Móng chân bị nứt là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Màu sắc, kết cấu và hình dạng móng cho biết tình trạng sức khỏe của bạn. Một số triệu chứng của móng có thể là dấu hiệu của bệnh mạn tính, thậm chí là ung thư.

Dưới đây là 9 triệu chứng ở móng bạn không nên bỏ qua:

Móng vàng: Nếu móng có màu vàng, dễ gãy và dày, có thể bạn bị nhiễm nấm. Đôi khi, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, vấn đề hô hấp và vảy nến cũng có thể gây nên tình trạng trên.

Móng khô, dễ gãy: Nếu bạn liên tục tiếp xúc với các hóa chất hoặc sống trong môi trường có độ ẩm thấp thì tình trạng này xảy ra khá thường xuyên. Ngoài ra, nhiễm nấm và tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân khiến móng nứt và dễ gãy.

Móng dạng dùi trống: Là hiện tượng móng tay to hơn và cụp xuống. Nguyên nhân có thể là do lượng ôxy trong máu thấp. Hoặc do bệnh phổi, bệnh tim, viêm đường ruột, bệnh thận và AIDS.

Đốm trắng: Đây là dấu hiệu chấn thương móng hoặc nhiễm nấm. Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này.

Móng có đường kẻ ngang: Tình trạng này có thể do bệnh tiểu đường không kiểm soát, thiếu kẽm, bệnh tuần hoàn hoặc vẩy nến.

Móng dạng thìa: Nếu các móng cong lên giống hình chiếc thìa, có thể bạn đang thiếu sắt hoặc gặp vấn đề về tim hay tuyến giáp hoạt động quá mức.

Móng có đường kẻ dọc: Móng có đường kẻ dọc là dấu hiệu của sự lão hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu magiê hoặc thiếu vitamin B12.

Vết lõm trên bề mặt móng: Xuất hiện nhiều vết lõm trên bề mặt móng là dấu hiệu của bệnh vảy nến hoặc rối loạn mô liên kết.

Da ở đầu ngón tay cái bị tróc và sưng nề mặc dù tôi mang găng tay và dùng kem dưỡng. Các dấu hiệu đó là báo hiệu của bệnh gì? Tôi có thiếu chất gì không?

Trả lời:

Nứt gãy móng là dấu hiệu của tình trạng da khô trong khi nứt nẻ da ở đầu ngón tay lại là biểu hiện của dạng bệnh eczema.

Vì thế, có thể bạn không chỉ thiếu một loại vitamin hay khoáng chất nào đó mà còn có thể là một bệnh nội - như là một bệnh di truyền.

Tôi nghi ngờ bạn đang bị khô da hay eczema là vì dù bạn đã rất nỗ lực nhưng các dấu hiệu vẫn không lui. Vì lẽ các dấu hiệu bạn mô tả thường chỉ tái phát khi tay tiếp xúc với nước. Ngoài ra bảo vệ tay và tránh để cơ thể khỏi khử nước là mấu chốt.

Mỗi đêm, sau khi ngâm 5 phút trong nước ấm, hãy thoa móng với mỡ lông cừu [lanolin] hay bất kỳ loại kem nào chứa chất lanolin. Chất lanolin sẽ giữ cho móng luôn mềm mại, giúp giảm gãy hay bong móng. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần chăm sóc móng theo cách này ít nhất 1 năm

Tôi không tin là các vitamin bổ sung bạn uống phù hợp với cơ thể bạn vì thế tốt nhất là nên ngừng uống.

Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy vitamin nhóm B [biotin] giúp cải thiện tình trạng móng hiệu quả. 1/3 những người uống nó thường xuyên đã giảm được tình trạng móng yếu cải thiện được 25%.

Móng tay chẻ, nứt là dấu hiệu của móng tay giòn hoặc yếu. Móng tay có thể tách theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Việc chẻ nứt móng tay có thể là ngẫu nhiên hoặc là kết quả của một chấn thương gần đây. Nhưng móng tay bị chẻ đôi cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng móng, tình trạng bệnh lý hoặc thậm chí là thiếu vitamin…

1. Biểu hiện của móng tay chẻ, nứt

Móng tay được tạo thành từ nhiều lớp keratin ép lại với nhau. Khi móng bị tách ra, một số lớp keratin sẽ tách ra khỏi các lớp còn lại. Điều này làm cho móng tay của bạn trông như bị tách ra hoặc bong tróc.

Một số biểu hiện của móng tay chẻ, nứt:

  • Có rãnh hoặc chẻ nứt theo chiều dọc hoặc ngang
  • Những đường gờ sâu
  • Rỗ móng
  • Đốm trắng
  • Thay đổi màu vàng hoặc nâu trên móng…

Móng tay có thể bị chẻ theo chiều dọc…

Móng tay nứt theo chiều ngang.

2. Nguyên nhân khiến móng tay chẻ, nứt?

Nhiều nguyên nhân có thể khiến móng tay chẻ, nứt và cách móng tay bị chẻ, nứt có thể là manh mối quan trọng để tìm ra nguyên nhân.

Móng tay có thể nứt theo chiều ngang [onychoschizia] thường là dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương ở các protein kết nối các lớp móng, hoặc theo chiều dọc [onychorrhexis] có thể là dấu hiệu cho thấy có tổn thương ở nền móng.

Tuy nhiên, đôi khi móng tay chẻ, nứt mà không có nguyên nhân cụ thể và thi thoảng xảy ra với mọi người. Nhưng nếu móng tay của bạn thường xuyên chẻ, nứt… có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang xảy ra.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến móng tay chẻ, nứt:

- Nấm móng tay: Nấm móng tay phát triển khi nấm ngoài da lây nhiễm vào móng tay, làm hỏng móng bằng cách phá hủy chất sừng. Điều này có thể dẫn đến sự đổi màu móng, đốm trắng và tách móng. Theo thời gian, nấm có thể tấn công vào nền móng, khiến móng trở nên yếu và dễ gãy.

- Chấn thương móng tay: Vết thương ở móng có thể gây nứt ngang. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Việc cắn móng tay có thể dẫn tới nứt móng. Bạn cũng có nhiều khả năng bị tách móng nếu tay và móng thường xuyên bị ẩm ướt do công việc.

Có thể bảo vệ móng tay và bàn tay bằng cách đeo găng tay nếu tay bạn thường xuyên tiếp xúc với nước và điều kiện ẩm ướt.

- Lão hóa: Khi già đi, móng tay có sự thay đổi như phát triển chậm hơn và dễ bị phân tách và đổi màu hơn. Bạn có thể nhận thấy móng tay chẻ, nứt theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung biotin và collagen để cải thiện sức khỏe tóc và móng.

- Sơn móng tay: Sơn móng tay giúp cải thiện vẻ ngoài của móng trông đẹp hơn, nhưng sơn móng tay và chất tẩy rửa có thể làm móng tay yếu đi. Một số loại nước tẩy sơn móng tay có thể mạnh hơn những loại khác, nhưng theo thời gian, chúng đều có thể khiến móng dễ bị chẻ, nứt.

Tạm ngừng sử dụng mỹ phẩm làm móng có thể giúp bạn tránh được tình trạng móng chẻ ngọn.

- Điều kiện y tế: Một số tình trạng da cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay. Bệnh chàm, bệnh vẩy nến có thể khiến móng tay giòn và gãy. Ngoài ra, móng tay chẻ đôi cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý khác, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu và bệnh tim.

- Thiếu vitamin: Một số thiếu hụt vitamin có thể gây nứt móng. Nếu không nhận đủ biotin, sắt hoặc canxi… bạn có thể nhận thấy móng bị nứt và những thay đổi khác ở móng. Nếu bạn đang mang thai, cơ thể sẽ cần thêm vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu của em bé đang lớn. Nhiều người nhận thấy móng tay bị nứt khi mang thai nếu họ không nhận đủ các loại vitamin này.

- Hóa trị: Thuốc hóa trị có thể khiến móng tay giòn, chẻ ngọn. Thuốc hóa trị tấn công các tế bào đang phát triển. Điều này giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nhưng nó cũng dẫn đến sự phá hủy các tế bào bình thường phát triển như tế bào móng tay hoặc tóc.

Thiếu vitamin có thể là nguyên nhân khiến móng tay chẻ, nứt.

3. Làm thế nào sửa chữa móng tay chẻ, nứt?

Sửa móng tay chẻ, nứt khá dễ dàng. Nếu móng chẻ ngang ở mép móng, bạn có thể cắt bớt hoặc giũa bớt những phần lởm chởm và để móng mọc lại tự nhiên.

Nếu vết nứt lớn hơn, có thể bôi keo dán móng hoặc sơn móng tay trong suốt để giữ keratin lại với nhau cho đến khi móng mọc ra. Sau đó, có thể cắt bớt hoặc giũa phần tách.

Nếu vết thương ở móng gây ra vết nứt, nên đi khám để được xử lý thích hợp. Nếu tất cả các móng tay của bạn đều bị tách ra hoặc bạn nhận thấy móng tay giòn, dễ gãy... cần đi khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh lý hoặc tình trạng thiếu vitamin cần bổ sung.

4. Bạn có thể giảm nguy cơ bị gãy móng tay không?

Nếu tình trạng nhiễm trùng, thiếu vitamin hoặc tình trạng bệnh lý khiến móng tay của bạn bị chẻ, nứt... việc điều trị tình trạng này sẽ giúp móng tay mọc trở lại chắc khỏe.

Trong trường hợp không biết nguyên nhân hoặc do lão hóa, một số cách có thể giúp củng cố sức khỏe của móng tay như:

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hơn chế độ ăn nhiều đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn.

- Cân nhắc việc bổ sung biotin: Biotin [vitamin B7] có thể cải thiện độ chắc khỏe của móng tay, nhưng các nghiên cứu còn chưa thống nhất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về tác dụng của biotin đối với sức khỏe móng tay rất đáng khích lệ.

- Bổ sung collagen: Collagen là một loại protein giúp móng chắc khỏe. Có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung collagen hàng ngày có thể cải thiện độ chắc khỏe và sự phát triển của móng. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu collagen vào chế độ ăn uống của mình.

- Đeo găng tay: Đeo găng tay khi làm việc luôn là cách tốt để bảo vệ móng tay tay. Tuy nhiên, tránh đeo găng tay chật khi tay ướt.

- Cân nhắc dùng kem dưỡng ẩm: Có một số loại kem dưỡng ẩm có thể giúp cải thiện hàm lượng nước trong móng, đặc biệt nếu móng giòn là do khô quá mức. Một số trong số này bao gồm lanolin, propylene glycol và glycerin…

Đôi khi móng tay chẻ, nứt xảy ra với tất cả mọi người và đôi khi bạn không thể tránh hoặc ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, móng bị chẻ đôi cũng có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Keo dán móng tay hoặc sơn móng tay trong suốt có thể giúp khắc phục tình trạng móng bị chẻ ngọn trong thời gian ngắn. Nếu móng tay của bạn thường xuyên bị chẻ, nứt... hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về nguyên nhân để khắc phục.

Tại sao bị nứt móng chân?

Nếu bạn thấy rằng tình trạng móng tay, móng chân dễ bị nứt nẻ, khô, giòn sẽ dễ bị gãy hơn bình thường thì do cơ thể bạn đang bị thiếu chất biotin. Chất biotin là một chất có tác dụng nuôi dưỡng cho móng tay, móng chân chắc khỏe, bên cạnh đó còn giúp cho mái tóc bóng khỏe và ít bị đứt gãy nữa.

Móng chân cái có sọc đen là bệnh gì?

Móng chân có vệt nâu Melanonychia là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, thường là một dải sắc tố màu nâu đen chạy dọc theo chiều dài của móng. Nguyên nhân có thể do: Chấn thương, khối u ác tính, tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, do một số loại thuốc.

Tại sao móng chân dễ gãy?

Móng chân thường dày hơn và cứng hơn, trong khi móng tay mỏng hơn và dễ gãy hơn. Không có độ tuổi cụ thể khi điều này xảy ra và nó không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng nó có thể là nguyên nhân khiến móng tay của bạn giòn và dễ gãy.

Chân bị nứt nẻ chảy máu bôi thuốc gì?

Sử dụng kem chứa corticoid bôi tại chỗ để giảm kích ứng, sưng tấy và điều trị da khô, nứt nẻ, ngứa hoặc sưng đỏ. Hydrocortisone nồng độ thấp được phân phối ở các hiệu thuốc và bệnh nhân có thể mua được.

Chủ Đề