Mô tả công việc phục vụ nhà hàng bằng tiếng Anh

Công việc của nhân viên Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn gồm những nhiệm vụ nào? Để hoàn thành tốt vai trò của mình, nhân viên Phục vụ cần đảm bảo các tiêu chuẩn gì? Là người tiếp xúc nhiều nhất với thực khách, nhân viên Phục vụ cần trang bị kỹ năng chuyên môn, giao tiếp, xử lý tình huống… đầy đủ.

Nhu cầu nhân viên Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn ngày càng tăng – Ảnh: Internet

Kết quả Chefjob.vn ghi nhận được theo khảo sát, từ 2012 đến năm 2022, nhân sự trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn sẽ tăng thêm 6%. Và nhân viên Phục vụ là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nhân viên Phục vụ có thể làm theo hai hình thức là toàn thời gian và bán thời gian. Dù làm việc với hình thức nào thì họ vẫn phải đảm bảo các hạng mục công việc như nhau trong suốt ca làm việc của mình. Dưới đây là mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng, khách sạn để bạn tham khảo.

Mô tả công việc nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn

Chuẩn bị trước khi khách đến

– Nhân viên Phục vụ có trách nhiệm chuẩn bị khu vực làm việc cho hoạt động của nhà hàng.

– Set up bàn ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng.

Thực hiện quy trình phục vụ

– Đón tiếp khách từ Lễ tân.

– Tiến hành ghi order, giới thiệu, tư vấn đồ ăn thức uống, phục vụ đồ ăn thức uống đã được khách order.

– Đảm bảo có mặt và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn.

– Thực hiện quá trình thanh toán.

– Chào khách, dọn bàn.

– Vệ sinh khu vực phụ trách.

Nhân viên Phục vụ giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ một cách hoàn hảo nhất – Ảnh: Internet

Kiểm soát và bảo quản các dụng cụ làm việc

– Trong ca làm việc của mình, nhân viên Phục vụ phải chắc chắn rằng khu vực mình phụ trách luôn đầy đủ các dụng cụ ăn uống để sẵn sàng phục vụ thực khách: Chén, đĩa, muỗng, đũa, ly…

– Đảm bảo các dụng cụ của nhà hàng: Bàn, ghế, dụng cụ liên quan khác luôn trong tình trạng ổn định. Khi có bất kỳ sự cố hoặc dấu hiệu bất thường như sứt mẻ, hỏng hóc cần báo ngay cho cấp trên để giải quyết.

Phối hợp bộ phận khác và làm theo yêu cầu khác của cấp trên

– Hỗ trợ các nhân viên Phục vụ ở khu vực khác để hoàn thành công việc tốt đẹp khi nhà hàng có lượng khách đông.

– Phối hợp linh hoạt với những bộ phận khác như: Thu ngân, Kế toán, Lễ tân, khu vực Bếp,… nhằm cung ứng các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

– Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị của cấp trên.

Mức lương và cơ hội phát triển nhân viên Phục vụ

Mức lương cơ bản nhân viên Phục vụ dao động từ 3,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản thì tổng thu nhập của nhân viên Phục vụ còn có trợ cấp, phụ cấp, tiền tip, thưởng doanh số…

Từ nhân viên Phục vụ, nếu cố gắng trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng lẫn trình độ ngoại ngữ, bạn có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp với các vị trí cao hơn như: Trưởng ca, Giám sát, Quản lý nhà hàng, Trợ lý Quản lý nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Quản lý bộ phận ẩm thực, Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực.

Nhân viên Phục vụ cần đảm bảo hoàn thành tốt vai trò trong ca làm việc của mình – Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn của nhân viên Phục vụ nhà hàng, khách sạn

– Nghiệp vụ Phục vụ, kỹ năng giao tiếp.

– Tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình.

– Chịu được áp lực công việc, luôn mỉm cười trước khách hàng.

– Biết sắp xếp và hoạch định công việc tốt.

– Chăm chỉ, có trách nhiệm và phối hợp tốt với các bộ phận khác.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, nhân viên Phục vụ còn cần đảm bảo một số nguyên tắc trong nghề:

1. Chủ động xếp chỗ ngồi cho khách, giới thiệu thực đơn và ghi chú rõ ràng.

2. Phục vụ thức uống trước cho khách trong khi chờ món ăn, ưu tiên phục vụ trẻ em.

3. Phục vụ đúng thời điểm, không làm phiền khách. Không chủ động dọn bàn khi khách chưa rời khỏi bàn hoặc chưa có yêu cầu từ khách.

4. Không bình luận về thực khách với bất kỳ ai.

5. Giải đáp các thắc mắc cho khách. Nếu vấn đề nằm ngoài khả năng, hãy nhờ đến hỗ trợ của cấp trên.

6. Nhanh nhẹn nhưng vẫn giữ được tác phong chuyên nghiệp.

Tương lai của ngành Nhà hàng – Khách sạn còn phát triển hơn nữa, và nghề cánh cửa việc làm Phục vụ chắc chắn sẽ luôn mở rộng dành cho những ai có mong muốn theo đuổi. Chefjob.vn hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu thêm công việc của nhân viên Phục vụ. Từ đó trau dồi và nâng cao kỹ năng cần thiết, trở thành một nhân viên Phục vụ giỏi, tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Nhân viên phục vụ nam [Waiter], nhân viên phục vụ nữ [Waitress] gọi chung là nhân viên phục vụ trong các nhà hàng, nhiệm vụ chính là tiếp đón khách, ghi yêu cầu món ăn, bưng đồ ăn cho khách và thực hiện các yêu cầu khác của khách. Để làm việc được ở vị trí phục vụ nhà hàng đòi hỏi bạn phải biết tiếng Anh, khi phỏng vấn vị trí này bạn thường gặp những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng dưới đây:

  • What is your favorite part of serving? [Bạn thích điều gì ở công việc phục vụ?]

⇒ Gợi ý: I know that I have to do the same things again and again. But there are problems you need to solve and new guests you have to serve every day. Many different things happen on daily and I enjoy the challenge of handling them. My soft skills improved more with each new situation.

[Tôi biết bằng tôi phải làm những công việc lặp đi lặp lại. Nhưng luôn có những vấn đề bạn cần phải giải quyết và những vị khách mới bạn phải phục vụ hàng ngày. Có rất nhiều điều khác biệt sẽ xảy ra mỗi ngày và tôi thích đối mặt với những điều đó. Kỹ năng mềm của tôi cũng sẽ được cải thiện tốt hơn qua những tình huống mới như thế.]

  • Would you make a good addition to the team? [Bạn có thể hỗ trợ tốt cho đồng nghiệp khi làm việc nhóm?]

  Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn - Tham khảo

⇒ Gợi ý: I am a quick learner and a team player. I will try to contribute to support my coworkers as much as I can on each shift. And I think we can still learn a few things from together.

[Tôi là người học hỏi nhanh và có tinh thần đồng đội. Tôi sẽ cố gắng hỗ trợ đồng nghiệp nhiều nhất có thể trong mỗi ca làm việc. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể học hỏi được một vài điều của nhau.]

  • What is your greatest strength? [Đây là thế mạnh lớn nhất của bạn?]

⇒ Gợi ý: I am a calm person. When problems happen, I’m able to stay cool and calm, coming up with an instant effective solution. I believe that I have enough experience to do a good job of a waiter/ waitress.

[Tôi là kiểu người điềm tĩnh. Khi có vấn đề gì xảy ra, tôi luôn có thể giữ được sự bình tĩnh và đưa ra những giải pháp xử lý hiệu quả tức thì. Tôi tin rằng tôi có đủ kinh nghiệm làm việc để làm tốt công việc của một nhân viên phục vụ.

  • What is your greatest weakness? [Đâu là khuyết điểm lớn nhất của bạn?]

⇒ Gợi ý: I am a idealistic. Therefore, I am learning to be more flexible when things are not going to according to plan.

[Tôi là người luôn hướng đến những chuẩn mực hoàn hảo nhưng đôi lúc lại thiếu thực tế. Vì thế, tôi đang học cách để trở nên linh động hơn khi mọi thứ không theo kế hoạch.]

  • If customer complained about bad service, what would you do? [Trong trường hợp khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ không tốt, bạn sẽ làm gì?]

  Quy trình làm vệ sinh công nghiệp

⇒ Gợi ý: I always do my job with high responsible and try to serve to exceed the expectations of the guest. But if that case happened, I would apologize and try to correct my mistake.

[Tôi luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và cố gắng phục vụ vượt quá sự mong đợi của khách. Nhưng nếu trường hợp đó xảy ra, tôi sẽ xin lỗi và cố gắng sửa chữa sai sót của mình.]

  • Why do you want to work for our hotel/ restaurant? [Vì sao bạn muốn làm việc cho khách sạn/ nhà hàng của chúng tôi?]

⇒ Gợi ý: I enjoy serving food and a food lover, so this hotel/ restaurant is the best place where I can show my skills. This is also famous hotel/ restaurant in the city, if I work here, so it will be my honor. I believe that this the work environment will help my career growth.

[Tôi yêu thích công việc phục vụ và là người đam mê ẩm thực, vì vậy, khách sạn/ nhà hàng này là nơi phù hợp nhất để tôi thể hiện những kỹ năng của bản thân. Đây cũng là một khách sạn/ nhà hàng nổi tiếng trong thành phố, nếu được làm việc ở đây thì đó là một vinh dự lớn của tôi. Tôi tin rằng môi rằng môi trường làm việc này sẽ giúp tôi phát triển sự nghiệp của mình.]

Việc làm

1. Phục vụ bàn tiếng Anh là gì?  

Để trả lời cho câu hỏi “phục vụ bàn tiếng Anh là gì?”, thì trong tiếng Anh, có 2 từ dùng để chỉ người phục vụ là “Waiter” và “Waitress”. Từ “Waiter” dùng để ám chỉ người phục vụ nam giới, còn “Waitress” là dành để chỉ nữ giới. 

Những người đang băn khoăn với câu hỏi này chắc hẳn phải có nhu cầu làm phục vụ bàn trong môi trường sử dụng tiếng Anh như môi trường nhà hàng - khách sạn cao cấp. Cho những ai chưa biết, ở trong môi trường đặc thù này, người điều hành hay người đi theo ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn nhiều về kỹ năng phục vụ, giao tiếp đối với bạn. Ngược lại, bạn chắc chắn sẽ nhận được đãi ngộ tốt hơn nhiều so với phục vụ thông thường. 

Phục vụ bàn tiếng Anh là gì?

Nếu bạn cảm thấy chưa đủ tự tin với những hành trang đã chuẩn bị khi đi xin việc phục vụ bàn, còn chần chờ gì mà không kéo xuống dưới và tìm hiểu ngay đi!

Xem thêm: Lễ tân tiếng anh là gì?

Những quy trình, nguyên tắc làm việc của từng nhà hàng đôi khi có những khác biệt, để tạo nên thương hiệu riêng của họ. Tuy nhiên, là một nhân viên phục vụ, họ đều đòi hỏi ở các bạn những yếu tố cơ bản sau đây.

2.1. Kỹ năng giao tiếp và chào đón khách hàng

Đây là kỹ năng căn bản cũng như quan trọng bậc nhất trong nghề phục vụ bàn nói riêng và cũng như các vị trị khác ở bộ phận tiền sảnh [front office] nói chung chẳng hạn như hostess, tiếp tân/ receptionist, cashier, runner, nhân viên order,... Việc giao tiếp của phục vụ bàn và khách hàng kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ khi khách bước vào đến khi ra khỏi nhà hàng. Vậy nên, ngoài chất lượng của đồ ăn, thức uống, chất lượng phục vụ cũng là một yếu tố quan trọng để khách đánh giá và phản hồi về nhà hàng. 

Kỹ năng cần có của phục vụ bàn

Để thành thạo kỹ năng này, trước tiên hãy tập luyện việc nở nụ cười. Nghe thì có vẻ sáo rỗng nhưng thực chất là không đâu các bạn. Hãy tưởng tượng, nếu bạn bước vào nhà hàng mà phục vụ bàn lúc nào cũng có vẻ mặt lầm lì khi mang đồ ăn cho bạn, như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu đúng không?

Người ta nói nghề dịch vụ như làm dâu trăm họ, cho dù bạn có đang mệt mỏi trong người, hay bực tức vì chuyện riêng bạn vẫn phải thật niềm nở, để khách hàng cảm thấy được chào đón. Nhiều bạn đọc đến đây chắc hẳn sẽ thắc mắc công việc phục vụ bàn sao mà khó khăn đến vậy, công việc thì nặng nhọc, đến cảm xúc của bản thân cũng phải giấu đi. Đó chỉ đơn giản là sự chuyên nghiệp trong công việc mà bạn cần có mà thôi. Nếu bạn cố gắng làm được điều này, mang đến một năng lượng tích cực cho khách hàng, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích đó!

Về thái độ thì là thế, còn cách biểu đạt bằng lời nói thì sao? Sự thân thiện, hiếu khách của người phục vụ bàn có thể làm khách hàng hài lòng đến 70% rồi. Tuy nhiên, để chinh phục 30% còn lại, bạn hãy học cách nói năng thật khéo léo, tinh tế nhé!

Trước tiên, khi chào hỏi và nói chuyện với khách, bạn nên nói to, rõ ràng, xưng hô phù hợp, lịch sự. Đối với khách hàng mất nhiều thời gian quyết định chọn món, hãy nắm bắt mong muốn và gợi ý cho họ nhé! Việc giúp đỡ này nhằm để tiết kiệm thời gian cho cả hai, cũng như lấy được sự thiện cảm của khách.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với phục vụ bàn

Lời cảm ơn và xin lỗi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp giữa phục vụ bàn và khách hàng. Chỉ với hai từ này thôi, khách hàng có thể thay đổi hoàn toàn thái độ đối với nhà hàng của bạn. Đã có rất nhiều trường hợp, khi phục vụ bàn làm sai đối với khách mà không có lời xin lỗi thỏa đáng, nhà hàng bị khách đưa vào danh sách đen, hay thậm chí kêu gọi tẩy chay. Vậy nên, hãy thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, nếu làm sai thì phải xin lỗi, hay cảm ơn vì khách hàng đã sử dụng dịch vụ.

Việc làm phục vụ

>> Xem thêm: Saucier là gì

2.2. Nghiệp vụ phục vụ bàn chuyên nghiệp

Về vấn đề nghiệp vụ nhà hàng, đây chắc chắn là vấn đề mà bạn sẽ được đào tạo chi tiết nhất khi đi làm phục vụ bàn. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng thật sự làm đúng theo những nguyên tắc đó. Vì thế, nếu bạn muốn làm việc trong những nhà hàng chất lượng cao, không bao giờ được quên những điều dưới đây:

- Luôn đảm bảo khu vực ăn uống của khách hàng thật sạch sẽ trước khi khách vào bàn.

- Phục vụ nhanh nhẹn, luôn vui vẻ có mặt khi khách cần.

- Chủ động hỏi han, dọn dẹp đồ ăn thừa cho khách.

- Tuyệt đối cẩn thận khi order, tránh nhầm lẫn món của khách.

Nắm vững nghiệp vụ phục vụ bàn

Đối với phục vụ trong môi trường quốc tế, một chút sự thiếu chuyên nghiệp hoàn toàn có thể khiến bạn bị khiển trách, thậm chí đuổi việc. Vậy nên, hãy tiếp tục theo dõi phần sau để biết thêm về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu: Làm thêm tiếng anh là gì tại đây!

3. Yêu cầu cho phục vụ bàn trong môi trường sử dụng tiếng Anh có khác gì không?

Đối với ngành dịch vụ của mỗi quốc gia, mỗi phương thức phục vụ lại có sự khác biệt, tùy thuộc vào truyền thống, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, trong các nhà hàng lớn, chất lượng cao trên toàn thế giới, họ đều có những quy tắc chung và cơ bản như đã nói ở trên. Vậy thì ngoài những yếu tố đó, phục vụ bàn làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam còn đòi hỏi những gì?

Trước tiên, nếu bạn muốn làm phục vụ bàn dùng tiếng Anh, bạn đã thật sự hiểu môi trường này làm việc này là gì chưa? Giải thích một cách ngắn gọn nhất, đây sẽ là những nhà hàng ăn uống từ lớn đến nhỏ, với đối tượng phục vụ bao gồm phần lớn là người nước ngoài, và bắt buộc bạn phải giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

Tiền tips dành cho phục vụ bàn

Như vậy, để làm tốt công việc này, bạn cần có một nền tảng kiến thức về ngoại ngữ tốt, nói năng lưu loát, tự tin. Bạn cần đảm bảo bản thân đã trang bị một hành trang từ vựng đủ rộng, để có thể phù hợp với công việc. Việc tối thiểu bạn phải làm được là giải thích về món ăn trên menu, order cho khách, và tính tiền.

Bạn đừng lầm tưởng rằng chỉ có những nhà hàng chất lượng cao, sang trọng mới phục vụ người nước ngoài, có rất nhiều hàng quán nhỏ ở Việt Nam cũng nhắm đến đối tượng này mà chỉ với giá cả tương đối bình dân. Dĩ nhiên, nhà hàng lớn sẽ đòi hỏi trình độ tiếng Anh cũng như phục vụ của bạn cao hơn, đi kèm với đó là lương thưởng cao và lộ trình thăng tiến rõ ràng hơn.

Đối với ngành phục vụ của những nước phương Tây, cũng như theo văn hóa, thói quen của họ, động lực làm việc của người phục vụ bàn không phải là vì đồng lương cứng, mà là nhờ tiền “tips”, hay còn gọi là tiền bo của khách. Chính vì thế, bạn hãy trang bị cho bản thân nghiệp vụ và khả năng giao tiếp tiếng Anh thật tốt, niềm nở khi phục vụ, thì việc nhận được “tips” từ khách là điều hết sức bình thường. 

Một yêu cầu đặc biệt đối với công việc chính là yếu tố trung thực. Đã có rất nhiều trường hợp là người nước ngoài đến đây, sử dụng dịch vụ và bị lừa tiền. Điều đó không chỉ xuất hiện ở nước ta, mà còn ở cả những nước Đông Nam Á đang phát triển khác nữa. Việc này tạo ra những ấn tượng vô cùng xấu trong về đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Là một nhân tố trong ngành dịch vụ nước nhà, các bạn nên phục vụ với cái tâm và sự chân thật nhé!

Việc làm nhân viên phục vụ bàn

>> Xem thêm: Doorman là gì

4. Giá trị của công việc phục vụ bàn tiếng Anh là gì?

Phục vụ bàn trong môi trường sử dụng tiếng Anh là công việc bán thời gian cực tốt, đặc biệt phù hợp với những bạn sinh viên năm nhất, năm hai. Công việc không chỉ giúp các bạn trẻ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, mà còn rèn cho các bạn những giá trị về nhân cách, hay các kỹ năng mềm vô cùng thiết thực:

Giá trị của công việc phục vụ bàn tiếng Anh

- Kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ

- Cần cù, chịu khó

- Nhanh nhẹn, cẩn thận

Trên đây, timviec365.vn không chỉ giúp bạn định nghĩa phục vụ bàn tiếng Anh là gì, mà còn giúp các bạn có thêm hiểu biết về ngành nghề. Hi vọng các bạn có thể áp dụng được những kiến thức trên vào công việc tương lai.

Nhân viên thời vụ tiếng Anh là gì

Bên cạnh những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi “phục vụ bàn tiếng Anh là gì?”, bạn cũng có thể tìm hiểu một số thông tin khác về chủ đề nhân viên thời vụ tiếng Anh qua bài viết sau nhé!

Nhân viên thời vụ tiếng Anh là gì

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề