Công thức liên hệ giữa chu kì tần số và bước sóng của sóng điện từ trong chân không là

Với giải câu C2 trang 112 sgk Vật lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí lớp 12. Mời các bạn đón xem:

Tần số là gì? Công thức tính tần số dựa theo những yếu tố nào. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về tần số là gì? nhé

Tần số [tiếng Anh là Frequency] có nghĩa là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian. Để tính tần số, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng và chia cho khoảng thời gian đã chọn. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tần số Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz là tần số lặp lại của hiện tượng đúng bằng 1 lần trong mỗi giây

Tần số là gì?

Chu kì dao động là thời gian để vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Kí hiệu: T.

Mối quan hệ của chu kỳ và tần số:

Chu kì nghịch đảo với tần số dao động. Ta có thể tính chu chu kì từ tần số và ngược lại. T = 1/f,  f =1/T.

  • Hertz [Hz]: là đơn vị đo tần số.
  • Chu kỳ: là một làn sóng hoàn chỉnh của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều
  • Luân phiên: là một nửa chu kỳ
  • Thời gian: là thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh của làn sóng
  • Tần số âm thanh: từ 15 Hz đến 20kHz [phạm vi tần số âm thanh tai người nghe được]
  • Tần số vô tuyến: từ 30 – 300 kHz
  • Tần số thấp: 300 kHz – 3 MHz
  • Tần số trung bình: 3-30 MHz
  • Tần số cao: 30-300 MHz

Tần số được tính qua liên hệ với chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của hiện tượng. Tần số f bằng nghịch đảo chu kỳ T theo công thức là f= 1/T.

Là số lần thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một thời gian nhất định. Bước sóng bằng chu kỳ nhân với vận tốc sóng, tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng = f = v / λ.

Là các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử có dạng màn hình như tần số quét tivi, smartphone, laptop,… ở màn hình LCD hoặc màn hình LED.

Là một dạng năng lượng cảm nhận thông qua sóng lan truyền trong không gian, dẫn đến thích giác con người, con người có thể nghe được trong khoảng từ 20 – 20.000 Hz.

Khi có được bước sóng và vận tốc dao động của tần số, bạn có thể áp dụng theo công thức nhau sau f = V / λ

Trong đó:

V: vận tốc sóng

f: tần số

λ: bước sóng.

Khi tính bằng bước sóng bạn nên chú ý đơn vị đã được cho và đổi thành đơn vị m để dễ dàng tính toán hơn.

Đối với môi trường chân không, vận tốc sóng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Chúng khác với môi trường ngoài chân không. Công thức sẽ là

f = C/ λ

Trong đó:

λ: bước sóng.

C: vận tốc ánh sáng

f: tần số

Đối với công thức này thì thời gian và tần số là hai đại lượng chính cần thiết để hoàn thành một dao động sóng và tỉ lệ nghịch với nhau.

Công thức sẽ là: f= 1/T

Trong đó

f: tần số

T:  chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động.

Công thức tần số khi biết tần số góc của một sóng là: f = ω/[2π]

Trong đó, ω là tần số góc, f là tần số chuẩn, π là hằng số pi, có giá trị khoảng 3,14.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tần số là gì? Để có thể áp dụng chúng vào trong đời sống thực tế nhé.

>>> Tham khảo: Technology là gì? bao gồm những gì?

Tìm x [Vật lý - Lớp 7]

1 trả lời

Không tính giá trị, hãy giải thích tại sao [Vật lý - Lớp 6]

2 trả lời

Nêu các tác dụng của dòng điện? [Vật lý - Lớp 7]

4 trả lời

Điền vào ô trống [Vật lý - Lớp 6]

1 trả lời

Em hãy xác định khối lượng của một gói kẹo [Vật lý - Lớp 6]

1 trả lời

Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả các cách biến và hữu dụng nhất để tính được tần số sóng. Từ công thức tính tần số dựa vào bước sóng trong phần sóng, sóng điện từ cho đến tần số góc của chuyện động tròn.

>>> Lớp Tổng ôn và Luyện đề Tốt nghiệp THPT 2023 môn Vật lý thầy Ngọ

Tần số hoặc tần số sóng, là phép đo số lượng dao động ghi nhận được trong một thời gian xác định. Tùy thuộc vào các thông tin để bài cho mà bạn có thể tính được tần số theo cách này hay cách khác. 

Vậy thì còn ngại gì nữa mà không lấy giấy bút ra, thực hành và nắm bắt ngay tất tần tật các công thức mà bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi như thế này. Bắt đầu nào!

I. Công thức tần số: Dựa vào bước sóng.

1. Công thức: Khi biết trước bước sóng và vận tốc dao động, tần số có thể được tính như sau: f = V / λ

– Trong công thức này, V là vận tốc sóng, f  là tần số và λ là bước sóng.

– Ví dụ : Một âm thanh lan truyền trong không khí có bước sóng là 322nm, vận tốc của nó là 320m/s. Hỏi tần số là bao nhiêu?

2. Đổi bước sóng sang đơn vị m nếu cần thiết. Nếu bước sóng được cho ở dạng nano-mét, bạn cần sang đơn vị chuẩn là mét bằng cách lấy giá trị đó chia cho số nanomet trong một mét.

Chú ý, khi giá trị bạn đang xử lý rất bé hoặc rất lớn, bạn cần phải chuyển giá trị đó về dạng số liệu khoa học chuẩn để dễ dàng hơn. Trong bài viết này, một vài giá trị có thể không được ghi dưới dạng chuẩn, nên khi bạn làm bài tập hoặc bài kiểm tra hoặc tham gia vào diễn đàn khoa học, bạn cần đổi lại.

