Lập bản vẽ chi tiết gồm bao nhiêu giai đoạn

Nội dung bản vẽ chi tiết.
+Nội dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
+Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.
Cách lập bản vẽ chi tiết
+Bước 1: bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
+Bước 2: vẽ mờ.
+Bước 3: tô đậm.
+Bước 4: ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Ghép cột bên trái và bên phải sao cho phù hợp nhất.

1. Bản vẽ xây dựng 

2. Bản vẽ cơ khí

A. Bản vẽ lắp của tay quay

B. Bản vẽ chiếc áo dài

C. Bản vẽ cầu thang

D. Bản vẽ mạch chỉnh lưu cầu

Hướng dẫn giải

1-C; 2-A

  • Bản vẽ xây dựng: Bản vẽ cầu thang

  • Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ lắp của tay quay

Bài 2:

Hãy điền các từ thích hợp vào chổ trống.

1.Thiết kế là quá trình hoạt động…………..của người thiết kế.

2. Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng được gọi chung là………………......

Hướng dẫn giải

1. Sáng tạo

2. bản vẽ kĩ thuật

Bài 3:

Vai trò của bản vẽ kỹ  thuật đối với thiết kế là?

A. Vẽ được bản vẽ phác

B. Trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

C. Vẽ bản vẽ chi tiết và tổng thể

D. Tất cả các ý kiến trên

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án D

Tóm tắt lý thuyết

  • Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

  • Bao gồm:

    • Các hình biểu diễn

    • Khung bản vẽ, khung tên

    • Các con số kích thước

    • Các yêu cầu kĩ thuật

  • Công dụng: Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

Sơ đồ nội dung bản vẽ chi tiết

II. Đọc bản vẽ chi tiết

  • Trình tự đọc bản vẽ

    • Gồm 5 bước: 

      • Đọc nội dung trong khung tên.

      • Phân tích các hình chiếu, hình cắt.

      • Phân tích kích thước.

      • Đọc yêu cầu kĩ thuật.

      • Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.

  • Bản vẽ ống lót: 

    • Tên gọi chi tiết: ống lót.

    • Vật liệu: thép

    • Tỉ lệ: 1:1

    • Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh

    • Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.

    • Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.

    • Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.

    • Gia công: làm tù cạnh

    • Xử lí bề mặt: mạ kẽm.

    • Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.

    • Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.

 

III. Cách lập bản vẽ chi tiết:

Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

  • Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng các đường trục và đường bao hình biểu diễn.

Bước 2: Vẽ mờ.

  • Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt…

Bước 3: Tô đậm.

  • Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa những sai sót, kẻ đường gạch gạch của mặt cắt, kẻ đường gióng và đường ghi kích thước. Vẽ các nét đậm.

Bước 4: Ghi phần chữ.

  • Ghi kích thước, yêu cầu kĩ thuật, nội dung khung tên.

Bài tập minh họa

Thế nào là bản vẽ chi tiết ? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? 

Hướng dẫn giải

  • Bản vẽ chi tiết là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.

  • Bản vẽ chi tiết có:

    • Hình biểu diễn gồm hình cắt [ở vị trí hình chiếu đứng] và hình chiếu cạnh.Hai hình chiếu ấy diễn tả hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể.

    • Kích thước có kích thước chung và kích thước riêng.

    • Yêu cầu kĩ thuật gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt. 

    • Khung tên gồm tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.

  • Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy ,dùng trong lao động , chế tạo , lắp ráp ,thi công vận hành 

Bài 2:

Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết? 

Hướng dẫn giải

  • Gồm 5 bước:

    • 1. Khung tên.

    • 2. Hình biểu diễn.

    • 3. Kích thước.

    • 4. Yêu cầu kĩ thuật.

    • 5. Tổng hợp.

  • Tên gọi chi tiết : ống lót.

  • Vật liệu: thép

  • Tỉ lệ: 1:1

  • Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh

  • Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.

  • Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.

  • Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.

  • Gia công: làm tù cạnh

  • Xử lí bề mặt: mạ kẽm.

  • Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.

  • Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bản vẽ chi tiết, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được nôi dung của bản vẽ chi tiết

  • Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản. 

Bài 9: Bản vẽ cơ khí – Câu 1 trang 52 SGK Công nghệ 11. Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ? Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.

Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ? Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.

Nội dung bản vẽ chi tiết.

+Nội dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

+Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.

 Cách lập bản vẽ chi tiết

+Bước 1: bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

Quảng cáo

+Bước 2: vẽ mờ.

+Bước 3: tô đậm.

+Bước 4: ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

Video liên quan

Chủ Đề