân vì các cơ và mô ở bàn chân không nhận được đủ oxy để hoạt động hiệu quả..

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra lạnh bàn chân bao gồm:

- Lo âu: Khi lo âu, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline. Ngoài việc chuyển cơ thể sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, adrenaline còn khiến máu bị kéo ra khỏi các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn, như tay và chân, để bảo vệ các cơ quan chính. Điều này có thể khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh.

- Suy giáp: Với tình trạng này, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon để hoạt động bình thường. Tuyến giáp kém hoạt động có thể dẫn đến giảm tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến bàn chân và cảm giác lạnh chân.

- Bệnh Buerger: Tình trạng này làm cho các động mạch và tĩnh mạch bị viêm và tắc nghẽn docác cục máu đông. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc lá có thể gây kích ứng các lớp niêm mạc của động mạch và tĩnh mạch, khiến chúng sưng lên. Bệnh thường ảnh hưởng nhất đến bàn tay và bàn chân, và có thể dẫn đến lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.

Cách làm ấm cho bàn chân lạnh

Nếu nghi ngờ bàn chân lạnh có thể do bất kỳ tình trạng nào ở trên gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để giải quyết căn nguyên và điều trị cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bàn chân lạnh không do bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra, thì đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thử để giúp làm ấm chân:

- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân.

- Mặc ấm hơn: Chỉ cần đi tất dày hơn và đảm bảo chân luôn được che chắn đúng cách có thể là tất cả những gì bạn cần.

- Mát-xa chân. Mát-xa cũng có thể giúp cải thiện lưu thông và máu lưu thông sẽ làm ấm bàn chân.

- Bỏ thuốc lá. Nicotine cũng có thể gây ra lưu thông máu kém, vì vậy bỏ thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác có thể hữu ích.

Chân bị lạnh là rất phổ biến trong mùa lạnh và hầu hết các trường hợp không phải là dấu hiệu của bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh lý nào. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lạnh chân thường xuyên hơn bình thường, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Chủ Đề