Mẹo chữa cám cúm

Dùng hoa cúc tần

Theo Đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Loại hoa này có công dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần lấy khoảng 20g phần lá và cành non của cúc tần về rửa sạch, thêm 10g sả, 10g lá chanh. Tiếp đó đun với nước để uống, khoảng 2 – 3 cốc mỗi ngày.

Dùng cây tía tô

Cây tía tô không chỉ chữa cảm lạnh hiệu quả mà còn rất an toàn cho sức khỏe, hạn chế được việc dùng thuốc. Bạn chỉ cần lấy 20g lá cây tía tô tươi, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Dùng vỏ và lá bưởi

Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu vị cay, ngọt, đắng giúp trị ho và giải cảm rất tốt. Bạn chỉ cần dùng lá bưởi tươi, kết hợp thêm lá chanh, lá sả, hương nhu đun sôi rồi xông sẽ giải cảm được. Nếu bị cảm cúm dẫn tới ho có đờm, hãy lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc rồi đun sôi, sau đó vắt nước, rồi ngâm trong đường 1 tuần. Sau đó, lấy nước bưởi ngâm nuốt từ từ, sau vài ngày sẽ thuyên giảm hẳn.

Dùng tỏi tía

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là phương thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

Còn theo y học hiện đại, trong tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt vi rút, kháng khuẩn nên chữa cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Bạn có thể dùng cách trị cảm lạnh này ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Để chữa cảm lạnh, bạn dùng tỏi tươi bóc vỏ, giã nát rồi ngửi nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thái lát tỏi, ngâm trong giấm khoảng 30 ngày, rồi ngậm lát tỏi trong miệng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Súc miệng nước muối

Đây là một trong những cách chữa cảm lạnh, cảm cúm rất đơn giản mà lại hiệu quả. Muối giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhờ khả năng sát khuẩn vùng miệng, họng nên sẽ giảm bớt cơn ho cho bạn. Bạn có thể làm nước muối theo tỷ lệ 9gr muối với 1 lít nước rồi đun sôi, để nguội. Nếu muốn nhanh chóng và tiện lợi hơn, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc và súc miệng.

Trên đây là các cách trị cảm cúm, cảm lạnh từ nguyên liệu thiên nhiên đơn giản tại nhà. Hữu ích cho mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Ai cũng có thể mắc cảm cúm và bệnh lý này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nên trị cảm cúm cũng không quá phức tạp và những cách trị cảm cúm tại nhà dưới đây được áp dụng nhiều để cái thiện triệu chứng của bệnh.

Trị cảm cúm tại nhà

Các loại thuốc cảm cúm tại nhà sẽ giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi… Các thuốc thường được dùng có: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codeine, Ambroxol, Natri Benzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.

Cảm cúm sẽ khiến cơ thể mất nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao hay nôn, tiêu chảy. Do đó cách trị cảm cúm ở nhà đơn giản là uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể như nước quả, nước lọc, hoặc nước điện giải. Tránh các đồ uống như có chứa caffeine vì sẽ làm bạn đi tiểu nhiều nên khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Khi bị cảm cúm bạn nên ăn thức ăn lỏng cho dễ tiêu hoá. Súp hoặc cháo, hay bún phở sẽ giúp bạn tiêu hoá dễ hơn. Theo chuyên gia thì súp gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.

Bạn nên nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều hay mang vác nặng khi bị cảm cúm. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nếu bạn ngủ đủ giấc, không thức khuya thì sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Do đó bạn hãy ngủ ít nhất là 8 tiếng/ngày để cơ thể chóng hồi phục.

Không khí quá ẩm ướt hay quá khô đều không tốt cho sức khoẻ và bệnh cảm cúm. Không gian sống nhất là phòng ngủ của bạn nên được giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng. Bạn có thể dùng điều hoà không khí hoặc máy xông tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.

Đây cũng là cách giúp thông mũi, dễ chịu hơn nếu cảm cúm làm bạn bị tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở. Bạn có thể đun 1 nồi nước nóng rồi thêm tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp và trùm chăn kín để xông mũi trong vài phút.

Sử dụng khăn ấm chườm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp bạn giảm đau đầu hay đau xoang do cảm cúm.

Xúc họng bằng nước muối mẹo chữa cảm cúm nhanh nhất

Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường. Nước muối sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn.

Súc miệng bằng nước muối và vệ sinh mũi là hai cách hỗ trợ trị cảm cúm hiệu quả. Khi bị cảm cúm, mũi của bạn trong tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch mũi liên tục gây cảm giác khó chịu, vì thế nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Thói quen này sẽ giúp tránh lây lan virus cúm sang người thân trong gia đình.

Cảm cúm là bệnh do virus gây ra, tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhưng các triệu chứng như ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu… sẽ khiến bạn thấy khó chịu. Do đó để thời gian mắc cúm nhanh chóng qua đi, giúp cơ thể nhanh phục hồi thì bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn sự phát triển và tác hại của virus, vi khuẩn gây bệnh. Sản phẩm này có chứa Xuyên tâm liên, Hanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Để phòng bệnh cảm cúm bạn cần có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Bạn có thể thông qua chế độ dinh dưỡng, tập thể thao, nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng. Chế độ ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng, cân bằng và hợp lý sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cơ thể cần. Tập thể thao giúp cơ thể mạnh khoẻ, dẻo dai và tăng sức đề kháng. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ làm việc hay giờ học… cũng giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo góp phần có cơ thể khoẻ mạnh.

Ngoài những thói quen này, bạn cũng có thể tăng sức đề kháng để phòng bệnh nhất là các bệnh theo mùa, các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nhờ thảo dược quen thuộc. Các thảo dược này có trong 1 viên uống có công dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra và còn giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Khi sử dụng sản phẩm này sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Sản phẩm bạn cần có Xuyên tâm liên, Hanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo, an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh do virus gây ra.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề