Mả táng hàm chó nghĩa là gì

Ca dao tục ngữ khác:

  • Cả làng có một thầy đồ, Dạy học thì ít bắt cua thì nhiều, Thương thầy trò cũng muốn theo, Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi
  • Nhỏ còn thơ dại biết chi, Lớn rồi đi học học thì phải siêng, Theo đời cũng thể bút nghiên, Thua em kém chị cũng nên hổ mình
  • Muốn ăn cơm trắng cá thèn, Thì về Đa Bút đi rèn với anh, Một ngày ba bữa cơm canh, Tối về quạt mát cho anh ngồi rèn
  • Lấy chồng thợ mộc sướng sao, Mạt cưa rấm bếp vỏ bào nấu cơm, Vỏ bào còn nỏ hơn rơm, Mạt cưa rấm bếp còn thơm hơn trầm
  • Hỏi anh làm thợ nơi nao, Để em gánh đục gánh bào đi theo
  • Vạn Vân có bến Thổ Hà, Vạn Vân nấu rượu Thổ Hà nung vôi, Nghĩ rằng đá nát thì thôi, Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng
  • Non kia ai đắp mà cao, Sông sâu ai bới ai đào mà sâu?, Nước non là nước non trời, Ai phân được nước ai dời được non
  • Đại Hoàng phong cảnh hữu tình, Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài
  • Trăng mờ còn tỏ hơn sao, Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi
  • Ruộng đồng mặc sức chim bay, Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua
  • Xem tất cả >>

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây

Trước Sau

Ca dao tục ngữ Gửi ca dao tục ngữ >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Tags: Nhà em mả táng hàm rồng,Thì em mới lấy được chồng thợ khay

Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Trong kỳ đầu tiên của phần trấn yểm của người phương Bắc, ta sẽ đến với cột mốc đầu tiên trong lịch sử của series – thời nhà Đinh.

Vào thời điểm hậu Ngô Vương, đất nước ta lúc ấy bị chia thành 12 vùng, mỗi vùng có một sứ quân cát cứ. Họ có đầy đủ binh lực, thành luỹ và dân cư. Tạm hiểu lúc ấy nước ta giống như có 12 nước nhỏ độc lập nằm trong vậy, Điều này vô hình chung là điều kiện vô cùng, vô cùng thuận lợi cho ý đồ của giặc phương Bắc nói chung và những thầy phù thuỷ – địa lý của chúng nói riêng.

Vì sao? Đơn giản là vì khi chiến tranh liên miên, đất đai sẽ bỏ trống, dễ tìm được đất quý vô chủ. Mỗi một mảnh đất, khi có người ở, đều có một thổ công được thờ cúng, dựa theo bản tính của gia chủ cũng như vào địa lý, phong thuỷ , mà thổ công có những pháp lực riêng, mạnh yêu khác nhau. Mặt khác nếu gia chủ truyền lại chon dòng họ mình thì những trưởng nam sẽ tiếp tục nối dài vượng khí của khu đất đó, bởi vậy thời xưa và cả thời nay, những gia đình có trên 3 đời đã ở tại 1 mảnh đất thường có được sự che chở, phù hộ nhất định. Giống như đất ở, huyệt mộ cũng thế, vậy nên có những dòng họ lớn thường có cả một khu để an táng người đã khuất [như nhà mình, có một khu nằm ở phía nam sườn núi dành cho những người đã cải mộ, phía bắc dành cho người chưa cải táng] cốt để nối tiếp long mạch, vượng khí, nhằm dung hoà những điều đó vào trong linh khí của dòng họ. Cũng bởi vậy vấn đề sinh con trai thời xưa luôn nặng nề.
Quay trở lại chủ đề chính, thời đó các sứ quân có thực lực ngang ngửa nên tạo thế giằng co nhau làm cho bách tính lầm than. Những thời điểm đó, các thần và thánh đều quyết định sẽ làm một số tác động nhỏ để những vị anh hùng, hào kiệt được giáng trần, trị quốc, bình thiên hạ.

Một ngày nọ, thứ sử Đinh Công Trứ, một bộ tướng của Dương Đình Nghệ và sau này phục vụ trong triều đình của Ngô Vương nhận được tin vui rằng phu nhân đã hạ sinh một bé trai mà theo lời của bà đỡ rằng, khi sinh ra, bà nhìn thấy ánh hào quang phảng phất và ngờ ngợ nhìn thấy hình hài một cong rồng quấn quanh cậu bé. Nếu như theo chính sử thì Đinh Bộ Lĩnh mất cha từ hồi nhỏ, nhưng kì thực ông sinh năm 924 và Đinh Công Trứ lại mất vào 940 thì không thế tính là nhỏ được…Tạm bỏ qua sự khúc mắc về thời gian thì một truyền thuyết phổ biến hơn nói rằng Đinh Bộ Lĩnh không phải con ruột của quan Thứ sử.
Ngày đó ở thôn Kim Lư – Đại Hữu [nay thuộc Gia Viễn – Ninh Bình] có nạn rái cá. Chẳng biết từ đâu có một con rái cá vô cùng to lớn, phải to cỡ 1 người đàn ông lực lưỡng, ngày nào cũng lên bờ và phá làng xóm, ăn trộm đồ ăn thức uống. Loài rái cá lại khôn, hễ thấy động là nhảy xuống sông mà trốn, thành thử rất khó bắt, lại thêm việc chiến tranh liên miên nên làng quê thiếu sức đàn ông thì sao có thể cự lại dị thú như này. Vân vân và mây mây, đại loại là vì nhà Đinh Bộ Lĩnh lúc đó khá đầy đủ nên không phải lo, coi như con rái cá chưa tồn tại. Tuy nhiên, số phận đã được định sẵn, vào một ngày phu nhân quan thứ sử đi lễ [ hoặc lấy nước, tuỳ theo nguồn truyện ]. Trên đường đi về bà có đi qua một hang đá, trong hang có một phiến đã khá lớn và lại có một dòng suối chảy qua, nghe đồn rằng nước suối đó là nước thiêng nên bà mới vào để lấy một bình nhỏ mang về. Đang lấy dở thì từ dưới nước, một con rái cá khổng lồ phóng lên và … sau đó, bà trở về nhà và có thai…Lúc hạ sinh Đinh Bộ Lĩnh thì quan thứ sử vui lắm, vì có một đứa con trai trong thời buổi loạn lạc để giữ hương hoả và kế thừa ý chí của người cha là một điều tuyệt vời… chắc các bạn đọc cũng biết ai là cha Đinh Bộ Lĩnh rồi nhỉ :>

Một thời gian ngắn sau thì quan thứ sử mất, hai mẹ con phải về sinh sống với nhà họ ngoại ở đất Nho Quan. Trong thời gian này, vì còn nhỏ và chưa nhớ rõ mặt cha nên cậu bé Đinh Bộ Lĩnh hay hỏi mẹ về người cha của mình, bà mẹ thì thật thà, luôn đáp lại: “Bố mày là con rái cá ấy, nhớ chưa.” Không biết do trùng hợp hay như nào mà Đinh Bộ Lĩnh bơi lặn rất giỏi, kỳ tài, người thường tuyệt nhiên không làm được. Một dạo, người ta săn lùng dữ quá nên con rái cá đành chịu bắt, họ giết và xẻ thịt nó, mẹ Đinh Bộ Lĩnh cũng có mặt và bà nhanh tay thu lượm được phần xương xót lại, gói vào một tấm da và để vào bếp, bà hay chỉ vào và bảo với cậu bé Đinh Bộ Lĩnh: “xương của bố mày đấy, nhớ chưa.” Ngày đó Đinh Bộ Lĩnh hay chơi trận giả với đám trẻ làng bên, như rất hay thua, có lần còn bị Dương Vân Nga đuổi đánh [Dương Vân Nga xưa là con chú bác bên ngoại, cũng hay chơi đánh trận giả], một điểm may mắn là trong những ngày này, Đinh Bộ Lĩnh gặp được hai người bạn cùng chí hướng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc mà sau này trở thành 2 trong số Tứ Trụ triều đình nhà Đinh, còn Dương Vân Nga thì sau này thành Hoàng hậu.

