Lý thuyết giá trị của Adam Smith

1. Vài nét về cuộc đời của Adam Smith

Adam Smith, [16 tháng 6 năm 1723; 17 tháng 7 năm 1790] là một nhà kinh tế học người Scotland; nhà triết học cũng như là một nhà triết học đạo đức, một người mở đường của kinh tế chính trị, và là một nhân vật then chốt trong thời kỳ Khai sáng Schottish, cũng được biết như là Cha đẻ của Kinh tế học hoặc Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản.

Smith được sinh ra tại thị trấn Kirkcaldy, thành phố Fife, Scotland. Cha của ông, cũng tên Adam Smith, một thành viên của hội luật sư Scotland [The Society of Writers to Her Majesty’s Signet], luật sư và công tố viên và cũng là một nhân viên kiểm soát thuế quan ở Kirkcaldy. Mẹ của Smith là Margaret Douglas, con gái của một chủ đất tên Robert Douglas vùng Strathendry, cũng ở trong Fife; bà đã cưới cha của Smith năm 1720. Hai tháng trước khi Smith được sinh, cha ông đã chết, để lại người vợ góa phụ. Ngày rửa tội của Smith ở nhà thờ Scotland tại Kirkcaldy vào ngày 5 tháng Sáu 1723 và ngày đó cũng được xem như ngày sinh của ông, do không ai biết chính xác ngày sinh của ông.

Mặc dù một vài sự kiện những năm đầu đời của Smith đã được biết, nhà báo Scotlan John Rae, người viết tiểu sử của Smith, đã ghi lại rằng Smith đã bị bắt cóc bởi người Ru-ma-ni lúc lên ba tuổi và được giải thoát khi những người khác đã giải cứu ông. Smith rất gần gũi với mẹ ông, người có thể đã khuyến khích ông theo đuổi hoài bão học thuật của ông. Ông đã gia nhập trường Burgh tại Kirkcaldy, được Rae mô tả như "một trong những trường trung học tốt nhất của Scotland tại thời điểm đó." Từ năm 1729 tới 1737, ông đã học tiếng Latinh, toán học, lịch sử và văn học.

Smith đã nhập học Đại học Glasgow khi ông 14 tuổi và đã nghiên cứu triết học đạo đức chịu ảnh hưởng của Francis Hutcheson. Tại đây, ông đã phát triển niềm đam mê của ông về tự do, lý trí, và tự do ngôn luận. Năm 1740, ông là sinh viên tốt nghiệp được nhận học bổng và giới thiệu để làm các nghiên cứu tại Đại học Balliol, Oxford, với học bổng Snell Exhibition.

Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường Balliol thuộc Đại học Oxford. Trong thời gian sáu năm tại trường đại học này, các sinh viên học tập cách tự học để quán triệt các tư tưởng triết học cổ điển và đương thời. Họ phải đọc các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La Mã, cùng với các công trình của các giáo sư đại học thời đó.

Khi trở lại Glasgow, Adam Smith đi tìm việc làm. Nhờ các quan hệ của gia đình bên mẹ, nhờ sự trợ giúp của nhà luật học và triết học Lord Henry Kames, Adam Smith được nhận làm giảng sư tại Đại học Edinburgh với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công [public lecture], đây là một hình thức giáo dục với tinh thần "cải tiến" được các nhà trí thức thời đó ưa chuộng.

Trình độ hiểu biết của Adam Smith đã khiến cho ông được mời làm giáo sư Lý luận [professor of logic] tại Đại học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau, trở thành giáo sư môn triết học luân lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự nhiên, đạo đức học, luật học và kinh tế chính trị học.

Vào năm 1767, ông được bầu vào Hàn lâm viện Hoàng gia [The Royal Society] và nhờ vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson, Edward Gibbson và có lẽ cả với Benjamin Franklin. Tới cuối năm 1767, Adam Smith trở lại Kirkcaldy và trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia rồi sau ba năm sống nơi thành phố London, tác phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776.

Adam Smith mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh, Scotland; cả đời không kết hôn và cũng không có con.

>> Xem thêm: Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam

2. Một số tác phẩm chính của Adam Smith

- "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres," 1748.

- "The Theory of Moral Sentiments," 1759. [copies [1], [2], [3]] *

- "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres" [1762-1763; in 1958]

- "Lectures on Jurisprudence," 1766.

- "An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations," 1776. [Copy [1], [2], [3], [4], [5], French transl. - Vol. 1, Vol. 2]

- "Account of the Life and Writings of David Hume", 1777.

- "Thoughts on the State of the Contest with America", 1778.

- "Essays on Philosophical Subjects", 1795 - gồm

+ "The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of Astronomy"

>> Xem thêm: Hợp đồng kinh tế là gì ? Quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế

+ The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Physics"

+ The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Logic and Metaphysics"

- "Of the External Senses"

- "Of the Nature of that Imitation which takes place in what are called the Imitative Arts"

- "Of the Affinity between certain English and Italian Verses"

- "Review of Johnson's Dictionary", 1755, Edinburgh Review

- "Letter to the Authors", 1756, Edinburgh Review

- "Preface and Dedication to William Hamilton's Poems on Several Occasions", 1748, 1758

- "Account of the Life and Writings of Adam Smith LL.D." by Dugald Stewart, 1793, Transactions of the Royal Society of Edinburgh

- " invisible hand, ". 1776

>> Xem thêm: Lời dạy của đức Khổng Tử - Giá trị cốt lõi của đạo đức

3. Tác phẩm The Wealth of Nations

Thật khó để có thể đánh giá một quyển sách khi chưa xem qua nó, trong trường hợp tác phẩm The Wealth of Nations, việc đọc quyển sách này quả là một công việc đáng khâm phục. Việc đọc tác phẩm The Wealth of Nations là nhiệm vụ mà mỗi sinh viên khoa kinh tế nên tìm đọc [ít nhất là một lần]. Vì quyển sách chứa đựng rất nhiều nội dung khác ngoài sự công kích chủ nghĩa Trọng thương [độc quyền] nổi tiếng của Smith và sự biện hộ của ông về tự do tự nhiên [bất can thiệp], chính vì điểm này mà quyển sách mới trở nên nổi tiếng. Rõ ràng, đây là một tác phẩm rất tuyệt, nếu xét theo tiêu chuẩn của thế kỷ 20, không phải là tác phẩm kinh điển nở hoa muộn màng mà còn nhiều chuyên luận kinh tế khác. Rất nhiều người đọc và trích dẫn ngay cả lúc Smith còn sinh thời.

Đôi khi phần nào ít đọc nhất lại là phần thú vị nhất khi Smith lạc đề về lịch sử giáo dục thời Trung cổ hay phương pháp chọn giám mục trong nhà thờ thời cổ đại. Bất kể những vấn đề lạc đề này, The Wealth of Nations vẫn chứa đựng phân tích kinh tế xác đáng và quan trọng.

Nội dung quyển The Wealth of Nations đề cập đến rất nhiều vấn đề. Tập I, nghiên cứu về phân công lao động, nguồn gốc và sử dụng tiền tệ, và xác định giá cả, tiền lương, lợi nhuận và tiền thuê đất, và sự lạc đề sinh động về những biến đổi trong giá trị của bạc. Tập II đề cập lý thuyết về vốn và lãi thường bị phỉ báng của Smith. Trong tập III, ôn lại sự phát triển kinh tế ở châu Âu từ thời cổ đại đến thế kỷ 18. Tập IV đề cập những hệ thống kinh tế chính trị khác nhau kể cả sự phê bình gay gắt chủ nghĩa Trọng thương và rào cản tự do mậu dịch. Tập V kết luận bằng chuyên luận khá dài về sự đánh thuế và chính sách tài chính ở Anh thế kỷ 18.

4. Của cải, thu nhập, lao động sản xuất và không sản xuất

Smith rõ ràng không đồng ý với phái Trọng thương về tính chất của cải của một nước. Ông nhận xét “Giá trị qúy kim cao không thể là bằng chứng của cảnh bần cùng hay hành động thô lỗ của bất cứ quốc gia cụ thể nào... Đây chỉ là bằng chứng của sự cằn cỗi ở các khu mỏ xảy ra vào thời điểm phải cung cấp cho giới thương mại” [Wealth of Nations, trang 238]. Đối với Smith, của cải quốc gia được đánh giá không chỉ bằng giá trị quý kim mà bằng “giá trị có thể trao đổi của sản phẩm hằng năm đối với đất đai và lao động trong nước”. Vì thế Smith muốn đề cập đến thuật ngữ “của cải quốc gia” về cơ bản giống như các nhà kinh tế học ngày nay muốn nói trong thuật ngữ “thu nhập quốc gia”.

Nhưng Smith cho rằng bản chất của cải phải là sự sản xuất hàng hóa cụ thể, và điều này dẫn đến sự phân biệt không thích hợp trong quyển II của The Wealth of Nations giữa lao động sản xuất và lao động không sản xuất. Theo phân biệt này, lao động sản xuất là lao động làm ra sản phẩm hữu hình có giá trị thị trường. Trái lại, lao động không sản xuất tạo ra sản phẩm vô hình như dịch vụ do thợ thủ công hay những người chuyên môn thực hiện. Smith mô tả đặc điểm đầu ra của chính ông [trong tư cách giáo viên] về bản chất là không sản xuất, vì không tạo ra sản phẩm hữu hình đem bán trên thương trường. Ông cũng xếp luật sư, thầy thuốc và các công nhân định hướng dịch vụ khác vào nhóm này.

Sự phân biệt này của Smith bị nhiều người gièm pha. Dĩ nhiên, thật vô lý khi mô tả đặc điểm các ngành nghề làm dịch vụ đơn thuần là không sản xuất bởi lẽ họ không làm ra hàng hóa hữu hình. Thế nhưng điều mà Smith nhắm đến là sự khác nhau giữa những hoạt động ấy làm gia tăng đầu tư ròng tổng hợp, vì thế phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tế, và những hoạt động này đơn thuần phục vụ nhu cầu gia đình. Sự phân biệt sau cùng hoàn toàn là một phân biệt có giá trị hoàn hảo trong lý thuyết kinh tế, mặc dù thuật ngữ dùng Smith có sự không chính xác lắm . Cũng nên lưu ý rằng Smith không xem công nhân không sản xuất là vô dụng, đơn giản là ông không xem hoạt động của họ như để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

4. Vai trò Tư bản

Trong khi phân công lao động [Smith xem là khuynh hướng vốn có trong xã hội] mở đầu tiến trình phát triển, chính sự tích lũy Tư bản giúp cho tiến trình ấy tiếp diễn. Yếu tố then chốt trong tiến trình phát triển là tự nhiên, tích lũy, và sử dụng đồng vốn. Qua từ “đồng vốn”, Smith ngụ ý của cải theo nghĩa hiện đại, một phần [hay tất cả] của cải dành cho tiêu dùng và một phần dành cho việc thu lợi tức khác thông qua đầu tư. Đầu tư càng lớn, thì khả năng phát triển của một nước càng nhiều. Tích lũy Tư bản, sẽ được thu hồi, mở rộng quỹ-lương, đến lượt quỹ-lương tạo ra số công nhân đông hơn tham gia vào hoạt động sản xuất, do đó làm tăng sản lượng quốc gia.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Hiệp ước Quý Mùi năm 1883 [còn gọi là Hiệp ước Hacmăng].

Công nhân dùng hết quỹ-lương qua thời gian khi họ ứng trước từ quỹ- lương vì sinh kế trong tiến trình sản xuất. Thế nhưng, vào cuối giai đoạn sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đem bán, thường là có lời sao cho kho hàng hóa tiền lương [Tư bản] được bổ sung, và thậm chí gia tăng, bằng số lợi nhuận thu được. Bằng cách này, thông qua tích lũy lợi nhuận, kho Tư bản tăng theo thời gian, vì thế hỗ trợ cho nhiều công nhân hơn và sản lượng lớn hơn trong giai đoạn sản xuất kế tiếp.


LUẬT MINH KHUÊ [Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề