Ngày kinh của con gái kéo dài bao lâu

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý xảy ra hàng tháng ở chị em phụ nữ từ khi bắt đầu tuổi dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 28-30 ngày. Vậy chu kỳ kinh nguyệt 35- 40 ngày có phải là dấu hiệu của bệnh tật. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhất về chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ giai đoạn dậy thì và kéo dài đến giai đoạn mãn kinh và là hiện tượng sinh lý hàng tháng của phụ nữ. Nguyên nhân của việc chảy máu ở vùng kín là do sự tăng giảm đột ngột của estrogen hoặc progesterone.

Sự phối hợp của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt. Nhờ vậy, kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn hơn. Tuy nhiên, nếu hoạt động này bị rối loạn sẽ kéo theo tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em

Thế nào được coi là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, thông thường là 28-30 ngày. Nếu chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được xem là bình thường.

Độ dài một chu kỳ thường là 3-5 ngày, hoặc kéo dài 2-7 ngày cũng không được coi là bất thường. Nếu lượng máu kinh rất ít, chu kỳ kinh nguyệt lên tới 7-10 ngày cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nếu có sự dao động nhẹ trong vài ngày, chu kỳ kinh nguyệt vẫn xem cơi như bình thường. Ví dụ, chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày nhưng tháng sau chu kỳ lại là 30 ngày, điều này vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Khi lỡ một chu kỳ, kinh nguyệt bị trì hoãn, bạn không cần phải quá lo lắng bởi có thể đó chỉ là do bạn quá căng thẳng hoặc đang có bệnh trong người. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên bị rối loạn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Chu kỳ kình nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày có phải là chu kỳ bất thường?

Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, đừng quá lo lắng bởi điều này là hoàn toàn bình thường. Đối với chị em phụ nữ, rất ít người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đúng 28-30 ngày. Tùy cơ địa và tình trạng cơ thể của mỗi người sẽ có sự chênh lệch và xê dịch khác nhau trong chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày được gọi là vòng kinh dài, dưới 22 ngày là vòng kinh ngắn.

Đối với ai có vòng kinh dài, thời điểm rụng trứng sẽ thưa hơn và chị em phụ nữ sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường. Những người mới có kinh nguyệt thường sẽ có vòng kinh dài. Ngược lại, vòng kinh ngắn thường xảy ra ở phụ nữ đã có tuổi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”

Khi “đến ngày”, nếu bạn cảm thấy thèm ăn, tâm trạng dễ bị ảnh hưởng, luôn trong trạng thái bứt rứt khó chịu, đau lưng, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi, nổi mụn,… hãy yên tâm vì đó đều là những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người sẽ có triệu chứng nặng hay nhẹ, có xuất hiện hay không tùy vào cơ địa của từng chị em.

Những dấu hiệu thông thường khi con gái “đến ngày”

Bạn không cần phải lo lắng nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày và có những dấu hiệu của ngày kinh thông thường.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có những biểu hiện gì?

Tình trạng kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Có người thời gian hành kinh chỉ khoảng 2-3 ngày, nhưng người khác lại kéo dài tận 7-8 ngày, thậm chí là 10 ngày. Khi nhận thấy một trong những tình trạng bất thường sau, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

+ Rong kinh: là tình trạng ra máu kéo dài liên tục trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Nếu kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh – rong huyết. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vì thế ngay khi có triệu chứng, chị em phải đi khám và điều trị kịp thời. xem thêm >> tầm soát ung thư cổ tử cung

+ Cường kinh: là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, gây mất nhiều máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Thiểu kinh: là tình trạng máu kinh ra ít và thường chỉ ra kinh trong 1-2 ngày.

+ Vô kinh: là tình trạng kinh nguyệt đang có bỗng dưng biến mất trong 3 tháng liên tục. Sau 3 tháng có thể sẽ có kinh lại nhưng cũng có thể sẽ mất luôn. + Nguyên nhân của hiện tượng này thường do các bệnh về phụ khoa và có khả năng cao gây vô sinh.

Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em gồm có 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: hình thành nang mạc [tính từ lúc bị hành kinh cho đến ngày thứ 14]

– Giai đoạn 2: rụng trứng [24h tiếp theo]

– Giai đoạn 3: hoàng thể tiêu biến [14 ngày sau]

Khi giai đoạn hoàng thể kết thúc cũng là lúc một chu kỳ hình thành nang trứng mới sẽ bắt đầu, báo hiệu “ngày đèn đỏ” đầu tiên của chu kỳ mới.

Chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày, giai đoạn hoàng thể vẫn sẽ cố định là 14 ngày. Từ đó, ta có công thức tính ngày rụng trứng vô cùng đơn giản như sau:

Ngày rụng trứng: n – 14 [trong đó: n là số ngày chu kỳ kinh nguyệt]

Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng – 2 hoặc ngày rụng trứng + 2

Ví dụ: chu kỳ kinh nguyệt là 35 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là 35-14=21 ngày [ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng].

Lưu ý: Công thức chỉ áp dụng được cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Cách tính thời gian rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Đối với các chị em có kinh nguyệt không đều có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định ngày rụng trứng:

– Sử dụng que thử rụng trứng: Nếu nồng độ hormone lutein hóa [luteinizing hormone] của nước tiểu tăng, đây là báo hiệu của việc rụng trứng.

– Nhiệt độ cơ thể: nếu thân nhiệt tăng khoảng nửa độ mà không phải do bệnh thì sẽ rụng trứng vào ngày hôm đó hoặc sau đó 1-2 ngày.

– Siêu âm: siêu âm rụng trứng giúp bạn biết mình đã rụng trứng chưa. Bác sĩ sẽ xác định được độ lớn của trứng, từ đó xác định được khoảng thời gian rụng trứng.

Việc chú ý tới đặc điểm của kinh nguyệt và tần suất chu kỳ kinh nguyệt là việc vô cùng quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện các triệu chứng liên quan đến sức khỏe và chữa trị kịp thời. Hy vọng bài viết của bác sĩ riêng tại nhà Aihealth sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về “ngày ấy” của con gái và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Để xác định được những tình trạng của cơ thể như bệnh tật hay mang thai, phụ nữ nên hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên được lặp lại ở nữ giới, thể hiện cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện cho đến ngày trước khi kỳ hành kinh tiếp theo của bạn bắt đầu. Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.

Những thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi các hormone, bao gồm estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng, testosterone và các chất khác. Chúng kích hoạt sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng, rụng trứng, sự phát triển và bong ra của niêm mạc tử cung [hành kinh].

Chu kỳ kinh nguyệt giống như có thể được xem là dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Nó có thể cho bạn biết khi nào mọi thứ hoạt động bình thường, khi nào cơ thể đang trải qua một sự thay đổi hoặc khi cơ thể gặp vấn đề không như mong muốn.

28 ngày là độ dài một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở người trưởng thành, không sử dụng bất kỳ hình thức tránh thai nội tiết tố hoặc đặt vòng tránh thai nào. Điều này có nghĩa rằng một người phụ nữ bình thường sẽ có từ 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm.

Phần lớn các chu kỳ của bạn sẽ nằm trong phạm vi này nhưng vẫn có một số chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu chu kỳ của bạn chênh lệch trong 7 ngày [21 ngày hoặc 35 ngày], điều này là hoàn toàn bình thường và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng thời gian này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Độ dài của chu kỳ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống, dùng đồ uống có cồn, do tập thể dục hay bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hormone sinh sản. Bên cạnh đó, độ dài chu kỳ còn được xác định bởi tuổi, gen, sức khỏe, chỉ số khối cơ thể [BMI], hành vi và phương pháp kiểm soát sinh sản.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi dậy thì có sự thay đổi bất thường do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Trong những tháng đầu, kinh nguyệt của bạn có thể không đến đúng ngày, số ngày hành kinh hay lượng máu mất đi cũng khác nhau. Tình trạng này xảy ra ở những năm đầu tiên khi bắt đầu hành kinh và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở bạn nữ tuổi dậy thì thường là từ 21 đến 45 ngày nhưng đôi khi có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Khi bắt đầu có kinh nguyệt, bạn có thể không rụng trứng đều đặn. Tuy nhiên, vào những năm tiếp theo, việc rụng trứng sẽ diễn ra trong hầu hết các chu kỳ, giúp kinh nguyệt được ổn định.

Bạn có biết: Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn?

Dùng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên tránh thai, vòng âm đạo hoặc miếng dán tránh thai sẽ làm thay đổi sự điều tiết các hormone như estrogen và progesterone trong cơ thể bạn. Khi được sử dụng một cách chính xác, các hormone trong thuốc tránh thai sẽ ngăn rụng trứng. Từ đó, sự phát triển và bong tróc niêm mạc tử cung [ngày đèn đỏ] cũng thay đổi.

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ phụ thuộc vào biện pháp ngừa thai mà bạn sử dụng.

Viên thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 28 viên gồm 21 viên chứa hormone, 7 viên giả dược để giúp người dùng không quên uống thuốc. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khi dùng xong 28 viên. Điều này sẽ làm cho chu kỳ của bạn đều đặn trong khoảng 28 ngày mỗi tháng. Khi bạn lần đầu tiên bắt đầu dùng thuốc hoặc nếu bạn uống thuốc không đều, bạn có thể gặp tình trạng chảy máu ít trong giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Vòng tránh thai âm đạo và miếng dán tránh thai

Vòng tránh thai âm đạo và miếng dán thường được dùng trong khoảng thời gian 4 tuần.

Vòng âm đạo chứa cả estrogen và progesterone, được đưa vào âm đạo trong 21 ngày, sau đó được lấy ra trong 7 ngày. Bạn sẽ có kinh sau đó và đặt một vòng mới trở lại ngay khi sạch kinh.

Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và bạn sẽ hành kinh trở lại. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó.

Cả hai phương pháp này sẽ làm cho chu kỳ của bạn đều đặn và kéo dài khoảng 28 ngày khi được sử dụng đúng cách.

Một số người cũng quyết định bỏ qua kỳ hành kinh trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai này bằng cách sử dụng liên tục, bỏ qua những ngày không cần nội tiết tố. Điều này sẽ kéo dài thời gian chu kỳ của bạn cho đến khi ngừng sử dụng.

Có nhiều loại kiểm soát sinh sản khác nhau, tất cả đều chứa các loại và mức độ hormone khác nhau. Một số loại tránh thai không chứa bất kỳ estrogen nào và chỉ chứa progestin, một dạng progesterone tổng hợp. Những phương pháp này bao gồm thuốc chỉ có progestin [mini-pill], thuốc tiêm progesterone hoặc cấy que chứa progestin.

Thuốc tránh thai chỉ có progestin [mini-pill]

Khi sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin, bạn có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Loại thuốc này tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng niêm mạc mạc tử cung khiến chúng không thuận lợi cho sự làm tổ của chứng.

Nhiều người bị ra máu giữa kỳ kinh, giảm lượng máu kinh, chu kỳ ngắn hơn hoặc vô kinh [không có kinh nguyệt] khi sử dụng thuốc chỉ có progestin, đặc biệt là khi không uống thuốc đúng thời gian mỗi ngày.

Tiêm thuốc và cấy que tránh thai

Cả tiêm thuốc và cấy que tránh thai đều có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, làm ngăn ngừa chu kỳ hormone. Cả hai phương pháp tránh thai này đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn thời gian chu kỳ.

Nhiều người, đặc biệt là những người đang áp dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai, theo thời gian có thể sẽ bị vô kinh. Nhiều người gặp phải tình trạng không xác định được ngày hành kinh, mặc dù tần suất ngày đèn đỏ sẽ giảm dần theo thời gian. Tất cả những thay đổi này là bình thường với các hình thức tránh thai trên.

Dụng cụ tử cung nội tiết tố

Khi sử dụng dụng cụ tử cung nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không đều. Thời gian và chu kỳ của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại dụng cụ nội tiết tố của bạn và thời gian bạn sử dụng. Các dụng cụ tử cung có liều lượng progestin thấp sẽ ít có khả năng ức chế sự rụng trứng so với các dụng cụ tử cung có liều progestin cao hơn.

Chu kỳ có thể dài hơn hoặc giống như trước khi bạn sử dụng loại dụng cụ tránh thai này. Ngày “đèn đỏ” thường ra máu ít hơn và nhiều người có thể ngừng có chu kỳ hoàn toàn khi dùng vòng tránh thai nội tiết tố. Trong vài tháng đầu, bạn có thể bị chảy máu một ít. Độ dài chu kỳ của bạn cũng có khả năng thay đổi theo thời gian.

Vòng tránh thai bằng đồng

Vòng tránh thai bằng đồng không ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ của bạn vì loại tránh thai này không có nội tiết tố. Do đó, bạn sẽ trải qua những biến động estrogen và progesterone trong suốt chu kỳ của bạn tương tự như bình thường. Điều đó có nghĩa là phần lớn các chu kỳ của bạn sẽ dài khoảng 24-38 ngày, phạm vi bình thường cho một chu kỳ ở người lớn.

Một số người sử dụng vòng tránh thai bằng đồng có thể nhận thấy rằng những ngày đèn đỏ ra nhiều máu hơn hơn, dài hơn hoặc có thể gặp phải tình trạng ra ít máu không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường sẽ cải thiện theo thời gian.

Không có gì lạ khi phát hiện ra những đốm máu nhỏ khi bạn mới bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố hoặc khi chuyển sang biện pháp tránh thai nội tiết tố mới. Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai trong hơn 3 tháng và vẫn bị chảy máu bất thường, bạn có thể nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Sử dụng biện pháp tránh thai không đều hoặc không chính xác có thể gây chảy máu bất thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ và lượng máu khi hành kinh. Những người sử dụng biện pháp tránh thai không đúng cách cũng có nguy cơ mang thai cao hơn so với những người sử dụng đúng. Quên uống thuốc tránh thai, uống không đúng thứ tự, tháo vòng hoặc miếng dán sớm có thể làm tăng nguy cơ mang thai.

Qua bài viết này, Iron Woman hy vọng bạn đã biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, nếu gặp phải bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Khám phá chế độ dinh dưỡng vàng cho bạn gái tuổi dậy thì

Nguồn tham khảo:

What’s “normal”?: menstrual cycle length and variation – //helloclue.com/articles/cycle-a-z/what’s-normal-menstrual-cycle-length-and-variation

Video liên quan

Chủ Đề