Nghiên cứu vaà đánh giá về dự asn thoát nghèo năm 2024

Trước những hạn chế, bất cập trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững thời gian qua, thay mặt Đoàn giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững và có giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn nhanh hơn.

UBTVQH NGHE BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT BƯỚC ĐẦU CHUYÊN ĐỀ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: SAU ĐỢT GIÁM SÁT CẦN CÓ CHUYỂN BIẾN CĂN BẢN HƠN TRONG THỰC HIỆN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

XÁC ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRONG THỰC HIỆN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

ĐẨY NHANH HIỆU QUẢ, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo - cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững sát với thực tiễn

Đề cập về kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ, CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 24/2021/QH15 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, với tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW 48.000 tỷ đồng; vốn NSĐP 12.690 tỷ đồng và nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng. Chương trình gồm 07 dự án, kết cấu thành 02 dự án độc lập và 11 tiểu dự án; trong đó có 02 tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư và 11 dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp được thực hiện tại 78 đơn vị thụ hưởng kinh phí.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đến ngày 06/9/2022, Chương trình giảm nghèo bền vững là Chương trình đầu tiên trong 03 CTMTQG đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (16 văn bản).

Nghiên cứu vaà đánh giá về dự asn thoát nghèo năm 2024

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội

Ngoài các chính sách giảm nghèo do trung ương ban hành, có 04 tỉnh, thành phố (Quảng Nam, Đà Nẵng, Cao Bằng, Hải Phòng) đã ban hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù. Có 2 tỉnh (Tây Ninh, Vĩnh Phúc) đã ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Tính đến tháng 7/2023, cả nước có 09 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) ban hành chuẩn nghèo đa chiều khác/cao hơn với chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá cao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các địa phương đã chủ động khảo sát và hoàn thành việc tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững sát với thực tiễn từng địa phương.

Kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 cho thấy, 06/12 chỉ số thiếu hụt nhiều nhất ở hộ nghèo, cận nghèo là: 1. BHYT, 2. Nhà tiêu hợp vệ sinh, 3. Sử dụng dịch vụ viễn thông, 4. Việc làm, 5. Người phụ thuộc trong hộ gia đình, 6. Chất lượng nhà ở. Đây là cơ sở quan trọng để Chương trình xác định các dự án, tiểu dự án cấp thiết, tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân thoát nghèo, giảm nghèo bền vững.

Mặc dù việc triển khai thực hiện Chương trình còn gặp một số khó khăn nhất định, song Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương và Nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong việc vươn lên thoát nghèo, thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm. Cụ thể:

Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, mặc dù chưa đạt so với kế hoạch giao là 1-1,5% nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng khá tích cực trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Năm 2022 và ước thực hiện năm 2023 kết quả thực hiện giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 24 của Quốc hội, Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Năm 2022: (i) Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83% vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra là tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm. (ii) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,17% (từ 5,2% xuống còn 4,03%), đạt mục tiêu kế hoạch là duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm). (iii) Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,89% (từ 25,91% xuống còn 21,02%), đạt mục tiêu kế hoạch là giảm trên 3%/năm…

Năm 2023, theo báo cáo đánh giá Chương trình sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: (i) Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, (giảm 1,1%); (ii) Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); (iii) Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%). Dự kiến cuối năm 2023 thêm 09 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu 30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, qua giám sát tại 15 tỉnh, làm việc với Bộ LĐTB&XH, một số bộ ngành trung ương và kết quả kiểm toán tại 12 tỉnh của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, Chương trình đã bước đầu có những hiệu quả nhất định thông qua việc tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân sống trên địa bàn các huyện nghèo được tiếp cận mô hình sản xuất có hiệu quả; được hỗ trợ vật nuôi, cây trồng để phát triển sản xuất; đào tạo nâng cao trình độ cho người dân; các hoạt động truyền thông về giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân từ đó dần thay đổi thói quen sinh hoạt, phương thức sản xuất và chủ động vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội huy động qua các kênh khác nhau vẫn tăng (bình quân khoảng 12-15%/năm), đã có hiệu quả tích cực. Điểm nổi bật trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội là việc huy động nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương. Đến 30/6/2023, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng 10,8%; 100% cấp tỉnh và cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay; có một số địa phương vốn ủy thác chiếm hơn 50%.

Vẫn còn một số vướng mắc, bất cập trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Thứ nhất, Nghị quyết 24 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong chuyển đổi mục tiêu giảm nghèo, đó là từ giảm nghèo đơn chiều (thu nhập) trước năm 2016, giảm nghèo tiếp cận đa chiều trước năm 2022 sang giảm nghèo đa chiều để thực hiện giảm nghèo bền vững nhất. Mặc dù CTMTQG giảm nghèo bền vững là một Chương trình có thời gian thực hiện lâu nhất, đã trải qua 7 giai đoạn triển khai và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, là điểm sáng trong công tác giảm nghèo được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tuy nhiên, đa số đối tượng, địa bàn thuận lợi đã thoát nghèo, được thực hiện trong các giai đoạn trước, đến giai đoạn này, địa bàn thực hiện Chương trình là những “lõi nghèo” của cả nước (74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng trung du và miền núi phía Bắc).

Nghiên cứu vaà đánh giá về dự asn thoát nghèo năm 2024

Ảnh minh họa

Thứ hai, việc ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ còn chậm (mặc dù vẫn là Chương trình sớm nhất ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện tính đến ngày 6/9/2022), đã ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình trong năm 2021, năm 2022 và năm 2023. Bên cạnh đó, tình trạng chung trong 3 CTMTQG là một số văn bản đã ban hành còn có khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung; số lượng văn bản phân cấp cho địa phương ban hành còn nhiều (theo Nghị định 27 của Chính phủ có 7 loại văn bản thuộc thẩm quyền địa phương phải ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình); nhiều vấn đề mới, khó, phức tạp giao cho các địa phương cụ thể hóa như lồng ghép vốn, thủ tục hành chính trong các dự án phát triển sản xuất... Ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 27 nên các địa phương lại tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành theo thẩm quyền.

Thứ ba, CTMTQG giảm nghèo bền vững thực hiện trong giai đoạn 2021 -2025 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia nhưng thực chất bắt đầu thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 do năm 2021 vẫn tiếp tục duy trì chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

Thứ tư, kết quả rà soát, thống kê cho thấy còn có bất cập trong công tác dự báo xây dựng CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, tuy đã khảo sát, đo lường được mưc độ thiếu hụt về người phụ thuộc trong hộ gia đình và xác định được số lượng hộ nghèo không có khả năng lao động nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với nhóm hộ nghèo không có khả năng lao động như yêu cầu Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư.

Thứ sáu, giai đoạn 2022-2025 đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều nhưng vẫn thấp hơn “ngưỡng mức sống tối thiểu” và chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi mức sống tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lạm phát hằng năm.

Thứ bảy, có một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ và 07 văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án thực hiện Quyết định 90 cần phải rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân Chương trình.

Thứ tám, kết quả thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa bền vững. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo mà chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở các huyện nghèo hằng năm.

Thứ chín, kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023 còn khá “khiêm tốn”. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021, 2022 chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động chung của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước. Đoàn giám sát cho rằng, đây là vấn đề Chính phủ, Bộ LĐTB & XH cùng các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phân tích, làm rõ để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.

Thứ mười, qua đi thực tế làm việc tại một số địa phương cho thấy, các tiêu chí nông thôn mới gắn với mục tiêu phát triển bền vững còn chưa thực sự ổn định và nâng cao, nhất là các tiêu chí: 10 về thu nhập, 11 về nghèo đa chiều, 9 về nhà ở dân cư, 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, trong khi các xã, thôn đặc biệt khó khăn, huyện nghèo khi đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân không tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về y tế, giáo dục, điều kiện sinh hoạt, tín dụng chính sách xã hội…; cuộc sống của người dân chưa thực sự được cải thiện, nâng cao một cách bền vững.

Mười một, mặc dù nguồn vốn năm 2022 đã được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2023 nhưng với kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 đạt thấp thì nguy cơ giải ngân không hết vốn là rất lớn. Do đó, Đoàn giám sát đề nghị cần sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững và có giải pháp quyết liệt thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn năm 2023…

Kiến nghị giải pháp nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững

Trước những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, thay mặt Đoàn giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đã đề xuất, kiến nghị một số nội dung nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Nghiên cứu vaà đánh giá về dự asn thoát nghèo năm 2024

Ảnh minh họa

(1) Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chính phủ:

- Chỉ đạo rà soát một số nội dung còn có khó khăn, vướng mắc liên quan đến Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Chương trình để kịp thời sửa đổi, bổ sung.

- Trong chỉ đạo, giao chỉ tiêu cho các địa phương, bộ ngành thực hiện các mục tiêu giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; - 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm) cần quan tâm đảm bảo tính bền vững, thực chất để cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, có sinh kế ổn định, thu nhập, điều kiện sống được nâng cao, không bị rơi vào tái nghèo, cận nghèo.

- Sớm ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 -2025 và bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho Ngân hàng CSXH để thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ giảm nghèo, nhất là hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, cận nghèo.

(2) Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Nghiên cứu thành lập Tổ công tác trực thuộc Bộ trưởng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tham mưu, xây dựng VBQPPL liên quan đến CTMTQG giảm nghèo bền vững và triển khai xuống trực tiếp địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn của Chương trình đạt thấp để phát hiện, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn nhanh hơn.

- Khẩn trương biên soạn, ban hành cẩm nang/sổ tay hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến CTMTQG GNBV giai đoạn 2021-2025 để các bộ, ngành, địa phương, nhất là cấp cơ sở thuận tiện áp dụng, thực hiện.

(3) Đối với Bộ Xây dựng:

Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo được hỗ trợ theo Dự án 5 của Chương trình để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các địa phương và đảm bảo cho người nghèo, cận nghèo có nhà ở.

(4) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Phát huy vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư) và các cơ quan chủ quản Chương trình và Bộ Tài chính trong việc tăng cường trách nhiệm, phối hợp, tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc, kiểm tra tiến độ xử lý, giải quyết, nhất là các vướng mắc liên quan đến 02 bộ ngành trở lên. Khẩn trương tham mưu trình Thủ tướng về Hệ thống giám sát, đánh giá CTMTQG.

(5) Đối với Bộ Tài chính:

- Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các thông tư hướng dẫn về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương và các văn bản còn vướng mắc liên quan đến thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

- Sớm trình phân bổ bổ sung kinh phí thực hiện 700 tỷ đồng thuộc Dự án 5 “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo” và tiểu dự án 2 “cải thiện dinh dưỡng” thuộc dự án 3 (Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng) để các địa phương thực hiện trong năm 2023./.