Phong cách Hy Lạp cổ đại

Phong cách thiết kế Hy Lạp là sự cân bằng hoàn hảo giữa cổ kính và hiện đại. Nó tập trung vào sự đơn giản và hài hòa, thường có mối liên kết chặt chẽ với phong cách tối giản mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Để tìm hiểu sâu về phong cách đặc biệt này, cùng Pondo Việt Nam tham khảo những thông tin dưới đây.

Lịch sử của phong cách thiết kế Hy Lạp

Nhắc đến Hy Lạp, người ta nhớ về sự giàu có trong văn hóa được thể hiện trong nghệ thuật, kiến trúc, những công trình vĩ đại. Phong cách Hy Lạp trong thiết kế nội thất đã trở thành xu hướng được nhiều người theo đuổi.

Lịch sử của bất kỳ nền văn hóa nào cũng gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của nhà nước đó. Người ta tin rằng phong cách Hy Lạp bắt nguồn từ khoảng thế kỷ VIII-VI trước Công Nguyên. Ở giai đoạn đầu, phong cách phát triển dựa theo xu hướng thần thoại. Từ thế kỷ V đến năm 338 trước CN, phong cách trở nên hài hòa và chỉn chu hơn, có sự sang trọng trong vật liệu, hình thức, trang trí.

Bước sang giai đoạn thế kỷ IV – 180 TCN, phong cách Hy Lạp có ảnh hưởng từ phương Đông. Khi đó, nhiều công trình nguy nga và kiến trúc hoành tráng hơn đã bắt đầu xuất hiện.

Vào thời kỳ cuối cùng, sau khi Hy Lạp bị Đế chế La Mã cai trị, thì phong cách Hy Lạp đã hòa nhập với nghệ thuật La Mã. Thế nhưng, nó vẫn giữ được nét đơn giản và thực dụng mà không hoàn toàn là sang trọng và hào hoa như phong cách La Mã.

Phong cách Hy Lạp là gì?

Lấy cảm hứng thiết kế từ thiên nhiên, phong cách Hy Lạp toát lên vẻ đẹp đầy mê hoặc bởi môi trường xung quanh nó. Vật liệu tự nhiên vì thế mà là một phần rất quan trọng trong phong cách này.

Phong cách Hy Lạp có sự đối xứng cân bằng qua hình dạng, hoa văn, kết cấu và màu sắc nhằm tạo nên sự cân đối cho không gian. Nó tập trung vào tông màu trung tính, màu sắc mát mẻ, cùng một số đồ nội thất/ sàn hoặc tường có điểm nhấn bằng hoa văn và hoạt tiết.

Những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất Hy Lạp

Màu sắc

Màu sắc được sử dụng trong phong cách Hy Lạp là màu trung tính và màu đất. Vì là kiểu thiết kế tinh tế và đơn giản, phong cách Hy Lạp rất ít khi sử dụng gam màu sáng.

Với màu sắc trung tính, phong cách này toát lên sự êm dịu và thoải mái. Những bức tường vôi trắng trong suốt với các điểm nhấn khác nhau cùng màu sắc của các đồ nội thất sẽ tạo nên không gian hiện đại cho thiết kế Hy Lạp.

Đồ nội thất

Trong phong cách Hy Lạp, người ta sử dụng các món đồ nội thất được làm thủ công đẹp mắt. Gỗ và đá là vật liệu phổ biến nhất để làm các vật dụng nội thất trong phong cách này. Ngoài ra, các loại vải có kết cấu để dệt hoặc có hoa văn cũng sẽ là chất liệu tuyệt vời tô điểm cho các bề mặt nội thất bằng gỗ.

Ánh sáng

Ánh sáng trong ngôi nhà theo phong cách Hy Lạp thường là ánh sáng tự nhiên vì không gian của nó được thiết kế xuyên từ trong nhà ra ngoài trời. Bởi vậy, rèm cửa có kích thước hạn chế hoặc không tổn tại trong phong cách này.

Với những căn phòng nhỏ, người ta sẽ sử dụng đèn chùm hoặc đèn chiếu sáng trung tâm là đủ để thắp sáng toàn bộ không gian. Trong những căn phòng lớn hơn, đèn treo tường và đèn sàn được sử dụng phổ biến.

Yếu tố trang trí

Trang trí nội thất trong phong cách Hy Lạp thường rất tối giản. Đồ nội thất thường có các đường nét thẳng mượt và không quá cầu kỳ trong thiết kế kiểu dáng. Cây cảnh là vật trang trí khá phổ biến trong thiết kế này. Ngoài ra, các họa tiết cho bình hoa, gối và đồ trang trí bằng gỗ đều được điêu khắc tinh tế khi trang bị cho phong cách Hy Lạp.

Nhìn chung, phong cách thiết kế Hy Lạp có sự kết hợp hài hòa của yếu tố cổ kính và hiện đại, được thừa hưởng từ kiến trúc độc đáo của Hy Lạp và La Mã. Với những thông tin trên đây, hy vọng Pondo Việt Nam đã giúp bạn hiểu hơn về phong cách độc đáo này. Bạn có yêu thích thiết kế Hy Lạp không? Hãy chia sẻ với chúng tôi.

Nền kiến trúc ngày càng phát triển với nhiều phong cách khác nhau và có những thay đổi lớn trong từng thời kỳ. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một trong những nền kiến trúc nổi tiếng, tạo những sự chuyển biến tích cực và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến những phong cách ngày nay. Những giá trị mà phong cách kiến trúc này mang lại có những đặc điểm riêng biệt, vận nhận được sự yêu thích của nhiều người hiện nay.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại mang sức hút đặc biệt

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là gì?

Nói đến phong cách kiến trúc chắc hẳn ai cũng biết đến kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một trong hai nền kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Dù trải qua những thay đổi to lớn về phong cách kiến trúc và thiết kế xây dựng hiện đại hơn, tuy nhiên kiến trúc Hy Lạp vẫn mang một nét đặc sắc riêng biệt cho mình.

Kiến trúc này được hình thành từ rất xa xưa trước đây, trên một vùng đất rộng lớn. Các kiến trúc dân dụng và quần thể lớn, quảng trường được xây dựng nên. Các kiến trúc thánh địa được tạo dựng trên những ngọn đồi cao.

Các công trình này được xây dựng nên để đáp ứng đời sống của dân cư tại vùng đất này. Những phong tục tập quán, các lễ hội diễn ra thường xuyên nên các công trình được hình thành và tạo ra những lối kiến trúc độc đáo.

Những kiểu kiến trúc phổ biến của Hy Lạp có thể nhận biết với những thức cột cao lớn và những đường sóng gân bao quanh. Đây là một kiểu kiến trúc được hình thành từ thời kỳ này và vẫn mang tầm ảnh hưởng đến những phong cách thiết kế hiện nay.

Quy tắc đối xứng và cân bằng được áp dụng trong phong cách thiết kế Hy Lạp cổ đại. Các khắt khe trong kích thước giữa các cột với nhau được tính toán chi tiết và cẩn thận để tạo nên những công trình hoàn mỹ hơn.

Bên cạnh đó những đường nét hoa văn được chạm trổ điêu khắc tài nghệ để tô điểm thêm cho các công trình trở nên đặc sắc hơn. Những hình dáng điêu khắc mang một dáng vẻ của thần thoại Hy Lạp, những tín ngưỡng được ứng dụng.

Đặc điểm kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc đặc sắc với những điểm đặc trưng riêng biệt

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại có những nét đặc trưng riêng biệt mà khi nhắc đến ai cũng hình dung được. Kiểu thiết kế xây dựng của thời kỳ này tạo nên một phong cách tinh tế, hài hòa và hướng đến những tín ngưỡng, tâm linh trong phong cách thiết kế.

Ở kiến trúc Hy Lạp này các công trình được tạo dựng thành những quần thể, các kiến trúc thánh địa được xây dựng trên những ngọn đồi cao. Bên cạnh đó quảng trường là những điểm đặc sắc trong phong cách thiết kế của thời kỳ này.

Đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp chính là những cây cột cao lớn được xây dựng tại những đền đài. Những loại cột sẽ có những kiểu thiết kế khác nhau để phân biệt giữa những loại đền đài. Điểm đặc trưng này tạo nên những công trình kiến trúc tiêu biểu và giá trị cao.

Bên cạnh đó những công trình dân dụng cũng mang tính tiêu biểu cho phong cách xây dựng ở những thời kỳ này, tạo nên điểm đặc trưng riêng biệt cho kiến trúc Hy Lạp cổ đại ở những thời kỳ đầu phát triển.

Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại

Quần thể kiến trúc thánh địa và dân dụng tiêu biểu nhất ở thời kỳ này

Quẩn thể kiến trúc thánh địa là một trong những điểm đặc sắc tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Những quần thể kiến trúc này nhấn mạnh vào phong cách thiết kế, xây dựng những đền thờ.

Sự phối hợp của những công trình kiến trúc quần thể này cùng với công trình dân dụng tạo nên sự phối hợp hài hòa, tinh tế kết hợp cùng với những địa hình thiết kế trên các ngọn núi cao tạo ra một phong cách tự nhiên, gần gũi.

Bên cạnh các quần thể kiến trúc thánh địa thì những công trình dân dụng cũng rất tiêu biểu cho lối kiến trúc này. Các công trình dân dụng thời kỳ đầu không có một thiết kế nhất định, bố cục được xây dựng tự do. Tuy nhiên với những chuyển biến các hệ thức cột được hình thành và tạo dựng nên phong cách kiến trúc độc đáo cho Hy Lạp cổ đại.

Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại

Người Hy Lạp cổ đại dành một sự tôn kính đặc biệt cho các vị thần linh và cũng là vùng đất mở ra những thần thoại Hy Lạp được nhắc đến nhiều. Với điều này những công trình đền đại được xây dựng và có những bước phát triển theo từng giai đoạn.

Các đền đại thường được đặt tại những vị trí cao nên từ mọi hướng nhìn có thể thấy được sự hùng vĩ của những đền đài này. Mỗi một công trình đền đài sẽ có những thức cột xây dựng riêng biệt để phân biệt giữa những đền thờ các vị thần khác nhau.

Các đền đài tại đây có những thiết kế hình dáng riêng biệt. Ở mỗi loại đền sẽ có các thiết kế kiến trúc khác nhau để phân biệt và những điểm đặc trưng tạo thành các loại đền này. Cách sắp xếp các cột, mặt bằng đền thờ giữa những ngôi đền có sự khác biệt rõ rệt.

Các kiến trúc của đền đài Hy Lạp cổ đại mang một phong cách đặc trưng riêng, dù ở thời đại nào thì người ta cũng dễ dàng nhận biết phong cách kiến trúc này của các đền đài ở Hy Lạp và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lối kiến trúc này thời kỳ sau.

Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột

Các thức cột là những điểm đặc trưng tiêu biểu khi nói về kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên ở mỗi thức cột sẽ có những đặc điểm riêng biệt và đặc trưng để ứng dụng vào từng công trình thiết kế và là quy chuẩn để tạo nên các công trình.

Thức cột Doric

Thức cột này là một loại cột đơn giản nhất trong nền kiến trúc của Hy Lạp. Những thức cột này được tạo thành hình dáng thẳng và có 20 rãnh xung quanh. Được đặt trên nền phẳng và chịu lực từ bệ đỡ. Đây là một loại cột mang ý nghĩa khỏe mạnh, cường tráng của người đàn ông.

Thức cột Lonic

Cột Lonic được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ hơn loại cột Doric. Cột được thiết kế với 24 rãnh nhỏ chạy song song và có phần chân đế chịu lực. Ở phần đầu cột có những họa tiết trang trí với hình xoắn ốc cuộn vào trong tạo nên điểm đặc biệt cho loại cột này.

Thức cột Corinth

Thức cột này được thiết kế sau hai loại cột trên nên thừa hưởng những ưu điểm đặc sắc và tạo nên loại cột cầu kỳ hơn. Ở phần đầu cột được ứng dụng từ thức cột Lonic để tạo nên những đường nét hoa văn tinh xảo, uốn lượn đặc biệt.

Những thức cột được thiết kế theo một phong cách khác biệt

Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này

Khi nhắc đến công trình kiến trúc tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại không thể nào không nhắc đến đền thờ nữ thần Athena. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ này và được lưu giữ đến ngày nay, tuy bị chiến tranh tàn phá một phần nhưng những giá trị đặc sắc vẫn còn được lưu giữ.

Đền thờ thần Zeus cũng là một trong những công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại tiêu biểu nhất. Có thể nhận thấy những thức cột đặc trưng được trải dài và đặt trên một mặt phẳng với những đường nét hoa văn trên đầu cột. Điểm đặc biệt của công trình này chính là những cây cột có độ cao lên đến 100m.

Đền Erechtheion được thiết kế với những thức cột Lonic và đặt trên mặt bằng tự do, không đối xứng. Những bức tượng điêu khắc chạm trổ các cô gái nô lệ tạo nên vẻ đặc sắc cho thiết kế của ngôi đền này.

Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc nhà hát với những điểm đặc sắc của nền văn minh Hy Lạp cổ dại

Bên cạnh những loại hình kiến trúc tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại thì thời kỳ này những công trình kiến trúc khác cũng được xây dựng và có những điểm đặc sắc riêng, tạo nên phong cách thiết kế hoàn mỹ và đặc trưng trong thời kỳ này. Các loại hình kiến trúc khác trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại là:

Kiến trúc của hội trường và kịch trường.

Kiến trúc lăng mộ ở Halicarnassus.

Kiến trúc Agora đặc trưng.

Các khu phố và nhà tại Olynthus.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những điểm đặc sắc trong phong cách thiết kế và những điểm riêng biệt với các công trình kiến trúc được tạo thành. Tầm ảnh hưởng của lối kiến trúc này quan trọng, ảnh hưởng đến những thiết kế các công trình kiến trúc hiện đại ngày nay.

Video liên quan

Chủ Đề