Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang Công nghệ 8

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang

Các câu hỏi tương tự

Hay nhất

Bóng đèn huỳnh quang hay còn gọi là bóng đèn tuýp đang được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Nhưng ít ai biết đến cấu tạo và đặc điểm nổi bật của loại bóng này.

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

Ống huỳnh quang gồm có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và 2 điện cực.

Trong đó:

  • Ống thủy tinh có chiều dài 0,6m; 1,5m,...Lớp trong có phù bột huỳnh quang.
  • 2 điện cực ở hai ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn được nói với nguồn điện.

Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lo xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

*Đèn huỳnh quang trước nhéĐèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp [hay đèn ống] gồm điện cực [wolfram] và vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang [hợp chất chủ yếu là phosphor]. Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ [neon, argon...] để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.Nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại [tia cực tím]. Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu [tăng phô] và tắc te [chuột bàn].*Đèn sợi đốt1. Cấu tạo: gồm 3 phần là Sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đui.Sợi đốt làm bằng vonfram chịu đc nhiệt độ rất cao, dạng lò xo xoắn. Sợi đốt nằm trong bóng thuỷ tinh chịu nhiệt đã rút chân không. Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm có dạng xoắn và ngạnh gài, trên đui có 2 cực tiếp xúc với nguồn điện lưới.2. Nguyên lý: Khi có dòng điện chạy qua dây tóc sẽ làm dây tóc nóng lên và phát ra ánh sáng [vonfram và môi trường chân không].

*Đèn led

Cấu tạo đèn led bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có vai trò và nhiệm vụ khác nhau để cấu thành nên chiếc đèn led chiếu sáng hiệu quả.

– Chip led – phần tử phát sáng: đây là bộ phận tạo ra ánh sáng của đèn. Một bóng đèn led chất lượng, đòi hỏi chip led cũng phải đạt chất lượng. Trong chip led có pha các tạp chất để tạo ra một tiếp giáp P-N. Kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng. Các bước sóng phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn.

– Mạch in: Là bộ phận dùng để gắn chip led của đèn. Chất lượng mối hàn giữa chip led với mạch in ảnh có ảnh hưởng đến độ bền của đèn. Nếu mối hàn kém, hoặc không tiếp xúc sẽ làm cho đèn không thể phát sáng sau một thời gian sử dụng.

– Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp điện cho đèn led phải đảm bảo cung cấp dòng điện và điện áp ổn định phù hợp với loại đèn led đang sử dụng, bộ nguồn phải có tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của LED.

– Vỏ đèn: Được thiết kế đa dạng mẫu mã, màu sắc có vai trò bảo vệ các linh kiện phía trong. Để đèn led có độ bền cao, vỏ đèn phải được sản xuất bằng chất liệu cao cấp, đạt các tiêu chuẩn như chống nước, chống thấm… đồng thời đảm bảo khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.


Cấu tạo đèn led
  • Nguyên lý hoạt động đèn led

Dựa vào cấu tạo đèn led, chúng ta có thể hình dung được nguyên lý hoạt động của đèn led như sau: Đèn led hoạt động dựa vào sử dụng chip led phát sáng nhờ công nghệ bán dẫn. Trong khối bán dẫn có hai cực loại P và loại N. Trong đó, khối bán dẫn P được thiết kế có chứa nhiều loại lỗ trống tự do được mang điện tích dương. Khi tiến hành ghép vào khối bán dẫn N các lỗ trống bên khối bán dẫn P chuyển sang khối bán dẫn N.

Đồng thời, bên khối P sẽ nhận thêm các điện tích âm được chuyển từ khối N sang. Như vậy, khối bán dẫn P đã tích điện âm và ngược lại khối N tích điện dương. Ở nơi tiếp giáp giữa hai khối bán dẫn này có những điện tử bị các lỗ trống hút vào.

Khi chúng càng tiến lại gần nhau sẽ tạo nên những nguyên tử trung hòa. Cả quá trình này sẽ giải phóng các năng lượng dạng ánh sáng. Việc sử dụng hai khối bán dẫn tương tác với nhau theo nguyên tắc vật lý đã giúp đèn led không cần sử lượng điện năng lớn. Vì thế, đèn led được coi là thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng nhất hiện nay.
 

Bài 39.8 trang 84 Sách bài tập Công nghệ lớp 8: Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang. Nêu các đặc điểm của đèn huỳnh quang.

Lời giải:

Đáp án:

Nguyên lý làm việc: khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống, làm phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.

Các đặc điểm của đèn huỳnh quang:

   -Có hiện tượng nhấp nháy;

   -Hiệu suất phát quang cao;

   -Tuổi thọ cao khoảng 8000 giờ;

   -Cần mồi phóng điện.

1. Cấu tạo

- Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực

- Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.

- Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

- Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.

2. Nguyên lí làm việc

- Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng [do chấn lưu] làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

- Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang

a] Hiện tượng nhấp nháy:

Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.

b] Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

c] Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.

d] Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.

4. Các số liệu kĩ thuật

- Điện áp định mức: 220V

- Công suất định mức: 25W, 40W…

5. Sử dụng

Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên

II. Đèn compac huỳnh quang

1. Cấu tạo

- Gồm 2 phần: Bóng đèn và đuôi đèn.

+ Bóng đèn : Hình xoắn, hình chữ U [1 chữ U,2 chữ U..] ở trong bóng giống bóng đèn ống huỳnh quang. [Lớp bột huỳnh quang, chứa khí trơ...]

+ Đuôi đèn : có cực tiếp xúc giống đuôi đèn sợi đốt, phía trong chứa chấn lưu điện tử.

- Chấn lưu được đặt trong đuôi đèn.

2. Nguyên lí làm việc

Giống đèn ống huỳnh quang

3. Đặc điểm

- Kích thước gọn, nhẹ, dễ sử dụng.

- Hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt.

Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 39 [có đáp án]: Đèn huỳnh quang

Hãy điền các loại đèn huỳnh quang thông dụng vào bảng sau:

AĐèn ống huỳnh quang
BĐèn compac huỳnh quang

1. Cấu tạo

    Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực

a] Ống thuỷ tinh

    Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.

    Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thuỷ ngân và khí trơ [acgon, kripton].

b] Điện cực

    Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

    Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.

2. Nguyên lí làm việc

    Sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng.

3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang

a] Hiện tượng nhấp nháy

    Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.

b] Hiệu suất phát quang

    Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

c] Tuổi thọ

    Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.

d] Mồi phóng điện

    Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.

4. Các số liệu kĩ thuật

    Điện áp định mức: 127V, 220V

    Chiều dài ống 0,6m; công suất 18W, 20W, …

    Chiều dài ống 1,2m; công suất 36W, 40W

5. Sử dụng

    Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên.

    Nguyên lí làm việc của đèn compac huỳnh quang giống đèn ống huỳnh quang. Cấu tạo của, chấn lưu thường đặt trong đuôi đèn, kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng. Hiệu suất phát quang gấp bốn lần đèn sợi đốt.

So sánh, ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm
Đèn sợi đốt

1] Không cần chấn lưu

2] Ánh sáng liên tục

1] Không tiết kiệm điện năng

2] Tuổi thọ thấp

Đèn huỳnh quang

1] Tiết kiệm điện năng

2] Tuổi thọ cao

1] Cần chấn lưu

2] Ánh sáng không phát ra liên tục

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 | Soạn Công nghệ lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-8.jsp

Video liên quan

Chủ Đề