Người lớn có nên tiêm phế cầu không

Liều thông thường là 0,5 mL tiêm bắp cho PCV13 và 0,5 mL tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho PCSV23.

PCV13 được khuyến nghị là một liệu trình tiêm bắp 4 liều cho trẻ nhỏ khi được 2, 4, 6 và 12 đến 15 tháng tuổi. Trẻ em từ 7 đến 59 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin PCV7 hoặc PCV13 trước đó nên được tiêm từ 1 đến 3 liều PCV13, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ khi bắt đầu liệu trình tiêm vắc-xin và tình trạng bệnh lý. Trẻ em từ 24 đến 71 tháng tuổi mắc các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh do phế cầu khuẩn và đã được tiêm 3 liều PCV13 nên được tiêm 1 liều PCV13 sau liều gần đây nhất ít nhất 8 tuần; nếu trẻ được tiêm dưới 3 liều PCV13, trẻ cần phải được tiêm 2 liều PCV13 cách nhau ít nhất 8 tuần. Việc gián đoạn lịch tiêm vắc-xin không cần phải bắt đầu toàn bộ liệu trình hoặc tiêm thêm các liều.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn [ví dụ: trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm, không có lách hoặc bệnh mạn tính] nên được tiêm một liều PPSV23 khid được 24 tháng tuổi sau liều PCV13 gần đây nhất ít nhất 8 tuần.

Trẻ em từ 14 đến 59 tháng tuổi đã chích xong một liệu trình PCV7 phù hợp với lứa tuổi nên được dùng một liều PCV13 bổ sung duy nhất.

Nếu trẻ từ 6 đến 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, cấy ghép ốc tai điện tử hoặc rò dịch não tủy chưa chích vắc-xin PCV13 hoặc PPSV23, trẻ nên được tiêm 1 liều PCV13, tiếp theo là 1 liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu trẻ đã chích vắc-xin PPSV23 mà không phải là PCV13, trẻ sẽ được tiêm 1 liều PCV13 sau liều PPSV23 cuối cùng ≥ 8 tuần. Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch cần được tiêm vắc-xin PPSV23 một lần sau liều đầu tiên 5 năm. Không nên chích > 2 liều PPSV23 cho trẻ.

Người lớn ≥ 19 tuổi mắc các tình trạng suy giảm miễn dịch [ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, nhiễm HIV], rò rỉ dịch não tủy, hoặc cấy ghép ốc tai điện tử nên được tiêm vắc-xin PCV13 và PSV23. Nếu trước đó họ chưa chích PCV13 hoặc PPSV23, thì họ nên được tiêm một liều vắc-xin PCV13, tiếp theo là một liều PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu họ đã chích PPSV23 nhưng chưa chích PCV13, họ sẽ được tiêm một liều PCV13 sau liều cuối cùng của PPSV23 ≥ 1 năm.

Người lớn ≥ 65 tuổi không có tình trạng bệnh lý được liệt kê ở trên nên được tiêm PCV13 trước, tiếp theo là PPSV23 ít nhất 1 năm sau. Nếu mọi người đã chích vắc-xin PPSV23, nên tiêm PCV13 sau liều PPSV23 gần đây nhất ít nhất 1 năm.

Những người bị nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nên được chích vắc-xin càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán.

Người lớn từ 19 đến 64 tuổi có nguy cơ cao nhất bị bệnh do phế cầu [ví dụ: không có lách về mặt chức năng hoặc về mặt giải phẫu, bệnh thận mạn tính hoặc một tình trạng suy giảm miễn dịch khác, bao gồm cả ung thư và sử dụng thuốc corticosteroid] nên được tiêm liều thứ 2 của PPSV23 sau liều PPSV23 đầu tiên 5 năm.

Tất cả mọi người nên được chích vắc-xin PPSV23 khi được 65 tuổi. Nếu mọi người đã chích 1 hoặc 2 liều PPSV23 trước 65 tuổi vì bất kỳ chỉ định nào và đã ≥ 5 năm kể từ khi tiêm liều PPSV23 trước đó, họ nên được tiêm một liều vắc-xin khác khi từ 65 tuổi trở lên. Liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất 5 năm [ví dụ: khi được 69 tuổi nếu liều trước đó được tiêm khi được 64 tuổi]. Những người chích PPSV23 khi 65 tuổi hoặc sau 65 tuổi thì chỉ nên tiêm 1 liều.

Nếu có kế hoạch cắt lách chọn lọc, nên chích PCV13 trước khi phẫu thuật ≥ 12 tuần, tiếp theo là liều PPSV23 sau khi tiêm PCV13 ≥ 8 tuần. PPSV23 nên được tiêm trước khi cắt lách chọn lọc ít nhất 2 tuần. Nếu phải tiến hành phẫu thuật cắt lách ngay, nên tiêm PCV13, sau đó là PPSV23 ≥ 8 tuần sau đó. Nếu bệnh nhân đã chích PCV13, không nên tiêm PPSV23 cho đến sau khi cắt lách ≥ 2 tuần.

Khi đang xem xét việc hóa trị hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch khác để điều trị ung thư, khoảng thời gian giữa lần tiêm vắc-xin và lúc bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch phải là ≥ 2 tuần. Mọi người không nên tiêm vắc-xin trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị.

Phế cầu khuẩn là tác nhân nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe con người. Vì vậy, tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp hiệu quả giúp phòng chống phế cầu khuẩn. Vậy vắc xin phế cầu là vắc xin gì? Lịch tiêm khi nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của MEDLATEC để có câu trả lời cho mình nhé!

1. Vắc xin phế cầu là vắc xin gì?

Phế cầu hay còn có danh pháp quốc tế [Nó là tiếng Latinh] Streptococcus pneumoniae, là loại vi khuẩn nguy hiểm gây ra nhiều căn bệnh ở người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng kém. Để phòng tránh các căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thì tiêm vắc xin được đánh giá là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao. Vậy vắc xin phế cầu là vắc xin gì?

Vắc xin phế cầu là là loại vắc xin có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Hiện nay vắc xin phế cầu được chia ra làm 2 loại đó là vắc xin liên hợp và vắc xin polysaccharide. Cả 2 loại đều có khả năng ngăn ngừa phế cầu khuẩn hiệu quả và được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam.

Trong đó vắc xin liên hợp được được khuyến cáo dùng cho đối tượng là trẻ nhỏ, kể cả những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS. Còn vắc xin polysaccharide chỉ hiệu quả đối với người trường thành, khỏe mạnh, không hiệu quả đối với những người có hệ miễn dịch yếu và trẻ nhỏ.

Các loại vắc xin này sau khi tiêm đều có tác dụng phụ, thông thường, các tác dụng phụ này đều nhẹ và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vắc xin viêm phế cầu được tiêm ở vị trí bắp.

Không phải ai cũng biết vắc xin phế cầu là vắc xin gì

2. Tiêm vắc xin phế cầu ngăn ngừa được những bệnh gì

Phế cầu khuẩn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người, vậy nếu tiêm Vắc xin phế cầu có thể ngăn ngừa được những bệnh gì?

Viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Có thể gặp viêm một thùy phổi hoặc viêm phổi lan tỏa toàn bộ phổi.

Bệnh nhân bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng như: khó thở, đau đầu, buồn nôn, người ớn lạnh, sốt và mệt mỏi. Vì vậy khi có những triệu chứng của viêm phổi bạn nên đến gặp bác sĩ kịp thời để được khám và điều trị.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị bệnh viêm tai giữa cao hơn so với người lớn. Đây là bệnh lý nguy hiểm do Phế cầu khuẩn gây ra và không thể xem nhẹ bởi nó có thể gây tử vong cho người bệnh.

Nguyên nhân bị viêm tai giữa là do các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, ở mũi lây lan đến tai và gây bệnh. Ngoài ra đối với trẻ em bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm amidan hay viêm họng,… cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào tai và gây bệnh viêm tai giữa.

Tiêm vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là bệnh nhiễm khuẩn do sự xâm nhập liên tiếp của vi khuẩn vào máu. Các trường hợp bị nhiễm trùng huyết nặng sẽ có biểu hiện như: khó thở, nhịp tim rối loạn, cơ thể sốt cao,… Vì thế để phòng tránh tình trạng trên thì tiêm vắc xin phế cầu là biện pháp hiệu quả.

Viêm màng não

Tiêm vắc xin phế cầu có thể phòng tránh viêm màng não do phế cầu. Có nhiều tác nhân gây viêm màng não như: não mô cầu, viêm não Nhật Bản, phế cầu, Herpes,… Người bị bệnh sẽ có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đầu đau dữ dội,…

3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu

Ngoài nắm được vắc xin phế cầu là vắc xin gì thì bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khi đi tiêm như:

  • Sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện tác dụng phụ nhẹ như sưng đỏ ở vị trí tiêm, có cảm giác ngứa và hơi đau, người mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ và ớn lạnh. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng vì đây là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin phế cầu và nhanh chóng biến mất. Bên cạnh đó bạn nên theo dõi vài giờ liền, nếu thấy những triệu chứng vẫn xảy ra thì hãy đến gặp bác sĩ.

  • Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phế cầu như ngất xỉu, bị ù tai, chóng mặt,… Tuy nhiên những trường hợp này hiếm khi xảy ra.

  • Những người đang bị sốt cao cấp tính không nên tiêm vắc xin phế cầu mà hãy hoãn lại lịch tiêm chủng vào đợt sau.

  • Tuyệt đối không tiêm vắc xin phế cầu vào đường tĩnh mạch hoặc đường trong da.

  • Nên cẩn trọng khi tiêm vắc xin phế cầu đối với trường hợp có biểu hiện rối loạn đông máu hoặc người bị giảm tiểu cầu.

  • Khi tiêm vắc xin phế cầu cũng giống như các loại vắc xin khác, hãy chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để phòng trường hợp trẻ bị shock phản vệ.

Sau khi tiêm vắc xin phế cầu sẽ xuất hiện một số triệu chứng do phản ứng với thuốc

4. Tiêm vắc xin phế cầu tại MEDLATEC

Hiện nay tại Việt Nam không khó để tìm kiếm một địa chỉ cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên các bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, đảm bảo khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm phòng.

MEDLATEC là địa chỉ đáp ứng được những yêu cầu kể trên, tự hào là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều khách hàng tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bệnh viện đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đảm bảo làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Đội ngũ y bác sĩ tại MEDLATEC đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên môn cao, tận tâm với bệnh nhân. Bên cạnh đó để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bệnh viện chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Hiện tại MEDLATEC đang cung cấp Prevenar 13 là một trong những loại vắc xin phế cầu hiệu quả nhất hiện nay. Chúng tôi cam kết vắc xin có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu từ các quốc gia đứng đầu về lĩnh vực y tế, quy trình bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế. Vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC để tiêm vắc xin phế cầu.

MEDLATEC cung cấp Prevenar 13 là một trong những loại vắc xin phế cầu hiệu quả nhất hiện nay

Như vậy bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp vắc xin phế cầu là vắc xin gì. Việc bạn cần làm sau đó là đến địa chỉ uy tín để tiêm vắc xin. Nếu có câu hỏi cần được hỗ trợ hãy nhấc máy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để nhận tư vấn miễn phí nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề