Nghị định 59 cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2024

Theo đó, đối tượng cổ phần hóa là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều kiện để các doanh nghiệp được cổ phần hóa là khi đảm bảo đủ 02 điều kiện: Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ (danh mục các doanh nghiệp này sẽ do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng thời kỳ); còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Nghị định quy định có 03 hình thức cổ phần hóa: giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Đối tượng được mua cổ phần là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội cổ đông chấp thuận.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về doanh nghiệp, về phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, lao động theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án, lộ trình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2011 và thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007; các quy định trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này không còn hiệu lực thi hành.

Bản quyền © 2010-2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Quản lý và vận hành: Trung tâm Thông tin Kinh tế Tổng đài - Lễ tân: Tel: +84-4-35742022; Fax: +84-4-35742020 Phụ trách website: Tel: +84-4-35743084; Fax: +84-4-35742773; Email: [email protected]; Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Liên hệ quảng cáo: +84-4-35743084 DĐ: 090 99 33 557

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Đối tượng áp dụng Nghị định gồm cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước; Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty TNHH MTV độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH MTV; Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II).

Về các phương thức bán cổ phần lần đầu, ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), Nghị định bổ sung thêm phương thức mới là phương thức dựng sổ (Booking building).

Nghị định cũng quy định mới về đối tượng và điều kiện mua cổ phần. Theo đó, nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

Nghị định quy định rõ việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Theo quy định, việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt.

Nghị định này có hiệu lực từ 1/1/2018, thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.