Mục đích của khiếu nại, tố cáo là gì

Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo

27/11/2018 03:36:26 Xem cỡ chữ
STP - Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo phải đạt đến một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Yêu cầu này, hiện nay, vẫn chưa hoàn toàn được đáp ứng và đang tiếp tục được chú ý tới. Các Luật khiếu nại, tố cáo cùng những văn bản pháp luật khác có liên quan đã được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Song, vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo là đã có không ít trường hợp còn lúng túng, chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo, khi đơn thư có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại và việc tố cáo thì thụ lý, giải quyết còn nhiều lúng túng. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc tố cáo sai về sự việc... Từ đó dẫn đến việc đơn thư khiếu nại, tố cáo không được giải quyết kịp thời, chính xác, để tồn đọng quá nhiều trong một thời gian dài mà pháp luật không cho phép.

Khắc phục tình trạng chung này, đồng thời để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như mọi người dân hiểu rõ hơn về khiếu nại và tố cáo, trước nhất cần phải phân tích cách hiểu hai khái niệm về khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm thường được nhắc đến cùng nhau, song tất nhiên khiếu nại và tố cáo không phải là một. Theo các văn bản pháp luật hiện nay, khiếu nại, tố cáo được hiểu như thế nào? Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:

Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng: đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Về mục đích: về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Nói tóm lại, khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý Nhà nước là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của công dân, không những thế còn tác động và giúp cho việc thực hiện pháp luật đựơc nghiêm chỉnh. Phân biệt khiếu nại, tố cáo một cách chuẩn xác là một trong những việc làm cần thiết quan trọng để góp phần khắc phục tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo bức xúc như hiện nay./.

Ngọc Lâm
STP - Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo phải đạt đến một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Yêu cầu này, hiện nay, vẫn chưa hoàn toàn được đáp ứng và đang tiếp tục được chú ý tới. Các Luật khiếu nại, tố cáo cùng những văn bản pháp luật khác có liên quan đã được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Song, vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo là đã có không ít trường hợp còn lúng túng, chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo, khi đơn thư có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại và việc tố cáo thì thụ lý, giải quyết còn nhiều lúng túng. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc tố cáo sai về sự việc... Từ đó dẫn đến việc đơn thư khiếu nại, tố cáo không được giải quyết kịp thời, chính xác, để tồn đọng quá nhiều trong một thời gian dài mà pháp luật không cho phép. Khắc phục tình trạng chung này, đồng thời để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như mọi người dân hiểu rõ hơn về khiếu nại và tố cáo, trước nhất cần phải phân tích cách hiểu hai khái niệm về khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm thường được nhắc đến cùng nhau, song tất nhiên khiếu nại và tố cáo không phải là một. Theo các văn bản pháp luật hiện nay, khiếu nại, tố cáo được hiểu như thế nào? Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là: Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Về đối tượng: đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Về mục đích: về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo. Nói tóm lại, khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý Nhà nước là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của công dân, không những thế còn tác động và giúp cho việc thực hiện pháp luật đựơc nghiêm chỉnh. Phân biệt khiếu nại, tố cáo một cách chuẩn xác là một trong những việc làm cần thiết quan trọng để góp phần khắc phục tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo bức xúc như hiện nay./.

Các bài khác

  • NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ CÁO NĂM 2018 [27/11/2018]
  • TÌM HIỂU VỀ KHIẾU NẠI VÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN KHIẾU NẠI [27/11/2018]
  • Luật Tiếp cận thông tin sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân [25/07/2018]
  • Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt [13/07/2018]
  • GIỚI THIỆU LUẬT ĐƯỜNG SẮT NĂM 2017 [13/07/2018]
  • Quyền tài sản [25/06/2018]
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình [25/06/2018]
  • GIỚI THIỆU BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 [25/06/2018]
  • Quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát giáo dục người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự [08/06/2018]
  • Đảm bảo giá trị pháp lý cho kết quả hòa giải thành ở cơ sở [29/05/2018]
Xem thêm »

Video liên quan

Chủ Đề