Máy bay không người lái của Trung Quốc

Theo trang tin Dwnews ngày 3/9, GJ-11 [Công Kích-11] là máy bay không người lái tấn công tốc độ cao cánh dơi tàng hình đầu tiên trên thế giới đã chính thức được đưa vào sử dụng. Nó có thể mang nhiều bom dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương. GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập, hóa thân thành một máy bay ném bom tàng hình; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một "người bạn sát cánh trung thành" để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu "bầy sói" và giành quyền khống chế trên không. Vì vậy, GJ-11 được coi là "thanh kiếm sắc bén" số một trong hệ thống UAV của quân đội Trung Quốc [PLA].

GJ-11 diễu hành cùng các mẫu UAV quân sự khác [Ảnh: CCTV].

GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. Đồng thời, nó được lắp động cơ phản lực WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời lượng bay liên tục hơn 6 giờ.

Máy bay không người lái GJ-11 xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc [1/10/2019], cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội. Video phát trên CCTV của Trung Quốc cho biết, khi đó, Đài truyền hình quốc gia Nga nói rằng hình dạng độc đáo của đôi cánh khiến máy bay không người lái GJ-11 gần như vô hình trước sóng radar, còn người dẫn tin tức của Anh thì đã thốt lên “Really amazing” [thật đáng kinh ngạc].

Kích thước GJ-11 rất lớn so với các mẫu UAV khác [Ảnh: Dwnews].

Ngoài ra, tạp chí khoa học hàng không vũ trụ Tri thức hàng không của Trung Quốc ngày 3/9 đã đăng bài có tiêu đề "Đây là đối tác vàng của J-20 chăng? Máy bay không người lái tàng hình GJ-11 đã gần đạt tới sự hoàn hảo”. Bài báo viết: “Chiếc máy bay không người lái tấn công này một lần nữa gây chấn động thế giới khi nó ra mắt. Nó đã được đưa vào phục vụ trước các máy bay không người lái tương đương của Mỹ và châu Âu, khiến người Mỹ buộc phải đưa ra chỉ trích, nói rằng số bom đạn mà nó mang theo là quá lớn, vi phạm công ước quốc tế".

Theo bài báo, về khả năng tấn công, GJ-11 chủ yếu hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất và có thể mang nhiều loại tên lửa không đối đất hoặc bom có ​​tính nổ phá cao. Nhưng do phải có thêm tính năng tàng hình, nên khoang vũ khí phải đặt bên trong máy bay. Nó cũng có khả năng mang tên lửa không đối không. Do hiện nay là thời đại chiến trường kết nối mạng nên GJ-11 mang tên lửa không đối không có thể được sử dụng như một bệ phóng cơ động trên không, sử dụng khả năng tàng hình của nó để phục kích hoặc tấn công lén các máy bay chiến đấu của đối phương với sự dẫn đường của các máy bay chiến đấu khác hoặc từ dưới mặt đất.

UAV GJ-11 bay thử nghiệm lần đầu ngày 21/11/2013 [Ảnh: Dwnews].

Bài báo của Tri thức Hàng không chỉ ra rằng, GJ-11 có thể mang nhiều vũ khí nên nếu cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các máy bay chiến đấu như J-20 hay J-16, nó có thể phóng tên lửa dưới sự điều khiển của phi công chiếc máy bay tiêm kích. Một mặt, phương thức tấn công như vậy làm tăng mật độ hỏa lực của một cuộc tấn công; mặt khác, nó cũng có thể trực tiếp nâng cao sự an toàn chocác phi công của máy bay chiến đấu có người lái.

Theo phán đoán, với đôi cánh có thể gập lại của GJ-11, nhiều khả năng nó có khả năng được đưa lên tàu chiến. Khi GJ-11 được triển khai trên tàu, nó sẽ có hai kiểu tác chiến. Thứ nhất là chiến đấu một mình. Với khả năng tàng hình tốt, nó có thể trực tiếp đột phá các lớp mạng lưới phòng thủ của đối phương. Kiểu tác chiến thứ hai là phối hợp với máy bay cất cánh từ tàu sân bay hoặc máy bay ném bom H-20, hỗ trợ hỏa lực mạnh nhất khi hoạt động với vai trò máy bay yểm trợ.

Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 [Ảnh: Dwnews].

GJ-11 là kiểu máy bay tấn công không người lái tàng hình cỡ lớn được thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay [AVIC] Thẩm Dương và được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Đô [Hongdu] chế tạo; có bố cục cánh dơi và cửa lấy khí tàng hình. Người thiết kế chính của GJ-11 là Lưu Chí Mẫn, Phó giám đốc Viện AVIC Thẩm Dương

Dự án máy bay chiến đấu không người lái mang tên “Lijian” [Lợi Kiếm, tên tiếng Anh là Sharp Sword] được khởi động vào năm 2009 và chiếc đầu tiên được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày 13/12/2012, sau đó bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất. Cổng nạp khí tàng hình phản bức xạ thấp tiên tiến của máy bay đã được thử nghiệm trên bệ xe trong hơn một tháng trong quá trình chạy thử nghiệm phối hợp với động cơ.

Đội hình 15 chiếc J-20 tại cuộc diễu binh hôm 1/8/2021 [Ảnh: Dwnews].

13 giờ ngày 21/11/2013, chiếc máy bay cường kích chiến đấu không người lái Lijian đầu tiên đã thực hiện thành công chuyến bay tại một trung tâm bay thử nghiệm ở Tây Nam Trung Quốc. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Anh thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu không người lái chuyên dụng.

Vào ngày 24/5/2016, cơ quan truyền thông chính thức của AVIC Tin tức Hàng không Trung Quốc đã đưa tin dự án "đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc, đã đột phá một số công nghệ quan trọng trong lĩnh vực máy bay không người lái và lấp đầy khoảng trống trong nước”. Người bình luận quân sự của mạng Guancha cho rằng máy bay được chấp nhận có nghĩa là dự án này chính thức kết thúc và chuyển sang dự trữ kỹ thuật. Có tin nói rằng Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20, có một số tính năng kỹ thuật tương tự như B-2 của Mỹ; một phần công nghệ của Lijian cũng có thể được áp dụng vào loại máy bay ném bom chiến lược này.

Hình vẽ ý tưởng về máy bay ném bom tàng hình H-20 trên tàu sân bay [Ảnh: Dwnews].

Vào cuối tháng 12/2017, một bức ảnh về mô hình Lijian dưới dạng quà lưu niệm được nhân viên nội bộ của AVIC tung lên mạng Internet, mô hình này có tất cả các chi tiết ngoại hình của máy bay thật. Có thể thấy đây là phiên bản cuối cùng với cửa phụt ở đuôi đã không thể nhìn thấy được.

Lần đầu tiên Lijian xuất hiện trước công chúng là trên xe kéo tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 70 năm 2019 với tên gọi GJ-11, cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, thành công của chuyến bay đầu tiên đã đánh dấu bước đột phá của các hãng sản xuất máy bay không người lái [UAV] ở Trung Quốc trong việc dự báo thời tiết. 

Những chiếc máy bay này có khả năng phát hiện mây, mưa, gió và các hạt sol khí [Aerosol] trên đường bay của chúng dựa vào công nghệ viễn thám.

Máy bay có tải trọng lớn, độ bền cao, chi phí bảo trì thấp và được triển khai nhanh chóng, đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên kéo dài 75 phút từ một sân bay ở tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc. Chiếc máy bay đã chứng minh được sự an toàn cũng như khả năng vận hành trên không.

Theo Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, một nhà phát triển máy bay, chức năng mới của máy bay là sử dụng đồng thời cả sóng và tia laze để dự báo tình hình thời tiết, cùng với đó là khả năng phát hiện chủ động và bị động các hiện tượng thời tiết tại chỗ nhờ công nghệ viễn thám.

Theo đánh giá của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc, những chiếc máy bay không người lái này có thể góp phần giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai và bảo vệ hệ sinh thái. 

Tuần trước, Cục Khí tượng Trung Quốc [CMA] đã phát đi cảnh báo đỏ [mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo thời tiết của Trung Quốc về nắng nóng] đối với một số khu vực thuộc tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc Trung Quốc. Theo các nhà khí tượng học, mùa hè năm 2022, Trung Quốc đã phải trải qua đợt nắng nóng lớn nhất trong suốt 6 thập kỷ.

Trung Quốc thử nghiệm máy bay không người lái trong tự nhiên

VTV.vn - Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái thành công vượt rừng trúc.

Đây là lần đầu tiên thử nghiệm này được thực hiện trong môi trường hoàn toàn tự nhiên. Mục đích thử nghiệm là nhằm đánh giá khả năng vượt địa hình, thích nghi với môi trường, tránh nguy cơ va chạm của thiết bị bay không người lái.

10 máy bay không người lái có kích thước bằng lòng bàn tay, được trang bị camera đo chiều sâu, độ cao và một máy tính trên bo mạch. Tiến bộ lớn nhất của chúng là sở hữu một thuật toán thông minh giúp tránh va chạm, bay hiệu quả và phối hợp với các thiết bị trong đội bay.

Những máy bay không người lái này dự kiến sẽ được chính thức đưa vào sử dụng trong vài năm tới.

Đức lần đầu tiên cho phép vũ trang các máy bay không người lái

VTV.vn - Bộ Quốc phòng Đức có ý định vũ trang hoàn toàn cho các máy bay Heron TP mua của Israel với tổng ngân sách khoảng 152,61 triệu Euro.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

máy bay không người lái

Video liên quan

Chủ Đề