Lớp học nhạc cho bé

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

Cảm thụ âm nhạc: chắc hẳn bạn đã từng nghe tới cụm từ này. Trước khi bấm những phím đàn đầu tiên, rất nhiều lớp học nhạc [piano] các cô giáo thường cho các bé nhỏ tuổi học một khóa “cảm thụ âm nhạc”. Hôm nay mình xin chia sẻ một chút về học cảm thụ âm nhạc mà bé nhà mình đã được học khi 3 tuổi. Điều tâm đắc nhất đó chính là mỗi buổi học con đều rất vui và con cảm thấy yêu thích âm nhạc.

Ở lứa tuổi 2~4 tuổi, rất khó có thể ép các bé ngồi ngoan học tập trung trên 15 phút. Ngoài ra, về mặt thể chất, tay của các bé còn yếu, chưa đủ lực để bấm phím đàn piano cũng như kéo đàn violin. Bởi vậy, ở lứa tuổi 2~4, rất nhiều giáo viên khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con học khóa học cảm thụ âm nhạc trước để làm quen với âm nhạc và các nhạc cụ cũng như nuôi dưỡng cảm xúc với môn nghệ thuật này. Sau khóa học này các bé sẽ bắt đầu học chơi đàn thực thụ.

CẢM THỤ ÂM NHẠC LÀ GÌ

Cảm thụ âm nhạc là phương pháp cho trẻ tập làm quen, tiếp cận với âm nhạc thông qua các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, chú ý lắng nghe, ca hát, chia sẻ cảm xúc, kể chuyện,… về âm nhạc. Các hoạt động này sẽ được thay đổi liên tiếp để phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ khiến trẻ luôn cảm thấy thích thú, hào hứng. Cảm thụ âm nhạc khiến trẻ có hứng thú với âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỌC CẢM THỤ ÂM NHẠC

+ Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo. + Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ giúp trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ra ý kiến của mình + Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc + Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất

+ Cảm thụ âm nhạc giúp bổ trợ các kiến thức về tự nhiên và xã hội

Bé nhà mình bắt đầu với 1 năm học cảm thụ âm nhạc. Mỗi buổi học của con thường có những nội dung sau:
– Nghe nhạc chuẩn [CD] của nghệ sĩ lớn chơi. Cô bảo nếu cho con nghe, hãy cho nghe nhạc chuẩn và hay để nuôi dưỡng cảm âm của đôi tai. Hãy cho con nghe nghe và nghe thật nhiều.
– Khi nghe, cô cho con 1 tờ giấy và bút màu để tự vẽ cái con thích, ý là cảm nhận âm thanh rồi con tự chuyển thành hình ảnh của riêng mình.
– Mỗi buổi đều học hát. Cô chơi đàn những bài hát thiếu nhi và con sẽ đứng hát cùng cô. Cô bảo đó là để giúp con bắt đúng nhịp, sau này chỉ cần nghe bắt được nhịp và nhớ nhịp điệu thì sẽ đánh được nhanh và chuẩn hơn.
– Chơi trò chơi âm nhạc. Ví dụ như video ở đây, cô cho con chơi trò “tìm đuôi của nốt nhạc”. Cô sẽ bấm 1 phím đàn, con nhắm mắt và nghe tìm đuôi của nốt nhạc đó khi nào tiếng nhạc kết thúc. Hoặc con đoán âm cao hay âm thấp, hợp âm hay đơn âm.
– Trẻ con mà, không thể ngồi yên được nên cô luôn cho chơi trò vận động cùng âm thanh. Chơi piano là dùng cả hai tay nên những vận động đều cần sự hài hoà cả 2 tay và cả cơ thể. Mình thấy bạn nhà mình tất khoái trò này nên cô thường để thời điểm giữa buổi, chịu khó hát hò ngoan sẽ được chơi.
– Cô dạy theo phương pháp Suzuki của Nhật nhưng mềm mỏng hơn, hoàn toàn học bằng tai chứ không học nốt nhạc. Bé nhà mình sau 1 năm cảm thụ âm nhạc, học tiếp 2 năm piano mà không hề biết 1 nốt nhạc, cứ nghe và đánh đàn lại. Khi bé bắt đầu biết đọc [hiragana] thì cô cũng bắt đầu cho học nốt nhạc.

– Nếu như nghe con phải nghe nhạc chuẩn thì khi chơi đàn con cũng phải chơi đàn chuẩn. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư mua cho con một cây đàn piano up-right hoặc tốt hơn nữa là đàn piano grand ngay từ đầu phải chọn đàn chuẩn âm thanh chuẩn cho con.
※Một điểm mình thấy rất hay đó là cô tạo thói quen chăm sóc cây đàn cho con. Mỗi buổi cô đều lau đàn và con phải rửa sạch tay mới được cham vào đàn. Và từ khi nào con đã tự có ý thức trân trọng yêu quý cây đàn của mình. Tự biết phủ đàn gập đàn lại sau mỗi lần tập.

HỌC CẢM THỤ ÂM NHẠC CÓ CẦN THIẾT KHÔNG???

Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều mẹ đã hỏi mình. Thật ra mình cũng chỉ là một người “ngoại đạo” với môn nghệ thuật này nên cũng không phán xét được. Tuy nhiên, với phương pháp như cô giáo của bé nhà mình được học thì mình thấy khá hữu hiệu, tạo bước đệm tốt để con học piano và yêu thích môn nghệ thuật này.

PIANO CHO TRẺ EM

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

  • PIANO CHO TRẺ EM
  • KHI NÀO NÊN CHO BÉ HỌC VIOLIN?
  • KINH NGHIỆM CHỌN LỚP PIANO-CÔ GIÁO PIANO KHI BẮT ĐẦU CHO CON HỌC [3 TUỔI]

Nếu bạn muốn bé yêu thích âm nhạc, cách tốt nhất là bạn nên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt. Bạn có thể cho trẻ nghe nhạc trong các hoạt động hàng ngày, cho trẻ làm quen với các đồ vật tạo ra âm thanh,... Nhưng khi nào có thể cho trẻ học nhạc một cách bài bản thì không phải ai cũng biết

Tất cả chúng ta đều đã nghe những câu chuyện về những thần đồng âm nhạc nổi tiếng, như Wolfgang Amadeus Mozart viết bản giao hưởng đầu tiên của mình năm 8 tuổi đến Stevie Wonder ký hợp đồng với Motown năm 11 tuổi. Những thần đồng này đã đắm mình vào các bài học âm nhạc từ khi nhỏ, sau đó họ mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này. Những câu chuyện về thần đồng âm nhạc khiến mọi người đặt ra câu hỏi, độ tuổi thích hợp để bắt đầu học nhạc là bao nhiêu?

Cho dù trẻ tham gia một lớp học âm nhạc chất lượng cao hay bắt đầu các bài học thực tế, trẻ sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc tiếp xúc với âm nhạc. Trẻ em có thể bắt đầu được đào tạo âm nhạc chính thức ngay từ khi 3 tuổi, khi não bộ của trẻ đã sẵn sàng để tiếp nhận những bài học về âm nhạc.

Trên thực tế, các nghiên cứu tại Đại học California cho thấy rằng tham gia các bài học âm nhạc ở 3 tuổi có thể tăng cường trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy piano thích cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, khi bàn tay của trẻ lớn hơn và chúng sẵn sàng ngồi yên và tập trung hơn.

Nếu bạn cảm thấy trẻ chưa sẵn sàng cho các bài học âm nhạc chính thức, bạn có thể muốn cho trẻ tham gia một chương trình âm nhạc trong đó tập trung vào việc nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc, nhịp điệu và khả năng thể hiện bản thân. Bằng cách khám phá cách các nhạc cụ khác nhau phát ra âm thanh và cảm nhận âm nhạc, trẻ có thể học cách đánh giá âm nhạc tốt hơn nhiều so với khi trẻ luyện tập thanh âm.

Khi bé đã sẵn sàng cho việc đào tạo bài bản hơn, piano là một nhạc cụ tốt để bắt đầu, vì các chuyển động của ngón tay ít phức tạp hơn so với guitar hoặc violin. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, điều quan trọng nhất là trẻ thích vui chơi. Đảm bảo rằng giáo viên dạy nhạc làm việc tốt với trẻ nhỏ và giữ cho lớp học vui vẻ và nhịp độ phù hợp.

Trẻ em có thể bắt đầu được đào tạo âm nhạc chính thức ngay từ khi 3 tuổi

Các bậc phụ huynh thường nghe thấy những lời phàn nàn từ các phụ huynh khác khiến họ phải hoãn các buổi học nhạc cho đến khi trẻ lớn hơn, chẳng hạn như “Cha mẹ tôi bắt tôi chơi nhạc cụ khi tôi còn nhỏ. ... Tôi ghét nó khi đó và bây giờ vẫn ghét nó. ” Để tránh thái độ tiêu cực này, cha mẹ chọn trì hoãn việc cho trẻ học nhạc cho đến khi trẻ lớn hơn và có thể chọn nhạc cụ của riêng mình

Những điều này không sai, nhưng trong thực tế, vấn đề là bạn cần phải xác định các bài học âm nhạc như thế nào. Điều quan trọng là phải xem xét những lý do cơ bản mà cha mẹ có thể muốn con mình tham gia các lớp học âm nhạc.

  • Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra “cửa sổ cơ hội” là từ khi sơ sinh đến chín tuổi, đây là khoảng thời gian tốt nhất để phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ em. Trong thời gian này, các cấu trúc và cơ chế hoạt động của phần não bộ liên quan đến việc xử lý và hiểu âm nhạc đang trong giai đoạn phát triển chính, do đó việc cho trẻ em trong độ tuổi này tiếp xúc với âm nhạc là điều vô cùng quan trọng.
  • Mục tiêu của các bài học âm nhạc cho trẻ nhỏ là gì?

Những đứa trẻ rất nhỏ không thể sử dụng thành thạo các nhạc cụ, nhưng trẻ vẫn có thể tiếp xúc với các nhạc cụ để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi để phát triển mối quan hệ có ý nghĩa với âm nhạc khi còn nhỏ. Nếu đây là mục tiêu bạn xác định cho trẻ, thì các bài học âm nhạc nên bắt đầu ngay sau khi sinh và tốt nhất là trong năm đầu tiên của trẻ.

Những “bài học” này không nhất thiết phải thực tế. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ bằng cách cho trẻ chìm đắm trong môi trường âm nhạc. Bạn nên giúp trẻ tập trung vào âm nhạc bằng các hoạt động vận động đơn giản như trò chơi âm nhạc, lắc lư hoặc nhảy múa khi bế trẻ, hát hoặc chơi nhạc cụ cho trẻ.

Khi đứa trẻ được ba tuổi, có thể bắt đầu những “bài học” chính thức hơn. Một lần nữa, mục tiêu không phải là học chơi một nhạc cụ mà là để phát triển thêm các kỹ năng như xác định nhịp trong âm nhạc, xác định giai điệu hoặc xác định nhạc cụ. Để xem một lớp học có phù hợp với con bạn hay không, hãy đảm bảo rằng mục tiêu và mong đợi của bạn trùng khớp với giáo viên.

Đến khi trẻ được 5 tuổi, hầu hết trẻ em đã xây dựng được nền tảng chuẩn bị cho các bài học âm nhạc chính thức. Ngay bây giờ, mục tiêu của các bài học không phải là trở thành một nghệ sĩ biểu diễn tuyệt vời trên nhạc cụ mà là để hiểu sâu hơn về âm nhạc. Piano và violin là hai nhạc cụ phổ biến nhất được chơi ở lứa tuổi này, nhưng cũng có những đứa trẻ khác đã thành công với guitar hoặc ukulele.

Đến 10 tuổi, trẻ sẽ có nhiều kỹ năng liên quan đến nhạc cụ mà trẻ lựa chọn. Trẻ cũng sẽ có đủ thể lực để thử một nhạc cụ khác lớn hơn, chẳng hạn như trống hoặc nhạc cụ dây lớn yêu cầu mức độ sức mạnh và sức chịu đựng cao hơn. Khoảng thời gian này, mục tiêu của các bài học chuyển từ tích lũy kinh nghiệm về âm nhạc sang nâng cao khả năng biểu diễn.

Các hoạt động liên quan với âm nhạc nên bắt đầu ngay sau khi sinh, sau đó là các lớp học có hệ thống hơn vào khoảng ba tuổi và các bài học với mục tiêu học nhạc cụ nên bắt đầu từ sáu đến chín tuổi. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung cho tất cả trẻ em, chắc chắn sẽ xảy ra trường hợp ngoại lệ.

Trải nghiệm âm nhạc khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Giống như đi xe đạp hoặc học một ngôn ngữ, những kỹ năng này có thể được học sau này trong cuộc sống, nhưng chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả cao như việc bắt đầu học từ khi còn nhỏ.

Trải nghiệm âm nhạc khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Lợi ích của việc học âm nhạc là rất nhiều. Âm nhạc có thể giúp trẻ:

  • Thể hiện bản thân và cảm xúc của mình.
  • Phát triển khả năng sáng tạo.
  • Tăng kỹ năng giao tiếp.
  • Học cách tiếp cận vấn đề theo nhiều cách khác nhau.
  • Học cách làm việc với những người khác để hướng tới một mục tiêu chung và mang lại cho trẻ điều gì đó để trẻ thích thú!

Học nhạc cũng giống như học ngoại ngữ, trẻ bắt đầu học càng sớm thì trẻ càng có nhiều lợi thế và càng có nhiều thời gian học cũng như hoàn thiện kỹ thuật. Bắt đầu học nhạc khi trẻ còn nhỏ sẽ giúp trẻ kiểm soát, phát âm và nghe cao độ dễ dàng hơn so với trẻ bắt đầu ở độ tuổi lớn hơn.

Mặc dù việc bắt đầu học âm nhạc sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích, nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu học nhạc! Mặc dù trẻ có thể không bao giờ trở thành nghệ sĩ hay ca sĩ nổi tiếng, nhưng việc theo đuổi âm nhạc khi mới bắt đầu hoặc trở lại sau một thời gian dài gián đoạn, là điều tốt.

Tương tự như trẻ em, học nhạc khi trưởng thành cho phép bạn có cơ hội sáng tạo, giải quyết vấn đề, thể hiện bản thân, thưởng thức, học các kỹ năng mới và tham gia vào cộng đồng những người yêu âm nhạc.

Cuối cùng, mọi đứa trẻ đều khác nhau và bạn hiểu rõ nhất sở thích và khả năng của con mình. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại nhạc và nhạc cụ khác nhau, xem điều gì thu hút sự chú ý của trẻ và cân nhắc xem bạn muốn cho trẻ tiếp cận âm nhạc như thế nào.

Học nhạc giống như học ngoại ngữ, trẻ bắt đầu học càng sớm thì trẻ càng có nhiều lợi thế

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:babycenter.com, pbs.org, libertyparkmusic.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề