Một cơn bão nhiệt đới được gọi là gì

Hurricane là từ được sử dụng để nói về những cơn lốc biển ở Đại Tây Dương, biển Caribbe, vùng trung tâm và đông bắc Thái Bình Dương. Hurricane được sử dụng dựa theo tên của một vị thần ác của vùng biển Caribbe có tên là Hurricane.

Ở tây bắc Thái Bình Dương, những cơn bão có sức mạnh tương đương được gọi là typhoon. Trong khi đó, cyclone được dùng để chỉ những cơn bão hình thành và xuất hiện ở nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Sức mạnh của bão

Các cơn bão được đặt tên và được coi là bão nhiệt đới khi có sức gió 63 km/h và được phân loại là hurricane, typhoon hay cyclone khi đạt mức 119 km/h.

Theo thang bão Saffir-simpson, thang phân loại bão sử dụng cho các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới, có 5 cấp để phân biệt các cơn bão theo cường độ sức gió. Cao nhất trong thang bão là cấp 5 với các cơn bão có sức gió trên 250 km/h.

Số lượng các cơn bão mạnh được xếp vào thang 4 và thang 5 trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 1970 cho đến năm 2000. Thời gian kéo dài và sức gió mạnh của các cơn bão nhiệt đới cũng đã tăng 50% trong vòng 50 năm qua.

Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Phillipines hôm ngày 8 tháng 11 năm 2013 với sức gió trung bình 320 km/h, được xếp trong thang bão cấp 5, được coi là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay.

Hướng xuất hiện

Ở bắc bán cầu, gió lệch sang phải làm cho các cơn bão xuất hiện ở phía bắc xích đạo xoay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại, khi xuất hiện ở nam xích đạo, các cơn bão sẽ xoay cùng chiều kim đồng hồ.

Mùa bão

Các cơn bão xuất hiện ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương thường kéo dài từ đầu tháng 6 đến khoảng cuối tháng 11. Mùa bão ở đông Thái Bình Dương bắt đầu từ 15 tháng 5 và kết thúc vào 30 tháng 11 hằng năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa bão ở nam Thái Bình Dương và Australia. Vịnh Bengal có hai mùa bão trong năm là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11. Bão hình thành ở tây bắc Thái Bình Dương gần như tất cả các tháng trong năm.

Khu vực vành đai bão tây Thái Bình Dương là nơi bão thường xuất hiện, trung bình khoảng 27 cơn bão được đặt tên mỗi năm. Nằm bên trong vành đai bão tây Thái Bình Dương, hàng năm Phillipines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão.

Đặt tên bão

Danh sách tên gọi các cơn bão do Tổ chức Khí tượng Thế giới đưa ra, tên các cơn bão cũng thường được đặt theo tên quen thuộc trong mỗi khu vực. Tên của một số bão sẽ được đưa ra khỏi danh sách và thay thế bằng những tên khác trong trường hợp nó gây ra nhiều thiệt hại và con số thương vong lớn.

Phillipines có hệ thống đặt tên bão riêng, do đó siêu bão Haiyan còn được gọi bằng tên khác là Yolanda. Trong tiếng Trung Quốc, tên bão còn được gọi là Hải Yến.

Bão nhiệt đới là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp, với điều kiện sức gió nhanh hơn 63 km/giờ [cấp 8].

1.

Cơn bão nhiệt đới mô phỏng trong phim đã sử dụng lượng nước khổng lồ.

The movie's simulated tropical storm used up huge quantities of water.

2.

Sắp có một cơn bão nhiệt đới trên biển Hoa Đông.

There is going to be a tropical storm in the East China sea.

Cùng Dol phân biệt 3 từ vựng dễ gây nhầm lẫn là typhoon, hurricane và tropical storm nhé: - Typhoon: là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất được gọi trong khu vực Tây Thái Bình Dương, chẳng hạn như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. - Hurricane: là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất được gọi trong khu vực Đại Tây Dương và vùng Caribe, bao gồm cả bờ biển phía đông của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Florida và Louisiana. - Tropical storm: là cơn bão nhiệt đới có sức mạnh yếu hơn so với typhoon và hurricane, thường diễn ra trong vùng nhiệt đới và có thể gây ra gió giật mạnh, mưa lớn và lũ lụt. Tóm lại, typhoon, hurricane và tropical storm là các cơn bão nhiệt đới có sức mạnh khác nhau và được đặt tên khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý.

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bào như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới [Tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa].

Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau:

- Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes

- Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones

- Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson]:

- Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thất nhiệt đới. Tên tiếng Anh là tropical depression.

- Với sức gió trên 63 km/h [cấp 8] được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng Anh là ["tropical cyclone" hoặc "tropical storm"]

- Với sức gió trên 118 km/h [cấp 12] gọi là bão to với cuồng phong. Tên tiếng Anh là [typhoon]

- Với sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng Anh là [super typhoon].

Mắt bão là gì ?

Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km [10 - 20 dặm] tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ [mắt bão lỗ kim] hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Nguyên nhân hình thành bão

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Tác hại và hậu quả của bão là gì?

Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.

Những năm trở lại đây, Việt Nam ta đã đón nhiều cơn bão lớn ảnh hưởng tới kinh tế và mạng sống của người dân chúng ta. Những đợt lũ phá hoại mùa màng là nguồn kinh tế chính của nước ta, cũng như ngập tắc đường làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế.

Biện pháp phòng tránh và chống bão

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chãi để chống chọi trước bão.

- Cập nhật tin tức dự báo thời tiết thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về bão.

- Thiết lập các đê hay chủ động các hình thức gia cố cơ sở vật chất để chống bão.

- Ngưng mọi hoạt động đánh bắt ngoài khơi khi bão xuất hiện và dần hình thành, tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng.

- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường nhằm phòng tránh biến đổi khí hậu - cũng là một nguyên nhân chính gây ra bão./.

Chủ Đề