Lòng tự trọng thấp là gì năm 2024

Nhà tâm lý học nổi tiếng Alfred Adler từng nói rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có tâm lý bất an, mọi hành động của chúng đều phụ thuộc vào bố mẹ. Chúng biết rằng, bố mẹ là người quyền lực nhất, nếu làm sai cái gì sẽ bị phạt. Vì vậy, bố mẹ cần cho con cảm giác an toàn và cải thiện lòng tự trọng của con mình.

Lòng tự trọng của trẻ là cách mà trẻ tự cảm nhận về bản thân. Nói theo cách khác thì lòng tự trọng là những suy nghĩ và cảm nhận riêng của trẻ về bản thân và năng lực bản thân để đạt được những điều mà trẻ mong muốn và điều này rất quan trọng đối với trẻ.

Lòng tự trọng thấp thường mang lại trải nghiệm cảm xúc tồi tệ cho các cá nhân, một số sẽ dần trở nên trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực. Lòng tự trọng thấp cũng dẫn đến những hậu quả sức khỏe tồi tệ hơn, chẳng hạn như căng thẳng, bệnh tim mạch vành và gia tăng những hành vi chống đối xã hội. Các chuyên gia tâm lý chỉ ra, nếu con bạn có 5 biểu hiện này, chứng tỏ trẻ thiếu an toàn và có lòng tự trọng thấp. Cha mẹ nên quan sát kỹ lưỡng trong cuộc sống hàng ngày và nhận biết, uốn nắn kịp thời.

1. Quá nhút nhát hoặc sợ hãi

Hãy so sánh hầu hết trẻ em thành thị với trẻ em nông thôn trong cuộc sống hàng ngày. Khi cùng nhau đến một địa điểm vui chơi giải trí nào đó trong thành phố, họ sẽ cư xử hoàn toàn khác. Trẻ em thành phố không quá sợ hãi hay ngạc nhiên đối với nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị do được sống hàng ngày trong môi trường sung túc này.

Lòng tự trọng thấp là gì năm 2024

Lòng tự trọng thấp thường mang lại trải nghiệm cảm xúc tồi tệ cho các cá nhân, một số sẽ dần trở nên trầm cảm.

Khi bước vào nhà hàng, chúng có thể gọi đồ ăn theo ý muốn và nói những gì mình muốn. Mặt khác, trẻ em ở các làng quê khi đi du lịch cùng nhau sẽ tỏ ra sợ hãi, một số không nói mình thích ăn gì, thậm chí một số không dám gọi đồ ăn với người phục vụ. Điều này trông có vẻ rụt rè, nhút nhát nhưng thực tế lại thể hiện rõ sự mặc cảm của trẻ. Chúng không dám bộc lộ những suy nghĩ thật của mình, sợ bị chê cười.

Vì vậy, khi giáo dục con cái, chúng ta phải rèn luyện lòng dũng cảm của chúng, đừng nhốt chúng ở nhà, nên để con nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều hơn, khi tầm nhìn và cấu trúc của trẻ được mở ra thì trái tim sẽ không còn rụt rè.

2. Vô cùng nhạy cảm

Một đứa trẻ nhạy cảm thường dễ chấp nhận sự phủ nhận bản thân mình, chúng cũng dễ nổi nóng, hay cáu kỉnh, dễ khóc, dễ tổn thương. Vì không tự tin nên trẻ rất khó kìm chế được cảm xúc của mình. Chúng cũng thường để ý tới sự đánh giá của người khác, nhạy cảm quá mức, một ánh mắt cũng khiến chúng suy nghĩ, chứng tỏ bên trong chúng là người rất yếu đuối, tự ti. Trẻ cũng không có nguyên tắc hay lập trường của mình, dễ dàng bị người khác xoay chuyển theo ý họ.

Trẻ em có biểu hiện như vậy, phần lớn là do thiếu sự chăm sóc của bố mẹ và luôn có cảm giác thiếu an toàn. Khi bố mẹ quá bận rộn với công việc mà không để ý đến việc chăm sóc con cái, trẻ sẽ dần bị thiếu thốn tình cảm và tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của người khác về sự tồn tại của mình. Trẻ càng để ý tới những đánh giá của người khác sẽ càng đánh mất đi chính mình.

3. Quá tốt và ngoan ngoãn

Sự ngoan ngoãn và hiểu biết của trẻ luôn được các bậc cha mẹ khen ngợi. Mọi người thường nghĩ rằng những đứa trẻ nghịch ngợm là những đứa trẻ hư, và những đứa trẻ ngoan và hợp lý là những đứa trẻ ngoan. Họ ít biết rằng đằng sau điều này là cảm giác tự ti của đứa trẻ.

Lòng tự trọng thấp là gì năm 2024

Tự ti là trạng thái tâm lý thường gặp ở trẻ em, bởi khi một đứa trẻ phải chịu sự thiệt thòi thì chúng sẽ sinh ra tâm lý dựa dẫm vào người khác để tồn tại. Một đứa trẻ nếu có lòng tự trọng thấp, hay tự ti thực ra không phải là điều quá khủng khiếp, chỉ cần bố mẹ nhận ra sớm và tìm cách cải thiện thì trẻ sẽ ngày càng hạnh phúc hơn.

Những người có lòng tự trọng thấp luôn tự làm khó bản thân. Thỉnh thoảng họ còn không thể thực sự tiếp nhận những lời khen vì e ngại những dụng ý của người khác. Trong bài báo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các biểu hiện của một người có lòng tự trọng thấp và cách giải quyết khi bạn gặp vấn đề với lòng tự trọng.

Các biểu hiện của Người có lòng tự trọng thấp

Một số biểu hiện rất dễ thấy, nhưng cũng có cái ẩn sâu bên trong. Sau đây là một số biểu hiện thông thường và một số biểu hiện ít được biết đến của người có lòng tự trọng thấp.

Biểu hiện thường thấy

· Không thể tin vào ý kiến của bản thân

· Luôn suy nghĩ thái quá

· Sợ phải đương đầu với thách thức, luôn lo lắng bản thân sẽ không vượt qua được

· Luôn nghiêm khắc với bản thân nhưng lại khoan dung với người khác

· Thường xuyên căng thẳng và bị rối loạn cảm xúc

Những Biểu hiện ít biết tới

Nghiện công việc

Kỳ vọng đặt ra cho công việc rất rõ ràng. Dù rằng có áp lực ở nơi làm việc, nhưng so với các mối quan hệ hay thế giới bên ngoài, với vô vàn những thứ không thể lường trước và kiểm soát được thì công việc vẫn dễ dàng hơn.

Ở chỗ làm thì ta dễ đạt được các mong đợi và thể hiện tốt hơn. Vì thế mà một vài người có lòng tự trọng thấp sẽ chuyển mọi sự tập trung và năng lượng vào công việc.

Có quá nhiều thứ hoặc Chẳng có gì

Chúng ta thường nghe kể rằng những người có lòng tự trọng thấp thường không có thành tích gì vì họ quá e sợ trước những thử thách mới và sẽ rụt rè tới nỗi không thể phát huy được hoàn toàn tài năng của mình.

Tuy vậy, cũng có một hình thức cực đoan khác. Một số người lại quá lo lắng gặp thất bại và bị hắt hủi, nên họ sẽ luôn cố gắng hết sức để trở nên nổi bật, chứng minh được giá trị của mình.

Căn nguyên Cùa Lòng tự trọng thấp

Trong đa số trường hợp thì nó bắt nguồn từ tuổi thơ của chúng ta. Sau đây là một số ký ức tuổi thơ tiêu cực dẫn đến lòng tự trọng thấp:

· Thường xuyên bị phạt

· Thường xuyên bị ghẻ lạnh

· Bạo hành kéo dài

· Tiêu chuẩn bố mẹ đặt ra quá hà khắc

· Bị bắt nạt hoặc tẩy chay

· Là nơi trút những căng thẳng và phiền muộn của người khác

· Không được tán dương, thiếu đi tình yêu và sự ấm áp

· Sống trong một gia đình hay ở trong một nhóm có sự định kiến với bạn

Tuổi thơ là giai đoạn ta hình thành “Giới hạn Đáy” và “Các Quy tắc Sống” có tác động tới cách mà ta suy nghĩ, do vậy mà tất cả các ký ức tiêu cực thuở nhỏ sẽ ảnh hưởng lâu dài cho đến tuổi trưởng thành.

Cách “Giới hạn Đáy” Ảnh Hưởng Đến Lòng Tự Trọng Của Bạn

“Giới hạn Đáy” là cách bạn thường cảm nhận về một thứ gì đó, dựa vào trải nghiệm lúc trước. Ví dụ như, theo lời của nhà trị liệu Robert Taibbi, “tâm trạng của bạn khi lần đầu tiên rời khỏi nhà sẽ trở thành giới hạn đáy của cảm xúc cho những lần bạn phải rời bỏ những thứ khác trong cuộc sống.”

Khi ta bàn về lòng tự trọng, giới hạn đáy nói tới cách những người xung quanh bạn đối xử với bạn, vì ta lớn lên mang theo những câu nói của người mà ta thấy quan trọng. Họ có khen bạn dễ thương, hay họ luôn nói bạn vẫn chưa đủ tốt? Họ có lơ là bạn đến nỗi khiến bạn cảm thấy mình thật vô dụng?

Chúng thật sự ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn soi xét bản thân và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn.

“Giới Hạn Đáy” Định Hình “Những Quy Tắc Sống” Của Bạn Như Thế Nào?

Dựa vào “Giới hạn Đáy”, chúng ta sẽ hình thành “Những Quy tắc Sống” của mình, gồm những chiến lược giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ như, nếu bạn cứ đinh ninh rằng mình thấp kém hơn những người khác thì Quy tắc Sống của bạn sẽ là “không nên phát biểu và luôn thu mình”.

Lòng Tự Trọng Thấp Ảnh Hưởng Đến Mọi Mặt Của Cuộc Sống Như Thế Nào?

Vậy đâu là hậu quả của lòng tự trọng thấp?

Nó Làm Bạn Nhầm Lẫn Giữa Tình Yêu Và Lòng Tự Trọng Thấp

Vì lòng tự trọng thấp nên bạn luôn nghĩ mọi người sẽ đối xử tệ với bạn.

Khi người ta đối tốt với bạn thì bạn lại cảm thấy vui quá mức và sẽ dành những cảm xúc tươi sáng không thực cho họ. Điều này rất dễ bị hiểu lầm là tình yêu và sẽ hù dọa những người vốn ban đầu có hứng thú làm quen bạn.

Nó Khiến Bạn Luôn Ở Chiếu Dưới Trong Mối Quan Hệ

Vì bạn nghĩ đối phương quá tốt so với mình nên bạn chịu đựng cả những thứ lẽ ra bạn không nên.

Thỉnh thoảng bạn còn nhầm lẫn tình yêu với lòng tự trọng. Có thật là bạn chịu thua là vì bạn yêu cô ấy/ anh ấy quá nhiều hay là vì bạn không dám nói ra và mặc cả?

Nó Khiến Cấp Trên Của Bạn Nghĩ Rằng Bạn Không Có Tài Năng

Có lúc người có lòng tự trọng thấp thực sự có tài. Nhưng họ không biết cách thể hiện nó ra và rồi tự “bán” mình.

Trong cuộc họp, họ sẽ giữ im lặng, trong phần thuyết trình, họ sẽ nói rất yếu ớt, còn trong lúc nói chuyện hàng ngày, họ thường nói “xin lỗi” và “có thể” quá nhiều … Do đó mà cấp trên và đồng nghiệp sẽ cho rằng người có lòng tự trọng thấp sẽ không có tài năng gì.

Nó Có Thể Dẫn Tới Trầm Cảm

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Basel, thời gian trôi qua, lòng tự trọng thấp có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. Tiến sỹ Tâm thần học Lars Madsen bổ sung rằng lòng tự trọng thấp là “yếu tố then chốt gây ra và kéo dài tình trạng trầm cảm”.

Cách Để Nâng Cao Lòng Tự Trọng

Như ta có thể thấy, lòng tự trọng thấp là vấn đề gốc rễ sâu xa, dẫn đến vô số hậu quả. Tuy giải quyết vấn đề này không phải là một chuyện dễ dàng nhưng không phải là bất khả thi. Chìa khóa chính là vận dụng đúng cách.

1. Bỏ Ngoài Tai Mọi Lời Khuyên “Sống Tích Cực”

Chúng ta rất thường nghe người khác khuyên rằng “Hãy sống tích cực lên”, “Này vui lên!”. Người bị trầm cảm biết rõ những lời đó không có hiệu quả gì. Chúng chỉ khiến họ thấy tồi tệ hơn mà thôi.

Người tự trọng thấp cũng thế. Chỉ đơn giản khuyên người khác mấy câu như “Đối với tôi bạn rất tuyệt vời!”, “Thực ra bạn rất xuất sắc”, “Bạn nên trân trọng bản thân nhiều hơn!”, hoặc có khi còn tệ hơn như “Bạn phải tự tin lên!” không giúp họ cải thiện lòng tự trọng. Thay vì thế, họ sẽ thấy bản thân không đủ tốt hoặc có khi còn cảm thấy tội lỗi vì hành xử của mình.

2. Tập Trung Vào Cái Khác

Giống như hạnh phúc, bạn sẽ không lập tức cảm thấy hạnh phúc hơn khi bạn tự nhủ bản thân phải hạnh phúc hơn. Bạn cần các biện pháp cụ thể để có được hạnh phúc như là theo đuổi một mục tiêu thực sự có ý nghĩa với mình, như là dành những thời gian thật chất lượng với những người thân yêu.

Khi bạn muốn nâng cao lòng tự trọng của bản thân, đừng cố quá sức để suy nghĩ ra các biện pháp. Không có con đường nào đi thẳng đến đích cả. Đó chỉ nên là hệ quả khi bạn thật sự hài lòng với tổng thể cuộc sống của mình.

Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, để sống một cuộc đời trọn vẹn, bạn nên đảm bảo đủ 5 mức nhu cầu cơ bản của con người.

5 Mức Độ Nhu Cầu Cơ Bản Của Con Người

Để tập trung vào việc khác, chúng tôi đã tóm tắt những nhu cầu đó thành danh sách sau:

· Mối quan hệ thân thiết với người thân yêu

· Một cơ thể khỏe mạnh

· Biết kiểm soát

· Một mục đích sống có ý nghĩa

· Sự công nhận và tôn trọng từ người khác

· Cảm giác an toàn

· Tính sáng tạo

Khi bạn dần học hỏi được cho mình những kỹ năng để thỏa mãn những nhu cầu trên, bạn sẽ quên đi vấn đề lòng tự trọng và đột nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn chỉ thấy tự hào về bản thân khi bạn biết những thứ mà những người khác không biết.

Các Phương Pháp Bổ Sung Để Giúp Nâng Cao Lòng Tự Trọng

Để giúp bạn dần xây dựng lòng tự trọng, sau đây là một danh sách các quyển sách tham khảo hỗ trợ bạn đạt được những mục tiêu:

1. Đắc nhân tâm

2. Những kẻ xuất chúng

3. 7 thói quen của người thành đạt

4. Để hiệu quả trong công việc: Từ bỏ thói quen trì hoãn và Làm được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn

5. The Paleo Manifesto

6. Sức mạnh của thói quen

7. 5 ngôn ngữ tình yêu

8. Tư duy nhanh và chậm

9. Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm

10. Phi lý trí

Các bài báo nói về lòng tự trọng như:

· Cách xây dựng lòng tự trọng (Hướng dẫn tìm ra sức mạnh tiềm ẩn)

· Cách để nâng giá trị bản thân và tin tưởng mình hơn

· Hiệu quả bản thân và cách để nâng cao nó

Giới hạn Đáy

Nếu bạn nhận ra mình có lòng tự trọng thấp thì đừng trở nên vô vọng. Hãy có niềm tin vào bản thân rằng bạn có thể có được lòng tự trọng và trở thành một người tự tin và thành công.

Làm cách nào?

Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến lòng tự trọng thấp của mình và vượt qua những nguyên nhân ấy bằng những lời khuyên trong bài báo này.

Ví dụ về lòng tự trọng là gì?

Tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân (ví dụ: "Tôi không được yêu thương", "Tôi xứng đáng với phần thưởng") cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.

Chúng ta cần làm gì để nâng cao lòng tự trọng?

4.1 Viết ra danh sách những điều ngưỡng mộ bản thân. ... .

4.2 Ngừng làm hài lòng người khác. ... .

4.3 Bước ra khỏi vùng an toàn. ... .

4.4 Ngừng so sánh bản thân với người khác. ... .

4.5 Đặt ranh giới trong các mối quan hệ ... .

4.6 Ăn mừng thành công. ... .

4.7 Bỏ qua những người tiêu cực..

Tại sao chúng ta cần phải có lòng tự trọng?

Lòng tự trọng giúp chúng ta biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với thử thách, đạp lên khó khăn vươn tới thành công. Người biết tư trọng sẽ được mọi người kính nể, tin yêu để từ đó có những bước tiến quan trọng trong công việc và có được thành tựu nhất định trong cuộc sống.

Low self esteem nghĩa là gì?

Self-esteem có thể hiểu là sự tự đánh giá, tự nhận xét, tự hiểu về giá trị của bản thân ở mỗi người. Người có high self-esteem có thể hiểu là người tự tin, còn low self-esteem là người tự ti. Vì hiện tại vẫn chưa tìm được từ như ý để dịch, mình sẽ tạm thời dùng “lòng tự tôn” cho bài viết này.