Một hôm nọ đang ở nhà nấu cơm khi mẹ đi làm đồng, có một người khách Trung Quốc đi qua và nhờ Đinh Bộ Lĩnh: “Ta ở xa, mới qua đây, chẳng giấu gì cháu, ta có một vật muốn xem xét, mà nó lại nằm dưới sông, làng này chỉ có cháu có tài bơi lặn, nếu cháu chịu giúp, ta sẽ cho cháu 50 lạng vàng, một nửa đưa luôn, một nửa lấy sau khi xong việc.” Vì việc này được trả công hậu hình nên Đinh Bộ Lĩnh nhận lời luôn. Ra đến giữa dòng, Đinh Bộ Lĩnh có lặn xuống, dưới sông có một mỏm đá, tạc hình Hàm Rồng, trong miệng con rồng lại có một gò nổi cao, trên gò là hình dáng một con ngựa đá rất tinh xảo, Đinh Bộ Lĩnh thấy vậy thì quay lên báo cho người khách, ông ta liền lấy một nắm cỏ, bảo Đinh Bộ Lĩnh lặn xuống, đặt vào miệng ngựa xem sao, kì lạ là con ngựa đá đó nhai nắm cỏ y hệt ngựa sống. Ông khách biết đã tìm được huyệt quý, con Đinh Bộ Lĩnh thì nhận được tiền thù lao như đã định. Ông khách quyết định gửi lại 1 vật làm tin, nói rằng sau này sẽ quay lại và nhờ nữa.

Đinh Bộ Lĩnh vốn là người sáng dạ, sau khi chứng kiến việc đó thì biết huyệt mộ chỗ đó là nơi tốt, bèn đem xương cốt của rái cá, cho vào miệng ngựa, ngựa ngấu nghiến nhai hết, xong việc, Đinh Bộ Lĩnh bơi lên và trở về nhà. Mẹ Đinh Bộ Lĩnh sau đó cũng chỉ biết loáng thoáng rằng con mình có làm việc gì đó cho một người khách Tàu nên kiếm được chỗ vàng trên. Sau đó, những ngày ông chơi trận giả càng ngày càng thắng, bọn trẻ thường làm kiệu cho ông và lấy cờ bông lau làm lọng cho ông. Sau đó ngày còn gặp thêm Lưu Cơ, Trịnh Tú, hai mảnh ghép còn lại, mà sau này trở thành những người còn lại của tứ trụ triều đình nhà Đinh.

Một thần tích nữa là sau khi táng cốt cha, một lần có xung đột với người chú, chú đuổi, ông chạy qua sông bị ngã, chú định chém thì có 2 con rồng bay xuống che cho Đinh Bộ Lĩnh, từ đó người theo ông càng nhiều.

Về phần người khách, ông ta thực chất là một thầy địa lý của Bắc Quốc, vì đêm nằm mộng thấy ở trời Nam có sao rơi xuống, lại thấy một dải lụa điều vắt qua, biết đó là điềm báo huyệt quý, nghìn năm mới có một nên tức tốc sang nước Nam và quả thực huyệt mộ tìm được quả không phí công, một huyệt đẹp có thể làm thay đổi số phận của một người, sau khi táng vào không quá 20 năm sau sẽ phát, phát thành lãnh chúa, đế vương là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên y tính sai một bước, Đinh Bộ Lĩnh không phải người thường, ông sinh ra với chân mệnh, và ngôi huyệt quý kia đã có chủ.

Tạm bỏ qua những thăng trầm của Đinh Bộ Lĩnh khi đánh Đông dẹp Bắc, hãy về với mưu đồ và cách thức hắn ta trả thù Đinh Bộ Lĩnh khi biết ngôi huyệt quý bị nẫng tay. Một thời gian sau, cỡ chừng 10-15 năm sau thì hắn ta quay lại, một phần vì lúc đó bên Bắc Quốc cũng khá loạn lạc, lại thêm việc cải táng phải có thời điểm, hắn đánh giá thấp dân nước Nam…Khi hắn quay lại thì lúc đó Đinh Bộ Lĩnh đã thành một hào trưởng cát cứ một khi, được sứ quân Trần Lãm tin tưởng trao binh quyền vào tay, lại có tứ trụ hộ vệ là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, ngày mà Đinh Bộ Lĩnh xưng đế không còn xa. Hắn tức lắm vì một ngôi huyệt quý như thế, mất rất nhiều công và tiền bạc, hẳn 50 lạng vàng :> mà không giữ được huyệt mộ, nên hắn rắp tâm yểm và làm sao cho con người này phải thân bại danh liệt.

Hắn ta sẽ đi từ bước dễ nhất, tán tụng , để cho Đinh Bộ Lĩnh bị lời tán tụng này mê hoặc mà tự huỷ hoại đi ngôi huyệt quý này. Hắn tìm một lò rèn và tự tay rèn nên hai thanh gươm quý. Những thanh gươm này hoàn toàn không phải là gươm thường, chúng cũng có những khả năng ưu việt như thanh gươm báu mà Cao Biền đã dùng trong suốt những chuyến trấn yểm của y. Gươm phù thuỷ cần phải rèn một cách tỉ mỉ thì mới có thể linh nghiệm. Đầu tiên thứ quặng dùng để rèn phải là quặng tốt và nếu là thứ quặng kỵ linh khí thì càng ổn. Thường chỉ có đồng đen mới kỵ linh khí, mà vũ khí đồng thì lại quá nặng và không ăn thua so với vũ khí sắt và thép, nên coi như bỏ, chỉ còn cách tìm loại nguyên liệu tinh khiết, vì càng tinh khiết lại càng dễ yểm, giống như có một tờ giấy trắng vậy, càng trắng càng dễ viết. Sau khi rèn xong, người dùng có thể cần yểm bùa tuỳ theo ý, nếu chỉ là bùa bình an hay bách thắng thì tuỳ phép lực của thầy bùa mà hiệu nghiệm khác nhau, còn loại gươm báu để triệt tinh khí thì phải cần những loại ngải, bùa đặc biệt, có thể cần cả máu của người luyện. Thường thì sẽ yểm bằng tro cốt của một người chết nào đó có oán khí nặng, xương ngựa, voi [vì là những con vật đi theo đế vương nên được coi trong] và cả trinh nữ [hơi hao trinh nữ nhờ XD nên là khuyên các bạn nên tìm người bảo kê sớm cho mình nếu xuyên không về thời đó]. Sau đó thì lại cần thời gian để kiếm thấm được phép yểm, tóm lại khá lâu, nhưng xứng đáng với công bỏ ra.

Luyện xong kiếm, y khăn gói tới gặp Đinh Bộ Lĩnh, chẳng khó để Đinh Bộ Lĩnh nhận ra người khách ấy, ông đón tiếp rất hậu. Người khách tạ ơn, bảo:”Năm ấy ta tìm huyệt mộ đó là để an táng bậc phụ thân, vì xa xôi loạn lạc mà không quay lại sớm hơn, nay thấy ngôi huyệt có chủ, mà lại là một bậc kỳ tài, âu cũng là duyên số, chẳng giấu gì đại vương, ta có đôi gươm báu, thường mang theo phòng thân, được dặn lại là nếu gặp một người có tinh rái cá nên đưa lại, nếu được táng vào huyệt quý, sẽ có được thiên hạ”. Nói đoạn trao cho Đinh Bộ Lĩnh hai thanh gươm đó. Lúc đó Đinh Bộ Lĩnh cũng không để ý nhiều nên liền nhận, trao cho người khách lộ phí cùng những món quà tạ ơn. Sớm sau, người khách rời đi. Ngài liền nghe theo lặn xuống lòng sông và để đôi gươm lên đầu ngựa…
Kể từ bữa ấy, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được ca tụng là Vạn Thắng Vương, chẳng mấy chốc đã thống nhất giang sơn, lập ra nhà Đinh, xưng là Đinh Tiên Hoàng đế, hoàng hậu là Dương Vân Nga, tứ trụ triều đình là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, lại có con cả là Nam Việt Vương Đinh Liễn tài trí hơn người, bộ tướng Lê Hoàn tài năng xuất chúng, xây dựng nên triều đình vững mạnh, lấy đất Hoa Lư dựa núi nhìn sông làm kinh đô, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, mở đầu cho sự vững mạnh của nước Nam.

Tuy nhiên nhà vua nào biết rằng, một ngày nọ, đoạn sông có huyệt quý đó bỗng nước đỏ ngầu, sóng dữ cuộn tròn, người dân quanh vùng bảo hôm đó, nghe đâu lòng sông sụt một đoạn to, mưa bão ào ạt, trong cơn bão, thấp thoáng trong màn sương là hình bóng một con tuấn mã cụt đầu.

Huyệt quý của nhà vua, không sớm thì muộn sẽ phát Đế vương, thanh gươm của người khách lạ kia có khắc chữ Vạn thắng, ý muốn nói nhà vua đánh đâu thắng đó, nhưng nhà vua không biết rằng, khi thanh gươm kia được đặt gần đầu ngựa, nó đổi thành màu đen kịt, chữ Vạn thắng kia bỗng biến thành Diệt Vong. Nhà vua đã để thanh gươm ở vị trí nhạy cảm, hình thế gần giống như việc chặt đầu ngựa. Trong bài phong thuỷ mình có nhắc đến việc huyệt quý, chỉ có sự can thiệp cực nhỏ vào nơi tụ thì sẽ gây thảm hoạ, đây chính là thảm hoạ đó.
Khi lên ngôi ít lâu, vua đã quá vội vàng mà đặt hoàng tử Đinh Hạng Lang làm thái tử, Đinh Liễn mặc dù theo cha từ thưở hàn vi nhưng lại không được nối dõi, người đã cho thích khách, ám sát thái tử, việc này dẫn đến sự rạn nứt trong triều đình. Lúc đó tướng quân Lê Hoàn lại là người nắm giữ quyền lực, chính trong tứ trụ cũng có sự phân hoá.

Vào một đêm khi cả vua và hoàng tử Đinh Liễn trở về sau yến tiệc, viên quan Đỗ Thích đã giết cả vua và hoàng tử, chính thức đưa triều đại nhà Đinh vào hỗn loạn. Tất cả đều nằm trong tính toán của người khách kia, đầu tiên nhà vua sẽ có tất cả, rồi dần dần mất tất cả bởi những điều nhỏ nhặt nhất. Đỗ Thích vốn là tâm phúc của vua, có công cõng vua thưở hàn vi, khi ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tuy nhiên y không có nhiều tài nghệ nên chỉ được làm một chức nhỏ trong cung, nhưng lại có quyền tâu và gặp vua khá thường xuyên.

Người khách phương Bắc kia, có thể là một nhà địa lý nào đó, vì trả thù mà làm vậy, nhưng nếu không đơn giản là vậy? Nếu hắn ta chính là một trong những hậu bối của Cao Biền, sang nước Nam vừa để tư lợi, vừa để kìm hãm sự phát triển của nước Nam.

Câu chuyện có một phần được ghi chép trong các sách chính thống [sẽ được nêu ở phần comment cho ai cần], một phần truyền miệng và một phần từ chính bản thân mình chắp nối. Vậy nên về câu chuyện kỳ này nói riêng và những bài viết của mình về chủ để này nói chung, đều không có ý nghĩa tham khảo nhiều về mặt lịch sử hay thực tế mà chỉ có ý nghĩa về mặt thần thoại – truyền kỳ, nếu có những thông tin nào không như mình viết mong các bạn cũng hiểu cho đây chỉ là tác phẩm có rất ít chất liệu lịch sử và đừng lấy nó làm tư liệu chính thống. Mình cảm ơn các bạn đã ủng hộ.

Khá buồn là lần này chưa có sự can thiệp của những vị thần thánh bảo hộ, nhưng, sự thật là các vị thần thánh, chưa bao giờ bỏ không vận mệnh của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề