Nghề làm muối được gọi là gì năm 2024

Một ngày trung tuần tháng 8, chúng tôi về thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, nơi có có nghề làm muối lâu năm của tỉnh Thái Bình. Trên cánh đồng muối Tam Đồng, nắng trải dài, một số bà con diêm dân đang hối hả làm việc mặc cho sức nóng dưới mặt đất bốc lên oi nồng. Bà Bùi Thị Đoàn, 71 tuổi, ở thôn Tam Đồng, chia sẻ nghề này vất vả lắm, càng nắng càng phải làm. Nghề muối phụ thuộc nhiều vào thời tiết, muối làm quanh năm nhưng thường tập trung cao điểm sản xuất trong mùa nắng. Bởi vậy, tranh thủ những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mọi người vẫn lao ra đồng để làm muối. Người làm muối “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà không hết vất vả. Hiện nay, chỉ còn người già, trung tuổi gắn bó với nghề muối, còn thanh niên trong thôn chủ yếu đi làm công nhân ở các công ty.

Phải trải qua nhiều công đoạn mới làm ra được hạt muối. Việc đầu tiên là làm đất nền, sau đó xúc đất vào dạt, tưới nước mặn từ bể vào sân phơi. Rồi phải ngâm cát vào nước biển [nước mặn độ 1], sau đem cát đó phơi trên sân đất nện, khi khô trên từng hạt cát sẽ kết tinh những hạt muối nhỏ. Dùng nước biển lọc qua cát đó sẽ được nước mặn hơn gọi là nước mặn độ 2. Lại tiếp tục phơi cát và dùng nước mặn độ 2 lọc qua cát đã phơi được nước mặn độ 3.

Cả ngày vất vả trên ruộng muối, niềm vui lớn nhất của diêm dân làng Tam Đồng là những xe muối trắng tinh. [Ảnh: Mai Dung]

Sau khi đổ đất, diêm dân sẽ múc nước từ kênh rải vào đất nền, mục đích làm cho đất nền đỡ khô, tăng độ thấm lọc cho nước muối. Sau khi phơi đất khô, tiếp theo là xúc đất vào lọc lấy nước mặn, sau đó tưới nước mặn từ bể vào sân phơi. Sau khi phơi khoảng một ngày muối bắt đầu lên hạt thì là lúc thu hoạch được. Người dân thường ra đồng từ 11 giờ trưa, đến chập tối mới về nhà. Khoảng thời gian từ 15-17h, khi nước biển bốc hơi sẽ để lại những hạt muối trắng tinh khiết. Lúc này, người dân thu hoạch muối rồi chở về nhà kho chứa muối, chờ ngày bán. Theo kinh nghiệm, nắng càng nóng thì chất lượng muối càng tốt. Vì vậy, những ngày này, bà con diêm dân ra đồng làm việc rất đông.

Được biết, nếu như khoảng 20 năm trước, làng làm muối Tam Đồng luôn sôi động với không khí làm muối thì nay đã trở nên vắng vẻ hơn nhiều. Tổng diện tích làm muối đã giảm từ khoảng 38 ha xuống còn hơn 4 ha với trên 30 hộ diêm dân. Phần diện tích còn lại hoặc đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, hoặc đang để hoang hóa. Lý do chính được người dân địa phương đưa ra là vì nghề muối vất vả, thu nhập lại bấp bênh.

Thực tế, do phụ thuộc gần như hoàn toàn vào điều kiện thời tiết nên nghề làm muối ở Thụy Hải một năm chỉ làm được khoảng 5 tháng mùa nắng. Trong đó, thời điểm thích hợp nhất để làm muối là từ tháng 4 âm lịch đến hết tháng 7 âm lịch. Khi được giá, thương lái thu mua muối thành phẩm với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg; có thời điểm giá bán muối thành phẩm chỉ ở mức 1.400 - 1.600 đồng/kg. Giá muối thường xuyên lên xuống theo thời vụ khiến đời sống diêm dân luôn gặp khó khăn.

Trên 50 tuổi đời với hơn 45 năm gắn bó với nghề làm muối, anh Nguyễn Văn Thành bộc bạch cùng chúng tôi về “cái mặn mòi” của nghề. Theo anh Thành, nghề làm muối vất vả nhưng hạt muối lại không nuôi nổi những diêm dân như anh. Lao động nhọc nhằn nhưng thu nhập bình quân của diêm dân Tam Đồng thường không ổn định. Để gắn bó được với nghề làm muối, họ phải làm thêm nhiều nghề khác như: nuôi trồng thủy sản, làm men rượu, đi phụ hồ... Cũng chính vì vậy, cảnh thường gặp trên cánh đồng muối Tam Đồng là những người lớn tuổi cần mẫn, cặm cụi với từng công đoạn để làm ra hạt muối trắng ngần; còn người trẻ trong thôn phần lớn đã đi làm ăn xa hoặc xin vào làm tại các khu công nghiệp. “Đám trẻ giờ chả mấy người muốn gắn bó với nghề làm muối do ông cha để lại. Không biết rồi nghề làm muối truyền thống của Tam Đồng sẽ ra sao nữa…” - anh Thành hướng ánh mắt xa xăm về phía cánh đồng muối và chia sẻ cùng chúng tôi.

Dẫu nhọc nhằn, vất vả nhưng thu nhập của người làm muối truyền thống vẫn luôn bấp bênh, thiếu ổn định. [Ảnh: Mai Dung]

Nhiều diêm dân ở Tam Đồng cho biết muối công nghiệp [còn gọi là làm muối dân dụng], cho sản lượng cao và không cực khổ, nhưng chất lượng không ngon, muối thường có vị chát. Còn nếu làm muối theo phương pháp truyền thống như ở thôn Tam Đồng thì muối sẽ đậm đà hơn. Thẩm thấu nước mặn qua cát nên muối không lẫn tạp chất mà vẫn giữ được nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên. Có lẽ vì những hạt muối chất lượng như thế, nên nhiều diêm dân nơi đây không quản khó khăn, vẫn ngày ngày cần mẫn, cặm cụi dưới nắng để đổi lấy những vuông muối trắng tinh khiết.

Nét đặc biệt của làng muối Tam Đồng là nghề muối ở đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn gắn với di tích Bà Chúa Muối. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ của Bà Chúa Muối [14/4 âm lịch], người dân xã Thuỵ Hải lại mở hội truyền thống với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của các vị tiền nhân đã khai mở ra nghề làm muối cổ truyền.

Thông tin từ UBND huyện Thái Thụy, để bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống ở xã Thụy Hải, UBND tỉnh Thái Bình đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối Thụy Hải gắn với du lịch giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, việc phát triển nghề làm muối ở Tam Đồng sẽ được gắn với du lịch văn hóa tâm linh đồng thời xây dựng các khu dịch vụ nghỉ dưỡng nhằm phát triển nghề muối theo hướng hiệu quả, bền vững. Đây thực sự là một tin vui đối với bà con diêm dân nơi đây, nhất là với những người vốn nặng lòng với nghề làm muối. Bởi gắn kết với du lịch sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho vùng sản xuất muối Thụy Hải.

Trước mắt, trong khi chờ chủ trương trên đi vào hiện thực, bà con diêm dân ở xã Thụy Hải mong muốn cơ quan chức năng các cấp cần sớm có biện pháp để cải tạo lại nghề làm muối, xây dựng chuỗi và đa dạng hóa sản phẩm để nâng giá trị kinh tế và thu hút nguồn nhân lực cùng tham gia duy trì, phát triển nghề làm muối. Song song với việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến muối, cần sớm có phương án tổ chức lại sản xuất ngành muối, đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu; nghiên cứu đưa muối Thụy Hải vào chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” [OCOP]… Qua đó, tạo điều kiện để từng bước khôi phục nghề làm muối theo phương pháp truyền thống. Đồng thời đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho diêm dân, tiến tới làm giàu bằng nghề muối, thu hút người nông dân quay lại với nghề của cha ông./.

Nghề làm muối kêu bằng gì?

muối được gọi bằng 02 từ thường gọi “diêm dân”.

Tại sao người làm muối được gọi là diêm dân?

Nghề làm muối gắn liền với vị mặn chát của biển cả và những diêm dân [tên gọi chung của những người sống bằng nghề làm muối]. Nắng càng to, diêm dân càng cặm cụi làm việc để tạo ra những mẻ muối trắng mặn mòi. Những hạt muối đó là kết tinh hương vị của biển cả và những giọt mồ hôi của các diêm dân đổ xuống cánh đồng.

Diêm dân là người làm gì?

Người dân nghề nghiệp liên quan đến muối biển.

Nghề làm muối làm ở đâu?

Khám phá 4 nơi sản xuất muối lớn nhất Việt Nam.

Cà Ná [Ninh Thuận].

Phương Cựu [Ninh Thuận].

Diêm Điền [Thái Bình].

Sa Huỳnh [Quảng Ngãi].

Chủ Đề