Ví dụ: λ = 322 nm

322 nm x [1 m / 109 nm] = 3,22 x 10-7 m = 0,000000322 m [Đơn vị chuẩn]

3. Vận tốc sóng chia cho bước sóng. Để tính tần số, f, ta lấy vận tốc lan truyền của sóng, V, chia cho bước sóng ở đơn vị mét, λ.

Ví dụ: f = V / λ = 320 / 0,000000322 = 993788819,88 = 9,94 x 108 Hz [Đơn vị tần số]

II. Công thức tần số: Tần số sóng điện từ trong chân không

1. Công thức. Công thức tần số sóng trong chân không cũng sẽ giống với công thức tính trong môi trường ngoài chân không. Tuy nhiên, trong môi trường chân không thì vận tốc sóng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, vì thế vận tốc sóng điện từ trong trường hợp này sẽ bằng với vận tốc ánh sáng. Do đó, công thức tính là: f = C / λ

Ta có, C là vận tốc ánh sáng, f là tần số và λ là bước sóng.

Ví dụ: một sóng điện từ có bước sóng là 569 nm truyền trong môi trường chân không. Hỏi tần số f  của sóng điện từ này là bao nhiêu?

2. Quy đổi bước sóng về đơn vị chuẩn m nếu cần.. Tuy nhiên, nếu bước sóng được đưa dưới đơn vị khác, ví dụ như micromet chửa chuẩn, bạn cần chuyển đổi về đơn vị mét bằng cách lấy giá trị đó chia cho số micromet trong một mét.

Chú ý, khi giá trị bạn đang xử lý rất bé hoặc rất lớn, bạn cần phải chuyển giá trị đó về dạng số liệu khoa học chuẩn để dễ dàng hơn. Trong bài viết này, một vài giá trị có thể không được ghi dưới dạng chuẩn, nhưng khi bạn làm bài tập hoặc bài kiểm tra hoặc tham gia vào diễn đàn khoa học, bạn cần đổi lại.

Ví dụ: λ = 573 nm

573 nm x [1 m / 109 nm] = 5,73 x 10-7 m = 0,000000573m

3. Lấy tốc độ ánh sáng chia cho bước sóng.[1] Vận tốc ánh sáng là một hằng số, nên trong trường hợp đề bài có cho sẵn giá trị này hay không thì ta vẫn sẽ dùng 3.00 x 108 m/s là vận tốc ánh sáng. Lấy giá trị này chia cho bước sóng theo đơn vị m.

Ví dụ: f = C / λ = 3,00 x 108 / 5,73 x 10-7 = 5,24 x 1014 Hz [Đơn vị tần số]

III. Công thức tính tần số: Dựa trên thời gian hoặc chu kỳ

1. Công thức. Tần số và thời gian là hai đại lượng cần để hoàn thành một dao động sóng và chúng tỉ lệ nghịch với nhau . Vậy công thức tần số khi biết thời gian hoàn thành dao động là: f = 1 / T[2]

Trong đó, f là tần số và T là chu kỳ thời gian hay lượng thời gian cần để chúng hoàn thành một dao động.

Ví dụ: Một sóng hoàn thành dao động trong 0,32 giây. Hỏi tần số của sống là bao nhiêu?

2. Lấy số dao động chia cho tổng thời gian. Thường thì đề bài sẽ cho ta thời gian cần thiết để hoàn thành một dao động, trong trường hợp này, ta lấy nghịch đảo của chu kỳ thời gian [lấy 1 chia cho T]. Nếu chu kỳ thời gian có sẵn là chu kỳ của nhiều dao động, bạn cần lấy số dao động chia cho tổng chu kỳ thời gian để có thể hoàn thành tất cả các dao động đó.

Ví dụ A: f = 1 / T = 1 / 0,32 = 3,1252

3. Ghi đáp án. Bằng cách thực hiện phép tính như trên thì ta sẽ có được tần số của sóng. Bạn cần ghi kèm theo đơn vị tần số là Hz.

Ví dụ A: Tần số của sóng là 3,125 Hz.

IV. Công thức tính tần số: Dựa trên tần số góc

1. Khi đã biết tần số góc của một sóng, để tính tần số chuẩn của sóng đó, ta áp dụng công thức sau : f = ω / [2π][3]

Trong đó,  ω là tần số góc và f là tần số chuẩn. Cũng như các bài toán khác thì π là hằng số pi.

Ví dụ: một sóng chuyển động tròn có tần số góc là 7,16 radian trên giây. Hỏi tần số của sóng là bao nhiêu ?

2. Nhân đôi giá trị pi để ta xác định được mẫu số theo công thức trên, ta nhân giá trị pi, tức 3,14, với 2.

Ví dụ: 2 * π = 2 * 3,1415 = 6,283

3. Lấy tần số góc chia cho 2 π. Lấy tần số góc của sóng, được cho dưới đơn vị là radian trên giây, chia cho 6,283 [2 π] giá trị thu được khi nhân đôi giá trị của hằng số π .

Ví dụ: f = ω / [2π] = 7,17 / [2 * 3,1415] = 7,17 / 6,283 = 1,14 Hz

Vừa rồi chúng ta đã cùng đi qua những công thức tính tần số phổ biến nhất mà chúng ta có thể bất ngờ gặp phải khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn hãy luyện tập thật nhiều để làm thật thành thục khi sử dụng. 

Cùng với đó đối với từng công thức sẽ gắn với một kiến thức nhất định của chương trình học, hay học hiểu những phần đó để không áp dụng nhầm lẫn giữa các công thức tính tần số khi làm bài tập và thi cử nhé. 

Chúc các bạn thành công với những công thức này và hẹn các bạn vào các bài viết công thức sắp tới nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề