Mẹo chữa bệnh khó ngủ về đêm

BookingCare là Nền tảng Y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện kết nối người dùng với dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe hiệu quả, tin cậy với trên 100 bệnh viện, phòng khám uy tín, hơn 600 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ y tế chất lượng cao.

Mất ngủ về đêm - Ảnh: Pixabay

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên sâu về giấc ngủ, nếu đàn ông chỉ ngủ 4 - 5 tiếng một đêm sẽ có lượng hormone nam bằng người già hơn họ 10 tuổi.  

Thiếu ngủ khiến đàn ông già đi cả chục tuổi khi xem xét về khía cạnh sức khỏe quan trọng này. Và chúng ta cũng thấy tác động xấu tới sức khoẻ sinh sản ở phụ nữ gây ra bởi việc thiếu ngủ. 

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương [2015 - nay]
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Thực trạng mất ngủ gia tăng thời Covid-19

Giấc ngủ ngon là món quà vô giá mẹ thiên nhiên ban tặng cho mỗi người. Mất ngủ không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn có xu hướng trẻ hóa, gặp ở cả nam và nữ, người già, người trẻ. 

Là Nền tảng kết nối bệnh nhân đến với bác sĩ, cơ sở y tế chuyên sâu về giấc ngủ, theo ghi nhận của BookingCare, số người tìm đến bác sĩ chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ tăng cao trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Triệu chứng của mất ngủ về đêm

  • Khó vào giấc ngủ ban đêm
  • Tỉnh giấc trong đêm, tỉnh dậy sớm
  • Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
  • Cáu gắt, buồn chán hoặc lo âu
  • Làm việc, học tập kém tập trung
  • Căng thẳng nhức đầu
  • Lo lắng thái quá về giấc ngủ

Nếu mất ngủ thường xuyên về đêm gây khó khăn cho các hoạt động trong ngày, bạn nên đi khám chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mất ngủ, khó ngủ về ban đêm - Ảnh: Pixabay

Nguyên nhân chính gây mất ngủ về đêm 

Mất ngủ về đêm thường bắt nguồn từ một số vấn đề, chẳng hạn một vấn đề y tế như: nguyên nhân gây đau hoặc sử dụng các chất gây trở ngại cho giấc ngủ. Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ và mất ngủ về đêm bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng: Áp lực, lo lắng trong công việc, học tập, gia đình, con cái… ảnh hưởng đến tâm trí khó ngủ về đêm.
  • Trầm cảm: Người mắc trầm cảm khiến hormone cân bằng hóa học trong não bị suy giảm hoặc vì lo ngại đi kèm trầm cảm có thể giữ cho thư giãn đủ để ngủ thiếp đi. Mất ngủ thường đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Bệnh lý thần kinh: Mất ngủ về đêm có thể là do nguyên nhân của các bệnh lý liên quan tới thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, chấn thương sọ não...
  • Thuốc: Việc dùng thuốc không theo chỉ định, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ về đêm.
  • Dùng chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy hay các đồ uống có cồn khác sẽ ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ và thường làm mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.
  • Thay đổi môi trường sống: Du lịch hoặc thay đổi việc làm có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, làm cho khó ngủ.
  • Thói quen ngủ: Lịch ngủ không đều, ngủ muộn khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể cũng thay đổi theo khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm.
  • Ăn muộn vào ban đêm: Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ khiến cơ thể không thoải mái khi nằm xuống, làm cho khó để có được giấc ngủ. Nhiều người gặp phải trình trạng ợ nóng, trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày thực quản sau khi ăn.

Hệ quả của mất ngủ về đêm 

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, việc mất ngủ thường xuyên, liên tục vào ban đêm sẽ dẫn đến nhiều hệ quả ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể:

  • Thừa cân, béo phì hoặc gầy sút, suy nhược
  • Làm giảm hiệu quả làm việc, học tập
  • Tăng nguy cơ mắc tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh thông thường
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường

Vì thế, khi có những triệu chứng của mất ngủ người bệnh nên nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chữa mất ngủ uy tín để được thăm khám chuyên sâu. 

Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch - Ảnh minh họa: Medlatec

Điều trị mất ngủ về đêm không dùng thuốc

Điều trị mất ngủ khó hơn là các rối loạn giấc ngủ khác. Muốn có một giấc ngủ tốt, bạn cần gạt bỏ tất cả những lo âu, phiền muộn trước khi ngủ. Mất ngủ về đêm người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị và phòng tránh mà không cần dùng đến thuốc bằng cách:

Nên làm

  • Cố gắng tạo một thời khóa biểu tốt, đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Khi căng thẳng nên thực hiện những bước thư giãn nhằm thoải mái hơn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Ngâm chân vào nước nóng 5 phút trước khi ngủ, massage bàn chân.
  • Loại thức ăn có thể làm giảm chứng mất ngủ như chuối, hạt hướng dương hay hạt vừng rất giàu magiê - chất khiến cơ bắp được thư giãn.

Không nên

  • Sử dụng đồ uống có chứa cafein [chè, trà, cà phê, chocolate] sau 2 giờ chiều.
  • Ăn quá nhiều trước khi ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, gần giờ ngủ hoặc trong đêm.
  • Uống nước quá nhiều vào buổi tối.
  • Xem phim ảnh, sách truyện mang yếu tố căng thẳng, kinh dị trước khi đi ngủ.
  • Vận động mạnh trước khi ngủ, tập thể dục cường độ cao vào buổi chiều tối.

Khám và điều trị ở đâu tốt?

Sau khi biết được nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh lý thần kinh hay tâm thần, việc lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Với trường hợp mất ngủ do căng thẳng, lo âu, trầm cảm người bệnh nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa Tâm thần: Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tâm Thần – Bệnh viện quân đội 108; các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tâm thần - giấc ngủ. 

Cùng với việc đi khám ở bệnh viện chuyên khoa Tâm thần - Giấc ngủ thì ngày nay người bệnh gặp các vấn đề về giấc ngủ có thể lựa chọn khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video. 

Bác sĩ từ xa thông qua Video kết nối bệnh nhân gặp vấn đề về giấc ngủ với bác sĩ từ xa nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm mà hiệu quả khám điều trị vẫn đạt hiệu quả cao. 

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng mà còn làm suy giảm sức khỏe, là nguyên nhân trực tiếp gây ra hàng loạt bệnh nghiêm trọng khác. Bạn đã biết mẹo chữa mất ngủ dân gian mà không cần dùng thuốc chưa? Đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Mất ngủ là tình trạng cơ thể rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không yên, dễ tỉnh giấc, khó ngủ sâu, thức giấc sớm. Người bị mất ngủ luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, lúc nào cũng uể oải.

Bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tình trạng sau đây:

  • Thường xuyên bị căng thẳng, nhức đầu, dễ khó chịu, nóng nảy, bực tức
  • Tâm trạng bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên
  • Khó tập trung, giảm trí nhớ
  • Da mặt nhợt nhạt nhanh lão hóa, sần sùi, dễ mọc mụn, dễ bị thâm quầng mắt
  • Những người mất ngủ thường dễ tăng cân, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.

Nguyên gây mất ngủ

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về cách trị mất ngủ dân gian chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây ra mất ngủ để hạn chế, phòng tránh, giúp việc chữa mất ngủ nhanh chóng phát huy hiệu quả.

Theo các chuyên gia sức khỏe, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra mất ngủ ở người trẻ, đó là:

  • Căng thẳng, áp lực: Quá lo lắng vì gặp vướng mắc không thể giải quyết trong học tập, công việc là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra mất ngủ ở người trẻ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê… làm ức chế hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn tột độ, khó vào giấc ngủ.
  • Thói quen sống: Sử dụng điện thoại liên tục, ăn uống, chơi thể thao, học tập, làm việc không có thời gian cụ thể là những thói quen cực kì có hại, khiến rất nhiều người trẻ bị chứng mất ngủ và phải tìm đền mẹo chữa mất ngủ dân gian.

Có nên dùng thuốc để trị mất ngủ hay không?

Câu trả lời là không! Đặc biệt, người trẻ càng không nên dùng thuốc ngủ. Bởi vì thuốc ngủ chỉ có tác dụng nhất thời, nhưng có tác hại lâu dài về sau. Dùng thuốc quá liều có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các rối loạn trong não bộ. Lạm dụng thuốc sẽ khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, dù ngủ đủ thời gian nhưng vẫn không cảm thấy cơ thể được hồi phục. Lạm dụng thuốc ngủ còn khiến bạn bị phụ thuộc, nếu không có thuốc sẽ không ngủ được.

Bạn có thể đọc thêm: Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì?

Thay vì dùng thuốc ngủ để “chữa cháy”, chúng ta vẫn có rất nhiều cách chữa mất ngủ không dùng thuốc vừa an toàn mà còn vừa tốt cho sức khỏe.

3 mẹo chữa mất ngủ dân gian

Để trị mất ngủ, bạn hãy thử áp dụng 3 cách trị mất ngủ cho người trẻ sau đây:

1. Cách chữa mất ngủ bằng gừng

Gừng là một loại gia vị rất phổ biến, luôn có trong bếp mọi gia đình Việt Nam. Gừng có tính cay, ấm phù hợp để giảm căng thẳng, nhức đầu, giúp dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn.

Ngoài cách thông thường là uống trà gừng, bạn còn có thể nấu nước gừng để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Nước ấm kết hợp với gừng sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, ngủ ngon và ngủ sâu, tái tạo năng lượng sẵn sàng cho ngày mới.

Gừng còn được xem là một trong những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả cho cả người trẻ lẫn người cao tuổi…

2. Mẹo chữa mất ngủ dân gian bằng tâm sen

Tâm sen hay còn được gọi là tim sen, là phần lõi màu xanh của hạt sen. Tâm sen với hợp chất asparagine và các alkaloid [liensinin, nuciferin và nelumbin] có tác dụng an thần, phục hồi hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, mang đến giấc ngủ ngon. Tuy có vị đắng, hơi khó uống với người trẻ nhưng khi thử vài ba lần bạn sẽ nhanh chóng quen với vị này.

Khi uống tâm sen, không nên dùng quá nhiều, hàm lượng được các chuyên gia khuyên dùng là 2 – 3g/ ngày. Pha tâm sen với 400 – 500ml nước sôi, uống mỗi ngày trước khi lên giường khoảng 2 tiếng để dễ ngủ.

Nếu bạn đang muốn biết ăn gì chữa mất ngủ thì cũng có thể dùng tâm sen nấu cháo. Món cháo tâm sen vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng rất tốt trong việc trị mất ngủ. Cách nấu cháo tâm sen không quá phức tạp, chỉ cần trộn khoảng 5 – 7g tâm sen với gạo, nấu như bình thường. Khi ăn có thể cho thêm một ít gia vị tùy vào sở thích của bạn.

3. Mẹo chữa mất ngủ dân gian bằng cây trinh nữ

Một trong những cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất chính là cây trinh nữ [cây xấu hổ]. Loài cây này thường mọc dại ở nhiều vùng quê Việt Nam. Rất nhiều người đã cải thiện chứng mất ngủ nhờ vào việc uống nước cây trinh nữ mỗi ngày.

Cách trị mất ngủ bằng cây trinh nữ được thực hiện như sau: Rửa sạch, phơi khô cây trinh nữ tươi hoặc mua sẵn trinh nữ khô để nấu với nước. Liều lượng cho mỗi lần nấu là khoảng 30g [tương đương một nắm nhỏ] nấu với 500ml nước, nên uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc giảm căng thẳng, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Vì các mẹo chữa mất ngủ dân gian đã liệt kê ở trên đều dùng các liệu pháp tự nhiên, an toàn, lành tính nên cần phải có thời gian mới có thể phát huy công dụng. Khi điều trị mất ngủ bằng cách trị mất ngủ dân gian bạn không nên quá nôn nóng, hãy kiên trì sử dụng để sớm có lại giấc ngủ ngon, từ từ phục hồi cơ thể. Nếu thấy những thông tin trong bài có ích bạn đừng ngại chia sẻ với bạn bè, người thân của mình nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề