Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

 

Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình [Ai Cập], hình đinh [Lưỡng Hà], mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hi Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Xlavơ hiện nay, là cơ sở để từ đó, người Rôma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Rôma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhờ hệ thống mẫu tự này, người Hi Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

 Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

Những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất của Hy Lạp cổ đại

Từ những tượng đồng quý hiếm được tìm thấy sâu dưới lòng đại dương cho đến các vị thần đã chứng tỏ được sự tiến xa hàng thiên niên kỷ so với thời đại của người Hy Lạp cổ trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chiến binh gục ngã ở ngôi đền Aphaia [năm 480-470 trước Công Nguyên]
 
Bức Học viện Athens của danh họa Raphael. Athens là thành bang nổi tiếng của Hy Lạp cổ dại. [Tranh: Wikipedia]

Ngoài những đặc thù quan trọng có nguồn gốc từ Hy Lạp của nền văn minh phương Tây, các nhà tư tưởng và nhà tiên phong Hy Lạp cổ đại còn đặt nền tảng trí tuệ lên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Gần như tất cả các thông tin mà chúng ta có thể cho rằng không quá quan trọng, dù ở phương diện chiêm tinh học, toán học, sinh học, kỹ thuật, y học hay ngôn ngữ học, chúng đều được người Hy Lạp cổ đại phát hiện.

Dường như tất cả những điều kể trên vẫn chưa đủ, khi kể đến lĩnh vực nghệ thuật – bao gồm văn học, âm nhạc, kiến ​​trúc, thiết kế và nghệ thuật biểu diễn – người Hy Lạp còn thiết lập nhiều tiêu chuẩn để nhận định giá trị vẻ đẹp và sự sáng tạo.

Tóm lại, nếu bạn sống ở phương Tây, bạn có xu hướng giống một người Hy Lạp cổ mà bạn không hề nhận ra. Bài viết này hy vọng sẽ làm nổi bật một vài trong vô số các đóng góp của Hy Lạp mà chúng ta đang trải nghiệm mỗi ngày. 

1. Bảng chữ cái

Bắt nguồn từ bảng chữ cái Phoenicia trước đó, bảng chữ cái Hy Lạp là bảng chữ cái đầu tiên mà từ ngữ mang hơi hướng Tây phương, có các chữ cái riêng biệt để biểu thị nguyên âm và phụ âm, bao gồm 24 chữ cái theo thứ tự từ alpha đến omega.

Có thể bạn không tin, từ “bảng chữ cái” bắt nguồn từ 2 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp: alpha và beta. Ngày nay, nhiều chữ cái trong bảng chữ cái hiện đại đều bắt nguồn từ bảng chữ cái Hy Lạp, bao gồm A, B, E và O. Mỗi chữ cái Hy Lạp ban đầu chỉ có một dạng duy nhất, nhưng dần dần chữ hoa và chữ thường đã ra đời sau đó.

2. Thư viện

Thư viện Alexandria là thư viện đầu tiên trên thế giới, được xây dựng tại Ai Cập. Trong thời gian này, Ai Cập nằm dưới quyền kiểm soát của Hy Lạp sau khi chịu sự cai trị của Alexander Đại đế. Người Macedonia bắt đầu truyền bá lối sống Hy Lạp đến tất cả các vùng đất bị chinh phục, bao gồm cả Ai Cập. Sau cái chết của Alexander Đại đế, cuộc tranh giành quyền lực đã nổ ra và Vương quốc Ai Cập chịu sự cai trị dưới tay tướng Ptolemy của Alexander.

Ptolemy ra lệnh xây dựng một thư viện chứa hơn 700.000 tác phẩm. Có quy định chung rằng tất cả các tàu đi qua cảng Alexandria phải khai ra bất kỳ công trình khoa học hay triết học nào mà họ có. Nếu có, các công trình ấy sẽ được sao chép và lưu giữ tại thư viện, sau đó bản chính sẽ được hoàn trả cho thuyền trưởng. Nhờ việc tích lũy tri thức này, nhiều khám phá vĩ đại đã diễn ra trong thư viện. Ví dụ, Eratosthenes tính chu vi của Trái Đất và nung nấu ý định về một hệ thống năng lượng hơi nước. Ngày nay, nhiều thư viện mọc lên trên khắp thế giới với hàng tỷ tác phẩm văn học, nhưng thư viện đầu tiên trên thế giới là thư viện của Alexandria.

Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Hy Lạp là đền Parthenon. [Ảnh qua athinorama.gr]

Một trong những ví dụ phổ biến nhất của kiến trúc Hy Lạp trong thế giới hiện đại là cột trụ. Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Hy Lạp là đền Parthenon, là tòa nhà lớn với nhiều cột trụ được xây dựng tại Athens. Ngày nay, các trụ cột được sử dụng trong nhiều công trình công cộng như nhà thờ và thư viện. Ngoài ra, các trụ cột còn xuất hiện nhiều trong các tòa nhà ở Washington D.C., bao gồm cả Nhà Trắng.

Điều gì tạo nên kiến trúc Hy Lạp?

Người Hy Lạp cổ đại cực kỳ sùng đạo, nên nhiều công trình kiến trúc ở Hy Lạp được thiết kế với tâm thế thờ thần. Parthenon và Erechtheum là hai ví dụ cho các công trình vĩ đại và lột tả chính xác nhất về Hy Lạp. Một số đặc điểm của thiết kế Hy Lạp có thể kể đến như sự chính xác, phong cách trang trí, sự hào phóng và hiệp lực. Mỗi khía cạnh và đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp được tạo ra để nâng đỡ và liên hệ lẫn nhau. Bởi vì mỗi công trình của Hy Lạp đều được lấy cảm hứng từ những câu chuyện và khả năng phi thường của một vị thần cụ thể, nhưng có một sự thật buồn cười là hầu hết các tòa nhà bắt chước phong cách Hy Lạp ngày nay đa số lại là những nơi thế tục hay các cơ quan chính phủ.

8. Ngọn hải đăng

Giống như thư viện đầu tiên, ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới nằm ở Ai Cập, vương quốc của Alexandria, thuộc sự kiểm soát của Hy Lạp. Công trình này có tên là Ngọn hải đăng Alexandria hoặc Pharos của Alexandria. Cao hơn Tượng Nữ thần Tự do, đây là công trình có độ cao đứng thứ hai thời bấy giờ, chỉ sau Kim tự tháp Giza.

Người ta có thể nhìn thấy ngọn hải đăng nhờ ánh lửa vào ban đêm và cột khói vào ban ngày. Đáng buồn thay, ngọn hải đăng này đã bị phá hủy bởi các trận động đất, nhưng nó đã trở thành mô hình mẫu cho tất cả các ngọn hải đăng sau này.

9. Hội đồng xét xử bồi thẩm đoàn

Người dân chủ Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là người Athens, là những người đầu tiên sử dụng hình thức xét xử bởi bồi thẩm đoàn như chúng ta biết đến ngày nay. Các luật sư bắt buộc phải là công dân nam của Athens, và có một cơ chế tên là dikastaí, đảm bảo rằng không ai có thể chọn bồi thẩm đoàn cho phiên xét xử của chính mình.

Các phiên thông thường sẽ triệu tập lên tới 500 bồi thẩm. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn liên quan đến cái chết, có thể triệu tập tới 1.501 bồi thẩm. Với nhiều bồi thẩm như vậy, quy tắc thống nhất được áp dụng trong các tòa án ngày nay không có hiệu quả, do đó phán quyết của các tòa án Athens cổ đại chỉ được tán thành bởi đa số. 

10. Nhà hát

Nếu bạn đã từng đến xem hòa nhạc, kịch hay phim chiếu rạp, tức là bạn đang tận hưởng một trong những đóng góp tiêu biểu nhất của người Hy Lạp cổ đại cho xã hội ngày nay, đó là: Nhà hát. Từ “nhà hát” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “theatron”, có nghĩa là chỗ ngồi của đấu trường ngoài trời, nơi mọi người thường xem kịch. Nhà hát phương Tây đầu tiên có nguồn gốc ở Athens, và giống như nhiều nhà hát Hy Lạp cổ đại khác, nó có cấu trúc bán nguyệt cắt thành hình một sườn đồi có khả năng chứa từ 10.000 đến 20.000 người.

Một nhà hát Hy Lạp tiêu chuẩn bao gồm ba phần: sân khấu, phòng thay đồ và khu dựng cảnh. Âm thanh của nhà hát là một trong những đặc tính quan trọng nhất, cho phép mọi người có thể nghe rõ lời nói của các diễn viên nam.

Câu hỏi trắc nghiệm về Hy Lạp và La Mã cổ đại có đáp án và lời giải

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…

B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.

C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.

Lời giải

Đáp án: D.

- Điểm nổi bật trong điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại là: Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…; Đất đai canh tác ít và không màu mỡ; Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh [SGK Lịch Sử 6/ trang 46].

Câu 2. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc canh tác loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Hồ tiêu.

D. Bạch dương.

Hiển thị đáp án

Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc trồng các loại cây lâu năm như: nho, ô liu… [SGK Lịch Sử 6/ trang 46].

Câu 3. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Khai thác lâm sản.

C. Buôn bán qua đường biển.

D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…

Lời giải

Đáp án: C.

Hy Lạp có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, thuận lợi cho việc lập những hải cảng, phát triển mậu dịch hàng hải [SGK Lịch Sử 6/ trang 46].

Câu 4. Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

A. Cảng Óc Eo.

B. Cảng Pa-lem-bang.

C. Cảng Đại Chiêm.

D. Cảng Pi-rê.

Lời giải

Đáp án: D.

Pi-rê là thương cảng chính, nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại [SGK Lịch Sử 6/ trang 46].

Câu 5. Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Nam Âu.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. bán đảo Ban-căng.

Lời giải

Đáp án: C.

Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a [SGK Lịch Sử 6/ trang 47].

Câu 6. Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.

Lời giải

Đáp án: B.

Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh [SGK Lịch Sử 6/ trang 47].

Câu 7. Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm.

B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt.

C. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng…

D. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế.

Lời giải

Đáp án: D.

- Đặc điểm của các thành bang ở Hi Lạp cổ đại: mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt, thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng… [SGK Lịch Sử 6/ trang 47].

Câu 8. Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Hội đồng 500 người.

B. Đại hội nhân dân.

C. Tòa án 6000 thẩm phán.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Lời giải

Đáp án: B.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước [SGK Lịch Sử 6/ trang 48].

Câu 9. Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi công dân [không phân biệt tuổi tác].

Lời giải

Đáp án: A.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là

A. Hoàng đế.

B. chấp chính quan.

C. tể tướng.

D. Pha-ra-ông.

Lời giải

Đáp án: A.

Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là hoàng đế [SGK Lịch Sử 6/ trang 48].

Câu 11. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Lời giải

Đáp án: B.

Tượng thần vệ nữ Mi-lô là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại [SGK Lịch Sử 6/ trang 49].

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Lời giải

Đáp án: A.

Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại [SGK Lịch Sử 6/ trang 49].

Câu 13. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át.

D. sử thi Ra-ma-ya-na.

Lời giải

Đáp án: C.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là sử thi I-li-át [SGK Lịch Sử 6/ trang 49].

Câu 14. Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Pi-ta-go.

B. Ta-lét.

C. Hô-me.

D. Ác-si-mét.

Lời giải

Đáp án: C.

Hô-me là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê [SGK Lịch Sử 6/ trang 49].

Câu 15. Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

A. Định lí Pi-ta-go.

B. Định luật Niu-tơn.

C. Định luật bảo toàn năng lượng.

D. Định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải

Đáp án: A.

Định lí Pi-ta-go là thành tựu cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay.

 

 

 

Chủ Đề