Nghị luận về tác dụng của việc phạt học sinh

 
 
 
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120  phút [không kể thời gian phát đề]

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Vấn đề thưởng phạt học sinh đang nổi lên như một vân đề của khoa học giáo dục hiện đại. Giáo dục truyền thống coi phạt, đánh đập bằng roi, bằng thước kẻ vào ngón tay, roi quất vào mông là biện pháp để xử lí đối với học sinh vi phạm các nội quy học tập [như làm mất trật tự trong lớp có hệ thống, đánh bạn, nói tục, huỷ hoại sách vở áo quần của bạn…]. Giáo dục hiện đại đề cao nhân văn, tôn trọng học sinh, đã nghiêm cấm lôi phạt đánh vào thân thể học sinh. Một số hành vi phạt như tát vào má học sinh, bắt quỳ.. bị lên án gay gắt. Các hình phạt làm tổn thương thân thể học sinh là không thể chấp nhận. Nhưng các hình phạt phải thích đáng, sau khi đã nhắc nhở nhiều lần mà vô hiệu, không tổn thương thân thể nhưng có thể tổn thương nhất định về tinh thần: mang tiếng xấu, chịu xấu hổ, chịu sĩ nhục nhất định. Học sinh cần biết sỉ nhục mới có thể thành người. Trên thế giới các nền giáo dục cũng đang gặp khó trên vấn đề này.Nhật Bản đã cấm hình thức phạt đối với thân thể. Nhưng công đoàn giáo dục đề nghị khôi phục hình phạt thân thể với lí do: Một quốc gia mạnh phải có chế độ phạt vào thân thể. Ngoài Nhật, các nước Mĩ, Hàn, Singpore đều có phạt thân thể, nhất là Singapore. Singapore cho rằng, nếu một người không biết chịu sĩ nhục, bị chửi mắng, bị hiểu lầm, bị răn đe, bị đánh, thì kẻ ấy tương lai sẽ là gánh nặng cho xã hội. Singapore cho đánh vào mông, bắt lao động, bắt kiểm điểm, bắt trực nhật nhiều lần. Trương hợp nghiêm trọng phụ huynh cũng cùng bị phạt với học sinh. Lên cấp THPT, nếu thường vi phạm kĩ luật thì ra trường sẽ khó tìm việc hoặc chịu mức thù lao thấp và hạnh kiểm thấp. Mục đích hình phạt là để kẻ bị phạt phải chịu nhục để sử chữa. Nhà trường, giáo viên không được làm nhục học sinh, nhưng phải biết dạy cho học sinh biết nhục, để các em thành người. Hiện nay các nước Úc, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Rumania, Băng Đảo, Ucraina cấm hình phạt đối với thân thể học sinh, nhưng không phải không có hình phạt. Anh Quốc sau đại chiến 2 đã khôi phục phạt thân thể, sau đó phế bỏ. Năm 2006 quốc hội Anh cho phép phạt thân thể, lí do, muốn có những con người mạnh mẽ thì phải biết phạt. Có người nói, nếu hôm nay không phạt học sinh, thì ngày mai cả dân tộc anh sẽ chịu phạt. Nếu học sinh hư không chịu nhục thì ngày mai cả dân tộc sẽ phải chịu nhục. [ Vấn đề phạt học sinh – Trần Đình Sử]

Câu 1: Theo tác giả, giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại khác nhau như thế nào?


Câu 2. Vì sao ở Singpore vẫn đề cao hình phạt thân thể ?
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: nếu hôm nay không phạt học sinh, thì ngày mai cả dân tộc anh sẽ chịu phạt?
Câu 4. Anh [chị] có cho rằng: Học sinh cần biết sỉ nhục mới có thể thành người  không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Viết đoạn văn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của anh chị về tác dụng của việc phạt học sinh trong giáo dục hiện nay?
Câu 2: Trong cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, khi đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba nói: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, còn khi đối thoại với Đế Thích, hồn Trương Ba lại nhận ra rằng: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”. Phân tích tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba qua hai lời thoại trên, từ đó làm nổi bật những thay đổi trong nhận thức của nhân vật.

HƯỚNG DẪN CHẤM

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH

SẢN PHẨM NHÓM 1

Bài làm

Chúng ta thường hô vang khẩu hiệu“Vì lợi ích 10 năm trồng cây và vì lợi ích 100 năm trồng người”. Đã từ lâu gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ học trò khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi để truyền dạy kiến thức mà còn là các nôi để xây dựng, hình thành nên tính cách, đạo đức của mỗi con người. Chính vì thế, kỷ luật học đường luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng hàng đầu. Bạn có suy nghĩ gì về kỷ luật học đường? Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.

Kỷ luật là gì? Trước hết, chúng ta có thể hiểu kỷ luật là những quy định của tập thể trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Đối chiếu sang kỷ luật học đường thì đây chính là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nghiêm túc, để có thể đạt được hiệu quả dạy tốt, học tốt.

Chẳng hạn như, học sinh cần đi học đúng giờ, giáo viên cần lên lớp đúng tiết thì quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức mới có thể trọn vẹn, đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa. Hay đơn giản như việc nhà trường quy định mặc đồng phục khi đến trường vào sáng thứ 2 đầu tuần, để mang tính đồng bộ, thẩm mỹ chung cho toàn trường. Nếu bạn không chấp hành quy định đó thì đây cũng coi như là vi phạm kỷ luật học đường vì nó không đâu khác chính là ý thức của con người.

Vấn đề kỷ luật học đường dù ở thời kỳ nào cũng cần được quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là hiện nay khi kinh tế – xã hội đất nước ngày càng phát triển, mạng internet phủ sóng khắp mọi nơi, các em giờ đây được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng cũng có không ít những thông tin tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của học trò.

Chính vì thế, vấn nạn học đường ngày nay đang là hồi chuông báo động mà các nhà trường cần có những hình thức xử phạt nghiêm với những học sinh có biểu hiện chống đối, cố tình không thực hiện nội quy, quy định của  trường, lớp học.

Đối với các trường hợp thường xuyên đi trễ, không làm bài tập, nói chuyện riêng trong lớp, gây gổ với bạn, nghỉ học vô lý do,… giáo viên chủ nhiệm cần thông báo ngay cho gia đình và xử phạt nghiêm khắc, để kịp uốn nắn các em khi còn chưa quá muộn.

Một người học sinh lễ phép với người lớn, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, tuân thủ đúng kỷ luật, nội qua giờ học, luôn biết tự trau dồi kiến thức cho bản thân thì tất yếu sẽ trở thành người con ngoan, trò giỏi.  Đây chính là những nhân tố giúp đất nước ta sánh vai với các cường quốc, năm châu như điều Bác Hồ từng mong mỏi.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Để kỷ luật học đường thật sự đạt hiệu quả cao thì thầy cô giáo phải luôn là tấm gương sáng, gương mẫu chấp hành, nói điều hay làm việc tốt. Đồng thời thường xuyên động viên, khuyến khích học trò cố gắng phấn đấu học tập, lồng ghép các câu chuyện trong cuộc thực tế về các tấm gương người tốt, việc tốt để các em có thêm động lực để cố gắng, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân.

Nhà trường chính là cái nôi để giáo dục, là tiền đề quan trọng để bồi dưỡng nhân cách của con người, để hướng họ thành những người công dân tốt cho đất nước. Bài nghị luận xã hội về kỷ luật học đường mang đến bài học về kỷ luật. Kỷ luật học đường được thực hiện tốt sẽ là yếu tố then chốt, để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh của mỗi trường học.

  • 27/09/2017 | 08:31 GMT+7
  • 26.451 lượt xem

Một phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội, một hiệu trưởng đã đọc và chia sẻ trên FB cá nhân với nhan đề "Chuyện cười hổng nổi sáng thứ hai". BigSchool đã xin phép thầy chia sẻ với cộng đồng các thầy cô và các phụ huynh của mình. Có nhiều điều suy ngẫm từ bài viết này.

Nhà giáo Phạm Phúc Thịnh

Sáng nay, tranh thủ chưa đến giờ làm việc, leo lên mạng in tờ nét đọc vài tin tức thế sự xem sao...
Một dòng Stt của một người bạn về chuyện con của bạn ấy bị cô giáo bắt chép phạt vì tội "hiếu động" đã làm mình phải suy nghĩ nhiều.

Ảnh chụp màn hình do thầy Phạm Phúc Thịnh chụp

Hic, tưởng tượng cái nội quy nhà trường "chỉ có" 4 trang giấy A4, đầy chữ font times newromains size 13, 7

0 lần/7 ngày, bình quân mỗi ngày 10 lần vị chi là 40 trang A4. Nếu chăm chỉ chép thì em học sinh ấy sẽ phải mất 8 tiếng đồng hồ để hoàn thành hình phạt này mỗi ngày.Câu hỏi đặt ra, sau hình phạt này em học sinh ấy được hay mất nhiều hơn? Có lẽ em ấy chẳng được gì cả ngoài sự nhàm chán với cái nội quy 4 trang A4. Nhưng cái mất là gì? Mất thời gian dành cho việc học tập các môn khác, mất sức khỏe vì phải viết quá nhiều. 

Quan trọng hơn cả em ấy sẽ mất đi cái cảm giác "phục thiện" khi phải thi hành một hình phạt "nghiêm khắc" như thế. 

Ảnh hài hước trên YoutubeĐiều đáng lo hơn là chuyện gì sẽ xảy ra khi đến một lúc nào đó, em học sinh ấy đổ lì ra không chép phạt nữa. Lúc đó giáo viên chủ nhiệm sẽ xử lý thế nào nhỉ? Phải chăng - vô tình - giáo viên đó đã tự tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn cho chính công việc của mình ???Mình không phản đối chuyện phạt học sinh vi phạm kỷ luật - vì điều đó là cần thiết để tập cho các em biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình - nhưng hình phạt phải đảm bảo tính vừa sức, mang tính nhắc nhở và không tạo ra ở các em tính chai lì. Có như vậy, việc phạt một học sinh mới mang tính giáo dục và các em có ý thức tốt hơn sau khi bị phạt.Còn nếu phạt chỉ để thỏa mãn sự bực bội của giáo viên thì thôi, thà đừng phạt còn hơn.Trong giáo dục hiện nay, có 2 xu hướng hết sức nguy hiểm ở các thầy cô giáo :

- Xu hướng 1: Mũ ni che tai, mắt nhắm lại coi như không thấy gì, học sinh muốn làm gì mặc kệ, đúng giờ lên lớp , hết giờ về nghĩ, không động chạm gì đến học sinh cả kẻo 'rước họa vào thân".


- Xu hướng 2: Nghiêm khắc quá mức cần thiết với học sinh - áp dụng câu "thương cho roi cho vọt" đúng nghĩa đen kịt của câu này, biến trường học trở thành "lò rèn" đúng nghĩa luôn!

Hình phạt này đã được một cảnh sát giao thông áp dụng. Nguồn: VNNCả 2 xu hướng này đều nguy hiểm như nhau vì có cùng kết quả đầu ra: tạo nên một lứa học sinh không hoàn thiện về nhân cách.Thế mới biết nghề giáo dục thấy thì dễ nhưng để làm thì chẳng dễ tí nào.

Nhớ một comment trong một stt của mình ngày hôm kia cũng về giáo dục: "Dạy học không chỉ là một công việc mà còn là một nghệ thuật", thật là thấm thía.

Phạm Phúc Thịnh

Hiệu trưởng hệ thống trường Việt Mỹ [VAschools], TP Hồ Chí Minh

BigSchool: Chúng tôi sưu tầm được nhiều ý kiến của nhiều giáo viên về "hình phạt" này từ bài báo "Chép phạt: Đòn roi vô hình" trên //megafun.vn:

Bà Nguyễn Thị Đan Thanh, giáo viên Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến kể, trong quá trình dạy học, bà chứng kiến nhiều trường hợp thầy cô dùng biện pháp bắt học sinh chép phạt: “Có những lúc chép phạt cũng có tác dụng, nhưng đa số thì không”. Bà Thanh phân tích, trong nhiều tình huống bị phạt phải chép bài nhiều lần, đặc biệt với những môn phải học thuộc lòng như sử, địa… nhiều học sinh bị “dị ứng” dẫn tới phản ứng tiêu cực như không chấp hành, bỏ giờ học, thậm chí buông xuôi “tới đâu thì tới” và không nhìn mặt thầy cô bộ môn.

Ảnh hài hước trên Megafun.vn

Theo bà Bùi Thị Liên, giáo viên văn Trường THCS Thanh Đa, trước kia một số thầy cô trong trường cũng hay sử dụng hình thức chép phạt, nhưng gần đây trong các buổi họp giao ban chuyên môn, vấn đề này được đưa ra thảo luận, và “nhà trường không cấm tuyệt đối việc giáo viên sử dụng hình thức chép phạt, song cũng kêu gọi các thầy cô không nên sử dụng hình thức này trong việc giáo dục học sinh”. Về quan điểm cá nhân, bà Liên cho rằng việc áp dụng chép phạt dễ làm tổn thương các em, làm căng thẳng mối quan hệ cô - trò. Hình thức này không phù hợp với các phương pháp giáo dục mới. Theo bà Liên: “Nên tạo điều kiện để cho học sinh sửa sai thay bằng hình thức chép phạt”. 

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Bình Trọng [quận 5] phát biểu: “Việc xử phạt học sinh bằng hình thức chép phạt là không khoa học, nếu không nói là phản sư phạm”. Cũng như bà Ân, có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh, nếu không được thì còn hậu thuẫn là ban giám hiệu và hội phụ huynh… “Ngành giáo dục cũng đã có nhiều khoá tập huấn thường xuyên cho giáo viên về ứng xử tình huống sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực. Trong mọi trường hợp, giáo viên không nên nóng vội”, bà Ân nói.

Mong các bạn hãy chia sẻ thêm quan điểm và nên chăng cần cụ quy định cụ thể về những kiểu phạt trong nhà trường hiện nay?
 

Video liên quan

Chủ Đề