Mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Cũng giống như người lớn, thỉnh thoảng táo bón cũng gây ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ sơ sinh. Vậy khi trẻ sơ sinh bị táo bón cha mẹ cần làm gì để con không bị khó chịu và gây ra những vấn đề tiêu hóa về sau.

Để xác định trẻ sơ sinh bị táo bón, điều quan trọng là bạn phải biết phân của trẻ sơ sinh bình thường như thế nào. Tần suất đi ngoài của con bạn có thể thay đổi theo từng ngày và mỗi em bé đều khác nhau, nhưng hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài sau mỗi lần bú trong vài tuần đầu đời.

Sau đó, sau khoảng 3 đến 6 tuần tuổi, trẻ bú sữa mẹ thường sẽ đi ngoài ít hơn, thậm chí một số trẻ chỉ đi một đến hai lần một tuần mà không phải là táo bón. Nguyên nhân là vì trong sữa mẹ hầu như không tạo ra chất thải rắn cần phải loại bỏ khỏi hệ tiêu hóa.

Trẻ được cho uống sữa công thức có xu hướng đi ngoài một lần một ngày hoặc một lần cách ngày và khối lượng phân nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ.

Về độ đặc, phân của trẻ sơ sinh bình thường phải mềm, giống như bơ đậu phộng. Trẻ sơ sinh đi ngoài không thường xuyên, gắng sức hoặc rên rỉ khi đi ngoài không có nghĩa là trẻ bị táo bón nếu phân mềm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh không thường gặp, bạn có thể nghi ngờ trẻ sơ sinh bị táo bón nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ đi ngoài khó, phân có hình dạng giống như viên tròn nhỏ.
  • Trẻ có thể ưỡn lưng hoặc khóc khi khó đi ngoài. Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh thường gắng sức rặn khi đi ngoài. Nếu bé đi ngoài phân mềm sau khi rặn thì có thể bé không bị táo bón.
  • Việc đi ngoài của bé diễn ra ít thường xuyên hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh có thể khóc khi khó đi ngoài vì vậy cần tìm cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Táo bón hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ chưa ăn thức ăn đặc. Táo bón thường xảy ra hơn khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc. Tính chất phân và số lần đi ngoài của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và những gì bé đang ăn trong thời gian gần đây.

Táo bón có thể xảy ra ở trẻ em mắc bệnh lý đặc biệt, chẳng hạn như chẻ đôi đốt sống, hội chứng Downbại não, hoặc do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc.

Một số trường hợp hiếm gặp, táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như bệnh Hirschsprung, suy giáp hoặc xơ nang. Liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ trẻ bị táo bón do một trong số các nguyên nhân trên.

Trẻ sơ sinh bị táo bón cần được bác sĩ nhi khoa đánh giá cẩn thận. Trẻ bú kém dẫn đến mất nước và táo bón, vì vậy việc đánh giá cân nặng của trẻ và thói quen bú sữa là hết sức quan trọng.

Nếu trẻ bị táo bón sau khi bắt đầu ăn thức ăn đặc, bổ sung một số thức ăn dưới đây vào chế độ ăn cũng là một cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón, và quan trọng là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn hợp lý.

  • Nước uống: Đảm bảo rằng em bé của bạn được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết hàng ngày. Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ uống một ít nước trong cốc nhỏ cùng với bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, điều này không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nước hoa quả: Uống nước ép trái cây nguyên chất như nước ép táo, lê có thể giúp ích, làm lỏng phân và giảm táo bón. Những loại nước trái cây này có chứa sorbitol, hoạt động giống như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
  • Một số loại trái cây và rau quả: Khi bé đã ăn được thức ăn đặc, hãy cho bé ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn như lê, đào và đậu Hà Lan. Ăn những loại trái cây này cũng là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn các loại trái cây và rau quả khác.
  • Ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Thử cho trẻ ăn ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh làm từ lúa mì, lúa mạch hoặc nhiều hạt sau khi trẻ đang ăn thức ăn đặc. Ba loại này chứa nhiều chất xơ hơn ngũ cốc gạo.

Mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh có thể sử dụng nước để khắc phục

Một vài mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh:

  • Giúp thư giãn ruột bằng cách cho trẻ tắm nước ấm
  • Xoa bóp bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, thực hiện chuyển động tròn nhưng chắc chắn từ rốn ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
  • Đặt trẻ nằm ngửa và nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ tương tự như động tác 'đạp xe'.

Nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống không giúp trẻ giảm táo bón, bác sĩ có thể sử dụng loại thuốc đạn glycerin dành cho trẻ sơ sinh, được đặt trong trực tràng của trẻ.

Những loại thuốc đạn này chỉ được sử dụng khi cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng. Không sử dụng dầu khoáng, thuốc xổ, thuốc trị táo bón hoặc bất kỳ loại thuốc nhuận tràng kích thích nào để điều trị chứng táo bón cho trẻ sơ sinh.

Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào dưới đây, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ:

  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân kém
  • Chán ăn
  • Chướng bụng
  • Máu lẫn trong phân

Những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm táo bón, chẳng hạn như bổ sung nhiều nước và thực phẩm giàu chất xơ. Nếu những thay đổi chế độ ăn uống này không cải thiện táo bón ở trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được điều trị và chăm sóc đầy đủ.

Nếu áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn không cải thiện thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám sớm, tránh để tình trạng này kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Cha mẹ có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để các bác sĩ Nhi sơ sinh tư vấn, thăm khám.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Trẻ bị táo bón là vấn đề nan giải, luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Không chỉ khiến các con khổ sở vì không đi vệ sinh được, bị táo bón lâu ngày còn khiến trẻ dễ đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, lâu dần dẫn đến biếng ăn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón


Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng trẻ bị táo bón. Bé có thể bị táo bón khi: Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày; Bé từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần; Bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần. Phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt. Đồng thời, bé có các dấu hiệu chướng bụng, cứng bụng và khó khăn trong việc đi ngoài. 

Nguyên nhân gây nên trẻ bị táo bón lâu ngày


Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ bị táo bón thường xuyên và có dấu hiệu tái phát, không cải thiện rõ rệt hoặc trị mãi không dứt. Khi mắc táo bón lâu ngày, bé không bị táo tới mức đau nhức hậu môn hay chảy máu nhưng số lần đi vệ sinh rất ít và đầu phân cứng…
Theo Tiến sỹ, bác sỹ Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 3 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón:


TS. BS Phan Bích Nga - Giám đốc trung tâm khám & tư vấn dinh dưỡng trẻ em
 

Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách trị táo bón cho bé phù hợp.

1. Do dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu [chiếm đến 95%] khiến bé bị táo bón.
1.1 Chế độ ăn ít chất xơ
Táo bón lâu ngày do thiếu chất xơ xảy ra khi lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ để chống táo bón. Nguyên nhân này có thể bắt đầu từ việc trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn trẻ đi học..
1.2 Một số thói quen khác
– Uống nước ít: Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới thực ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước gây táo bón ở trẻ em
– Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.

Sử dụng sữa công thức cùng chế độ ăn ít chất xơ
là nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ em

 
2. Hậu quả của một số bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng, trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý:
– Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi,… thường được cho sử dụng kháng sinh đường uống. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và hậu quả trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, lâu ngày dẫn đến trẻ bị táo bón.
– Phình đại tràng bẩm sinh: là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến bé bị táo bón.
– Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh: cơ thành bụng có vai trò quan trọng trong điều hòa nhu động ruột. Khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến trẻ bị táo bón.
 Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Nhiều trẻ khi sử dụng thuốc ho, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh… cũng gây nên trẻ bị táo bón…

3. Do phản xạ ức chế, tâm lý, thói quen không hợp lý


– Do tâm lý: Trẻ nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lí, nhất là ở lớp học; sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn. 

– Do ít vận động: Các bé lớn hơn 3 tuổi thường được cha mẹ cho chơi game, xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều để học bài làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu. Ít vận động thể lực, thể dục thể thao chính là nguyên nhân gây trẻ bị táo bón lâu ngày. Đặc biệt, khi trời lạnh, trẻ càng lười vận động khiến táo bón trầm trọng hơn.


Cách trị táo bón cho trẻ bị táo bón lâu ngày
Cho trẻ uống nhiều nước: mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản.
Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín trị táo bón: đây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ và các vitamin cho trẻ bị táo bón. Các mẹ nên thêm vào chế độ ăn của trẻ những loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… giúp trị táo bón ở trẻ.
Với các bé bị táo bón không thích ăn rau, mẹ có thể thay đổi cách chế biến, trình bày rau củ theo những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống. Trẻ sẽ thích thú với những ly nước cam hoặc đu đủ có màu sắc bắt mắt hơn đấy!

Chế độ ăn giàu rau xanh sẽ bổ sung chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ
 

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ trị táo bón: mẹ nên hình thành thói quen tốt này cho con từ khi còn nhỏ. Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn để chữa trị táo bón. Hơn nữa, tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.
Trị táo bón bằng cách mát-xa bụng cho bé: Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp mát-xa này vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón ở trẻ.
Bổ sung chất xơ giúp trị táo bón: Chất xơ có tác dụng trị táo bón ở trẻ nhỏ vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, trương nở giúp tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Chất xơ cũng là môi trường để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên được tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ [100 – 300g hoa quả và 100 – 300g rau xanh 1 ngày, tùy theo tuổi của trẻ].
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc chữa bệnh táo bón ở trẻ em. Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn rau củ quả đúng cách mới cung cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ bị táo bón. Ngoài nguyên tắc chung là không chế biến [nấu] rau củ quá kỹ  để tránh làm mất đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ thì cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này.
 

Video liên quan

Chủ Đề