Người triều tiên gọi biển nhật bản là gì

Nhóm người ủng hộ Triều Tiên tại Nhật Bản chiếm một phần năm trong số 500.000 người gốc Bán đảo Triều Tiên ở nước này. Hầu hết họ là con cháu của những người ở Bán đảo Triều Tiên đến Nhật Bản trong những năm từ 1910 đến 1945, trong đó phần đông là lao động tại các nhà máy và khu mỏ trong những năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Cộng đồng người Bán đảo Triều Tiên tại Nhật Bản được chia làm hai nhóm chính, một nhóm có mối liên kết với Triều Tiên, nhóm còn

Vào ngày 10/2, Tokyo đã tuyên bố mở rộng hạn chế du lịch giữa hai nước đồng thời cấm tàu Triều Tiên cập cảng Nhật Bản.

lại thân thiết với Hàn Quốc.

Ai là đại diện của họ?Tokyo và Bình Nhưỡng không có quan hệ ngoại giao, các nhóm ủng hộ Triều Tiên được đại diện bởi Tổng hiệp hội người gốc Bán đảo Triều Tiên ở Nhật Bản hay còn được gọi là "Chongryong".

Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, một số chính trị gia cánh tả của Nhật Bản vẫn thường xuyên giao lưu cùng Chongryong hơn ngày nay. Chongryong mở các ngân hàng, trường học khắp Nhật Bản, bên cạnh đó là thành lập các công ty thương mại, bất động sản để thu hút nguồn ngoại tệ hỗ trợ Triều Tiên, tuy nhiên nhiều trong số này đến nay đã bị phá sản.

Họ được đối xử như thế nào?Người gốc Bán đảo Triều Tiên ban đầu bị Nhật Bản đối xử như những công dân hạng hai trong thời kỳ đầu đến Nhật Bản, những hậu duệ của họ sinh ra trên lãnh thổ đất nước mặt trời mọc sau Thế chiến thứ hai đều được gọi là “zainichi” có nghĩa là công dân Nhật Bản.

Họ vẫn bị phân biệt đối xử tại trường học, nơi làm việc và trong cuộc sống thường ngày. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, họ không được cấp giấy tờ công nhận là công dân Nhật Bản. Đến nay rất nhiều người được công nhận là công dân Nhật Bản trong khi phần đông vẫn bị coi là người nước ngoài. Trong số họ, những người có hộ chiếu Hàn Quốc có thể đi lại thoải mái giữa hai quốc gia trong khi những người có mối liên hệ với Triều Tiên lại gặp nhiều khó khăn hơn.

Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo về phía Nhật Bản ngày 19-3, chỉ vài ngày sau khi Tokyo và Seoul nối lại việc chia sẻ thông tin tình báo về chương trình tên lửa, hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Người triều tiên gọi biển nhật bản là gì

Hình ảnh một vụ bắn tên lửa của Triều Tiên được truyền thông nước này công bố ngày 15-3 - Ảnh: REUTERS

Hãng thông tấn Yonhap trích thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa được phóng từ khu vực Dongchang-ri nằm trên bờ biển phía tây Triều Tiên vào khoảng 11h5 sáng 19-3 (giờ địa phương). Nó bay khoảng 800km trước khi đánh trúng mục tiêu giả định trên vùng biển phía đông Triều Tiên.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản thì cho biết tên lửa đã bay cao tới 50km và rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Nhật Bản.

Hàn Quốc và Triều Tiên còn gọi biển Nhật Bản là biển Đông do nằm phía đông bán đảo Triều Tiên.

Mỹ triển khai oanh tạc cơ chiến lược sau động thái của Triều Tiên

Ngay sau vụ phóng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Mỹ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B, theo Hãng tin Reuters.

Seoul giải thích việc huy động oanh tạc cơ chiến lược này là để tham gia một cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc. Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày mang tên "Lá chắn Tự do 23" bắt đầu cách đây một tuần với quy mô chưa từng thấy kể từ năm 2017.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết vụ phóng sáng 19-3 không gây ra mối đe dọa ngay lập tức cho Mỹ và các đồng minh. Phía Mỹ cũng chỉ trích động thái của Bình Nhưỡng đang gây bất ổn cho an ninh khu vực.

Hàn Quốc thì lên án vụ phóng của Triều Tiên là "sự vi phạm rõ ràng" nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó Bình Nhưỡng bị cấm thử tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân.

"Hành vi của Triều Tiên đã đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Đó là việc làm không thể chấp nhận được", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshiro Ino nhấn mạnh trong họp báo cùng ngày 19-3. Ông đồng thời cho biết thêm Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ thông qua đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh, theo Reuters.

Phép thử của Triều Tiên?

Hôm 16-3, Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) cũng ra biển Nhật Bản.

Động thái diễn ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bay tới Tokyo để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật - Hàn và thảo luận về các cách đối phó với Triều Tiên.

Sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, hai bên đã nhất trí nối lại việc chia sẻ thông tin tình báo liên quan các hoạt động quân sự của Bình Nhưỡng.

Theo giới quan sát, vụ phóng tên lửa ngày 19-3 nhằm thể hiện thái độ của Triều Tiên trước cuộc tập trận chung của Mỹ - Hàn. Đó cũng có thể là một phép thử của Bình Nhưỡng sau các động thái của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiện Triều Tiên chưa lên tiếng về vụ việc. Thông thường truyền thông nhà nước Triều Tiên sẽ xác nhận các vụ bắn tên lửa một ngày sau đó, tiếp đó sẽ là các tuyên bố khẳng định sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội Triều Tiên và các cảnh báo với Mỹ cùng đồng minh.

Triều Tiên chỉ trích Mỹ và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Ngày 19-3, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên đăng một tuyên bố chính thức trong đó cáo buộc Mỹ đã xâm phạm chủ quyền của nước này khi nêu vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên trong một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc.

Tuyên bố cũng có đoạn cáo buộc Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres "đổ thêm dầu vào lửa" ở bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Trước đó, ông Guterres đã lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng ngay các hành động gây bất ổn.