Lý thái tổ tên thật là gì năm 2024

(HNMCT) - Sáng 7-10-2004 (tức ngày 24 tháng Tám năm Giáp Thân), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Bức tượng được đặt tại vườn hoa giờ mang tên Lý Thái Tổ, bên hồ Hoàn Kiếm huyền thoại và thơ mộng.

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (năm 974). Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).

Lý thái tổ tên thật là gì năm 2024

Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội.

Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng, Bắc Ninh). Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, phong tư tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh trông thấy ông đã thốt lên: “Người này không phải người thường, lớn lên tất sẽ làm vua giỏi một nước”. Thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác bèn dốc lòng dạy dỗ Lý Công Uẩn. Lớn lên, tính cách khảng khái, chí lớn trong ông càng lộ rõ. Ông không chăm lập sản nghiệp mà chỉ dùi mài kinh sử.

Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, thiền sư Vạn Hạnh tiến cử ông vào triều vua Lê Đại Hành, đến đời Lê Ngọa Triều (vua Lê Long Đĩnh) được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ (tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô). Nhà Tiền Lê suy vi vì thói bạo ngược của vua Lê Ngọa Triều, một triều thần là Đào Cam Mộc đã ngầm mưu với thiền sư Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn đứng ra thay nhà Lê. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn cùng Hữu điện tiền Chỉ huy sứ Nguyễn Đề mang 500 quân vào cung canh giữ. Nhân thời cơ, Đào Cam Mộc giục ông hành động và cuộc soán ngôi chớp nhoáng đã thành công.

Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, lấy niên hiệu là Thái Tổ, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979) và Tiền Lê (980 - 1009), nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ). Song vị vua 35 tuổi quyết định dời đô ra thành Đại La. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết, thành Đại La “Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

Đó chính là khát vọng muốn đưa quốc gia Đại Việt tồn tại bình đẳng với các nước khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã.

Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá rất cao việc dời đô của Lý Công Uẩn: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, Lý Công Uẩn xây dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Lý Thái Tổ lớn lên trong chùa, cùng với cuộc vận động lên ngôi được sự ủng hộ của giới Phật giáo nên trong quá trình trị vì đất nước, ông đã ra nhiều lệnh chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo.

Trị vì được 19 năm, vua Lý Thái Tổ mất năm 1028. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”.

Trải qua 1010 năm, lịch sử đã chứng minh khát vọng của Lý Công Uẩn thật đáng trân trọng. Và kể từ khi Hà Nội dựng tượng ông, ngày nào dưới chân tượng cũng có người dâng những bó hoa tươi, tỏ lòng kính trọng đức độ và công lao của ông để có một Hà Nội và Việt Nam hôm nay.

Lý Công Uẩn hay Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý nước ta, ông lên làm vua năm Kỷ Dậu (1009) mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của nước Việt trên nhiều phương diện, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa tư tưởng, sử sách ca ngợi “vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thì mở vận, là người khoan từ nhân thứ, tính mật ôn nhã, có lượng đế vương” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Cuộc đời của vua Lý Thái Tổ được bao phủ khá nhiều giai thoại huyền ảo với những tình tiết ly kỳ, thú vị, nhất là về thân thế của ông.

Bạn đang đọc bài viết về Lý Công Uẩn trong chuyên mục Nhân vật lịch sử của pqt.edu.vn

18 điều thú vị về vua Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn

1. Lý Thái Tổ là vị vua có lý lịch xuất thân mờ ảo nhất. Chính sử cho biết mẹ Lý Công Uẩn họ Phạm nhưng không ghi tên là gì, còn theo dã sử và giai thoại dân gian bà tên là Phạm Thị Ngà. Cha Lý Công Uẩn là ai thì càng không rõ, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết “Mẹ vua đi chơi chùa Tiên Sơn’’ cùng với thần nhân giao cấu rồi có chửa, sinh ra vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974)…, vua từ bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường”.

Còn nhà sử học Ngô Sĩ Liên thì cho biết thêm nhiều giai thoại khác:”… bài ký ở chùa Tiên Sơn có nói: thái hậu cảm tinh anh của Bạch Hầu mà sinh ra vua,… Ngoại truyện lại nói: Mẹ vua năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt bà đang ngủ lơ mơ, lão sa môn ngẫu chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra vua… Thế thì thật không biết người nào là cha vua nữa” (Việt sử tiêu án).

2. Lý Thái Tổ là vị vua có giai thoại lạ kỳ về điềm báo được lên ngôi. Có cây gạo ở làng Diên Uẩn, châu Cổ Pháp quê ông (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh) bị sét đánh, để lại vết tích là một bài thơ trong đó có ý nói tới sự ra đời của nhà Lý. Lại có chuyện “ở viện Cam Tuyền, chùa Ứng Thiên Tâm, châu cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen, thành ra hai chữ Thiên tử, kẻ thức giả nói đó là điềm người sinh vào năm Tuất sẽ làm Thiên tử. Đến đây Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất, làm thiên tử, quả nhiên ứng nghiệm” (Đại Việt sử ký toàn thư).

3. Lý Thái Tổ lên ngôi ngày Quý Sửu, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), chỉ hai ngày sau khi vua Lê Ngọa Triều mất; khi đó ông 36 tuổi và là vị vua triều Lý tuổi cao nhất khi lên ngôi.

4. Lý Thái Tổ là một trong những vị vua có tôn hiệu dài nhất. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, cuối năm Kỷ Dậu (1009) Lý Công Uẩn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Triều đình dâng tôn hiệu là “Phụng thiên chí lý ứng vận tự tại thánh minh long hiện duệ văn anh vũ sùng nhân quảng hiếu thiên hạ thái bình khâm minh quang thạch chương minh vạn bang hiển ứng phù cảm uy chấn phiên man duệ mưu thần trợ thánh trị tắc thiên đạo chính hoàng đế” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tôn hiệu này có tất cả 52 chữ.

5. Lý Thái Tổ là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất, sau khi lên ngôi đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng là 9 hoàng hậu.

6. Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội ngày nay) năm Canh Tuất (1010), tương truyền khi đoàn thuyền đến đỗ bên bờ sông Hồng thì “có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự” (Đại Việt sử ký toàn thư) vì thế vua đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long. Đây là tên gọi của một kinh đô được sử dụng lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

7. Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên bố cáo cho thiên hạ biết việc vua sẽ trực tiếp xét xử các vụ án. Ngay sau khi lên ngôi ông đã ban chiếu quy định rằng: ‘Từ nay ai có việc tranh kiện nhau, cho đến triều tâu bày, vua sẽ thân giải quyết” (Đại Việt sử ký toàn thư).

8. Ở các đời vua trước đó, đơn vị hành chính còn đơn giản, chưa hoàn thiện; đến tháng 12 năm Canh Tuất (1010) Lý Thái Tổ chia lại khu vực hành chính trong cả nước thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, huyện, hương, giáp và thôn. Tại khu vực miền núi thì được chia thành các châu, trại, đạo.

9. Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên thực hiện chính sách dân tộc, với các vùng biên giới, khu vực miền núi thông qua các cuộc hôn nhân, để thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng quyền lực của triều đình trung ương. Đây là một chính sách rất đặc biệt của vương triều Lý và Lý Thái Tổ là người mở đầu chính sách đó. Sau khi lên ngôi, ông đã gả con gái là công chúa Đông Thiên cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu (nay thuộc Bắc Giang và một phần Lạng Sơn) là Giáp Thừa Quý. Kể từ đó các đời vua nối tiếp của triều Lý đều thực hiện chính sách liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số bằng quan hệ hôn nhân.

10. Lý Thái Tổ cho đúc tiền để lưu thông đầu tiên của triều Lý, đồng “Thuận Thiên đại bảo”, mặt sau có chữ Nguyệt. Tính từ kỷ nguyên giành được độc lập tự chủ thì đây là đồng tiền thứ 3 của dân tộc ta, sau đồng “Thái Bình hưng bảo” của Đinh Tiên Hoàng và “Thiên Phúc trấn bảo” của Lê Đại Hành.

11. Lý Thái Tổ là vị vua đặc biệt quan tâm đến việc sửa chữa, trùng tu lại các công trình tôn giáo. Cuối năm Canh Tuất (1010) ông “hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại” (Đại Việt sử ký toàn thư).

12. Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên cấp độ điệp cho sư tăng (độ điệp là một dạng văn bằng cấp cho người xuất gia tu hành). Việc cấp độ điệp được thực hiện bắt đầu từ năm Canh Tuất (1010).

13. Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên thực hiện miễn thuế cho dân chúng trong một thời gian nhất định. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, tháng 12 năm Canh Tuất (1010) vua “đại xá các thuế khóa cho thiên hạ 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu thiếu thuế đã lâu đều tha cho cả”.

14. Lý Thái Tổ !à vị vua đầu tiên quan tâm đến việc đào tạo, dạy dỗ công việc chính trị cho người kế vị sau này. Năm Nhâm Tý (1012) ông sai làm cung Long Đức ở ngoài hoàng thành cho Thái tử ra đó ở để gần gũi nhân dân nắm rõ và hiểu được đời sống xã hội.

15. Lý Thái Tổ là vị vua duy nhất trong lịch sử cho quân giao chiến với quân nước Nam Chiếu (một quốc gia cổ nay thuộc vùng Vân Nam Trung Quốc). Cuối năm Nhâm Tý (1012) ông nghe tin báo người Nam Chiếu xâm nhập châu Vị Long (nay thuộc Cao Bằng) bèn sai quân đi đánh, bắt được rất nhiều người và hơn 1 vạn con ngựa. Tháng giêng năm Giáp Dần (1014) 20 vạn quân Nam Chiếu tràn vào châu Bình Lâm (nay là Cao Bằng), “vua sai Dực Thánh vương đem quân đi đánh, chém được hơn 1 vạn đầu, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết” (Đại Việt sử ký toàn thư).

16. Lý Thái Tổ mở đầu cho các triều vua Lý chủ động cho quân Bắc phạt nhằm răn đe, làm nhụt tham vọng của Bắc triều và đề cao sức mạnh của mình. Năm Nhâm Tuất (1022) vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh Đại Nguyên Lịch (một vùng đất tiếp giáp giữa nước ta và Tống), sau đó “quân ta đi sâu vào trấn Như Hồng đất Tống, đốt kho tàng rồi rút về” (Đại Việt sử ký toàn thư).

17. Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên cho biên soạn phả hệ hoàng tộc, vào năm Bính Dần (1026) “mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu làm ngọc điệp (phả hệ)” (Đại Việt sử ký toàn thư).

18. Lý Thái Tổ làm vua 18 năm (1009-1028), đặt những nền móng đầu tiên khai mở cho sự phát triển một giai đoạn văn hóa lớn trong lịch sử dân tộc. Việt giám thông khảo tổng luận đánh giá về sự nghiệp của ông như sau: “Lý Thái Tổ nhân Ngọa Triều thất đức, hiệp điềm tốt, sét đánh thành chữ, ứng mệnh trời thuận lòng người, thừa thời mở vận; có đại độ khoan nhân, có quy mô xa rộng, dời đô định vạc, kính trời yêu dân; tô ruộng có lệnh tha, phú dịch có mức độ; Bắc Nam thông hiếu, thiên hạ bình yên”.

Câu hỏi thường gặp về Thái Tổ Lý Công Uẩn

Lý Công Uẩn dời đô năm nào?

Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long) vào năm Canh Tuất 1010.

Lý Công Uẩn là vị vua như thế nào?

Lý Thái Tổ – Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, sáng suốt và thương dân.

Lý Công Uẩn trị vì ngôi vua bao nhiêu năm?

Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn (974 – 1028), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028

Tên nước ta dưới thời Lý Thái Tổ là gì?

Nhà Đinh, sau khi định đô ở Hoa Lư đã đổi tên nước thành Đại Cồ Việt, quốc hiệu này được giữ tới khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, và sau đó đổi thành Đại Việt.

Vua Lý Thái Tổ có tên khác là gì?

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, tức ngày 21/11/1009 tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều nhà Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân.

Lý Thái Tông tên thật là gì?

Tiểu sử Thái Tông Hoàng đế tên thật là Lý Phật Mã (李佛瑪), còn có tên khác là Lý Đức Chính (李德政), là đích trưởng tử của Lý Thái Tổ. Ông sinh vào ngày 29 tháng 7 năm 1000 tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, lúc này Lý Thái Tổ vẫn còn làm quan dưới triều nhà Tiền Lê.

Lý Thái Tổ hiệu là gì?

Vua đầu tiên sáng lập nhà Lý là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) ở ngôi 18 năm (1009 - 1028). Trong thời gian trị vì, Lý Thái Tổ chỉ đặt một niên hiệu là Thuận Thiên có nghĩa là Thuận với ý trời. Niên hiệu đầu tiên của vị vua nhà Lý cũng thể hiện thông điệp“mệnh Trời”, là Thiên tử xứng đáng thay thế nhà Tiền Lê.

Vua Lý Thái Tổ tiếng Anh là gì?

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 March 974 – 31 March 1028), personal name Lý Công Uẩn, temple name Thái Tổ, was a founding emperor of Lý dynasty and the 6th ruler of Đại Việt; he reigned from 1009 to 1028.