Nguyên nhân làm venezuela

Quỹ Tiền tệ thế giới IMF dự báo đến cuối năm nay, tỉ lệ lạm phát ở Venezuela sẽ đạt mức kỷ lục là 1.000.000%.

Nguyên nhân làm venezuela
Một con gà 2,4 kg có giá 14,6 triệu bolivar. Ảnh: Reuters

Lạm phát được chia làm 3 loại: Lạm phát vừa phải được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được; lạm phát phi mã khi tỉ lệ tăng giá từ 10 đến 100%, và siêu lạm phát với tỉ lệ tăng giá khoảng trên 1.000%. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn như siêu lạm phát từng xảy ra ở Đức năm 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và ở Bolivia năm 1985 với 50.000%. Venezuela rơi vào nhóm thứ 3.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Venezuela là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và từng tự hào là một trong những nước giàu nhất Mỹ Latinh. Tỉ lệ đói nghèo đã giảm hơn một nửa dưới thời cựu Tổng thống Hugo Chavez, đất nước dành nhiều đầu tư công cho y tế và giáo dục.

Tuy nhiên, chi tiêu vẫn được tiếp tục ngay cả khi nguồn thu từ dầu mỏ bắt đầu cạn kiệt. Chính phủ Caracas bắt đầu in tiền để trang trải cho thâm hụt ngân sách lớn chưa từng thấy. Đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ bị cắt giảm, dẫn đến sản lượng giảm. Thêm vào đó là các biện pháp trừng phạt của Mỹ với nước này.

Kết quả là nền kinh tế Venezuela bị thu hẹp tới 1/3 trong vòng 5 năm đến năm 2017, tồi tệ hơn cả Hy Lạp. Venezuela trở thành nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Những biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng được Tổng thống Nicolas Maduro công bố hôm 17.8 và có hiệu lực vào ngày 20.8.

Các nỗ lực cải cách kinh tế bao gồm tăng lương tối thiểu lên 60 lần, giảm giá trị đồng tiền xuống 95%, xóa 5 số 0 trên đồng nội tệ bolivar, phát hành tờ tiền mới có tên Bolivar Soberano.

Mặc dù những nỗ lực nói trên của chính quyền Tổng thống Maduro nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát, nhưng chúng có khả năng làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và dẫn đến làn sóng di cư ồ ạt vốn đã tràn ngập các nước Nam Mỹ.

Lịch sử cho thấy những nỗ lực giải quyết thành công siêu lạm phát gồm 4 yếu tố, trong khi ông Maduro chỉ có 1, hoặc cùng lắm là 1 rưỡi.

Trước tiên, điều quan trọng là phải có biện pháp giải quyết đồng tiền được xem là không còn giá trị. Ông Maduro xóa 5 số 0 trên đồng nội tệ bolivar, do đó việc này không cần nữa.

Thứ hai, đồng tiền mới phải đáng tin cậy với công chúng. Điều này có thể thực hiện bằng một số cách, như ấn định giá trị theo đồng đôla hoặc đảm bảo hỗ trợ tài chính từ IMF. Cả hai cách này ông Maduro chưa làm được, bởi ông đã công bố một đồng tiền điện tử mới chưa lưu hành và nó sẽ tăng hoặc giảm theo giá dầu thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự ổn định của đồng bolivar mới là vấn đề được đặt nhiều câu hỏi.

Thứ ba, điều quan trọng là cải cách tiền tệ phải đi đôi với một chiến lược kinh tế nhằm thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông báo của ông Maduro về tăng lương tối thiểu 60 lần có thể phản tác dụng vì sẽ dẫn đến lạm phát và phá sản các doanh nghiệp.

Cuối cùng, lạm phát sẽ tốt lên nếu triển vọng thế giới sáng sủa hơn, như trường hợp của Đức sau cuộc khủng hoảng 1923. Tuy nhiên, ông Maduro sẽ chẳng trông đợi được gì từ Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi Nhà Trắng cho rằng nhiều khả năng chính quyền Caracas sẽ bị thay thế nếu cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn.

Nicolas Maduro Venezuela Đồng Bolivar Siêu lạm phát Khủng hoảng tiền tệ Lạm phát 1.000.000% Tiền Venezuela mất giá

Một người đi xe máy qua dòng chữ trên tường có nội dung 'Tổng thống Maduro: Hãy bên nhau và mọi việc đều có thể'

Nền kinh tế của Venezuela đang rơi tự do.

Tình trạng siêu lạm phát, bị cắt điện, thiếu thực phẩm, thuốc men đã khiến hàng triệu người Venezuela bỏ đất nước ra đi.

Nhưng người đàn ông mà nhiều người nói là phải chịu trách nhiệm cho tình trạng kiệt quệ của đất nước, Nicolás Maduro, đang chuẩn bị tuyên thệ để nắm giữ ghế tổng thống thêm sáu năm nữa.

Điều gì đang xảy ra với nền kinh tế Venezuela, vì sao lại dẫn tới tình cảnh như hiện nay, và ông Maduro cùng chính phủ ông đã làm những gì để ngăn chặn việc quốc gia suy sụp?

Điều gì đang xảy ra tại Venezuela?

Có thể nói vấn đề lớn nhất mà người dân Venezuela đang phải đối diện với cuộc sống hàng ngày là tình trạng siêu lạm phát. Điều đó có nghĩa là chi phí cho mọi thứ, từ thức ăn thực phẩm cho tới các hóa đơn, đều tăng chóng mặt, trong lúc đồng tiền tiếp tục mất giá.

Theo một nghiên cứu do Quốc hội, hiện do phe đối lập kiểm soát, đưa ra, thì tỷ lệ lạm phát hàng năm của Venezuela đạt mức khủng khiếp 1.300.000% trong 12 tháng, tính đến 11/2018.

Đến cuối năm 2018, giá cả cứ 19 ngày lại tăng gấp đôi.

Theo Miami tờ Herald, giá một phần bánh mỳ kẹp thịt - món ăn truyền thống trong dịp Giáng Sinh - thì có giá cao hơn một tháng lương tối thiểu trong 12/2018.

Điều này khiến nhiều người dân Venezuela chật vật, phải vật lộn trong việc trang trải cho các sinh hoạt hết sức căn bản như thực phẩm và đồ vệ sinh cá nhân.

Tại sao xảy ra tình trạng này?

Trên giấy tờ, Venezuela lẽ ra phải là một quốc gia giàu có bởi nước này có những nguồn trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới.

Thế nhưng việc dựa quá nhiều vào dầu lửa - chiếm khoảng 95% thu nhập xuất khẩu của nước này - khiến cho đất nước trở nên mất an toàn khi giá dầu tụt mạnh vào năm 2014.

Điều đó có nghĩa là Venezuela phải đối diện với tình trạng thiếu ngoại tệ, dẫn tới việc gặp khó khăn khi muốn nhập khẩu hàng hóa với khối lượng, mức độ như trước. Các mặt hàng nhập khẩu trở nên ngày càng khan hiếm.

Kết quả là các công ty phải tăng giá, và lạm phát tăng lên.

Thêm vào nữa là việc chính phủ sẵn sàng in thêm tiền và đều đặn tăng mức lương tối thiểu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người nghèo ở Venezuela, dẫu cho số tiền họ nhận được nhanh chóng mất giá.

Chính phủ cũng ngày càng phải vật lộn duy trì uy tín tài chính sau khi nước này không chi trả được một số khoản trái phiếu chính phủ đã đáo hạn.

Với việc các chủ nợ khó có thể chấp nhận rủi ro để đầu tư vào Venezuela, chính phủ lại đi in thêm tiền, và điều đó càng khiến cho đồng tiền nước này mất giá thêm, và lạm phát càng tăng thêm.

Chụp lại hình ảnh,

Chính phủ Venezuela có một lượng ủng hộ viên trung thành, đồng tình với các biện pháp kinh tế mới của chính phủ

Chính phủ đã làm những gì?

Chính phủ quyết định tung ra một loại tiền mới, gọi là "đồng bolivar chủ quyền", theo đó bỏ đi năm số 0 đằng sau "đồng bolivar mạnh mẽ", và liên hệ đồng tiền mới với petro, một loại tiền mã hóa (cryptocurrency) từ 8/2018.

Chính phủ cũng bắt đầu cho lưu hành tám loại tiền giấy mới, có mệnh giá 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 bolivar chủ quyền, cùng hai loại đồng tiền xu mới.

Cạnh đó là một số biện pháp mới, gồm: tăng lương tối thiểu lên 34 lần so với trước; hạn chế chính sách trợ giá hào phóng đối với nhiên liệu đối với những ai không có "căn cước Đất mẹ" và tăng VAT từ 4% lên 16%.

Đồng tiền tệ mới tiếp tục mất giá kể từ khi được tung ra, và mức lương tối thiểu lại tăng tiếp. Thêm nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán mức lạm phát có thể tăng lên tới 10.000.000% (mười triệu phần trăm) tính đến cuối năm 2019.

Hầu hết sự giận dữ đều nhắm vào chính phủ Xã hội chủ nghĩa, vốn đã nắm quyền từ 1999, đầu tiên là dưới sự lãnh đạo của ông Hugo Chávez đã quá cố, và nay là ông Nicolás Maduro.

Ông Chávez điều hành vào lúc tại Venezuela có tình trạng bất bình đẳng to lớn; các chính sách mới được đưa ra áp dụng nhằm giúp người nghèo thay đổi tình thế.

Trong số này có những thứ như kiểm soát giá, là chính sách do Tổng thống Chávez đưa ra, nhằm khiến các mặt hàng căn bản có mức phải chăng hơn cho người nghèo. Giá cả được kiểm soát đối với các mặt hàng bột mỳ, dầu ăn và đồ vệ sinh cá nhân, và điều đó khiến một số ít các công ty Venezuela chuyên sản xuất những mặt hàng này trở nên kinh doanh không có lời.

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người dân Venezuela không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bỏ ra nước ngoài

Những người chỉ trích cũng nói chính sách kiểm soát ngoại tệ mà Tổng thống Chávez đưa ra hồi 2003 khiến cho việc buôn bán đô la trên thị trường chợ đen trở nên nhộn nhịp.

Những người khác thì đổ lỗi về các vấn đề Venezuela cho phe đối lập thù nghịch bên trong đất nước và "các lực lượng đế quốc" như Mỹ và quốc gia láng giềng Colombia.

Họ nói các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến đất nước gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu các khoản nợ.

Thường thì họ được hưởng lợi từ các chương trình xã hội của chính phủ, và nói rằng dù có thiếu thốn nhưng họ vẫn có đời sống tốt đẹp hơn so với trước khi ông Chávez lên nắm quyền, 1999.

Cũng một phần nhờ có lực lượng trung thành này mà Tổng thống Marudo được đủ phiếu bầu trong kỳ bầu cử 2018.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phe đối lập đã tẩy chay kỳ bầu cử, và có nhiều nhóm khác đã bị cấm tham gia tranh cử.

Điều gì đang diễn ra với người dân Venezuela?

Khoảng 3 triệu người, chiếm chừng 10% dân số, đã quyết định rời đi kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nghiêm trọng, 2014, theo các số liệu của Liên hiệp quốc.

Cuộc di dân ồ ạt này là một trong những cuộc ra đi bắt buộc lớn nhất tại Tây Bán cầu.

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình chống chính phủ nói Tổng thống Maduro phải chịu trách nhiệm cho tình trạng khan hiếm thực phẩm

Trong số những người ra đi hồi tháng Giêng có một thẩm phán Tòa án Tối cao và là người từng trung thành với ông Maduro, ông Christian Zerpa. Ông nói ông ra đi để phản đối việc tổng thống nắm tiếp nhiệm kỳ thứ hai.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Delcy Rodríguez cho rằng đó là các con số không chính xác, và nói chúng đã bị thổi phồng bởi "các quốc gia thù nghịch", nhằm kiếm cớ can thiệp quân sự.

Hầu hết mọi người chạy sang quốc gia láng giềng Colombia, rồi từ đó đi tiếp tới Ecuador, Peru và Chile. Những người khác đi theo ngả phía nam tới Brazil.

Khoảng hơn 200 ngàn người Venezuela đã tới Tây Ban Nha. Nhiều người trong số họ là con cháu của những người Tây Ban Nha từng sang Venezuela thời thập niên 1950, 1960.

Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ được Tây Ban Nha cấp quy chế tị nạn - chỉ 15 trong tổng số 12.875 trường hợp trong năm 2017.

Những người ở lại thì sao?

Mọi thứ vẫn tiếp tục khó khăn. Giá tiếp tục tăng bất chấp các nỗ lực của chính phủ trong 2018.

Chụp lại video,

Khủng hoảng Venezuela qua các khu chợ và nhà xác

Các chủ lao động thì nói họ không biết làm sao họ có thể trả được mức lương tối thiểu tăng gấp 60 lần kể từ tháng Tám tới nay. Lần tăng cuối cùng là trong tháng 11, nay đang ở mức 4.500 đồng bolivar một tháng, đáng giá hơn 6 đô la Mỹ một chút trên thị trường chợ đen.

Các kệ hàng ở siêu thị vẫn trống trơn, và tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng thiếu nước, thiếu điện do hệ thống cơ sở hạ tầng của Venezuela thiếu sự đầu tư, bảo dưỡng.

Các bệnh viện công lâm vào tình trạng nguy ngập chết người do thiếu điện, nước.

Những người không thể ra đi thường phải dành thời gian nhiều ngày thậm chí nhiều tuần để tìm kiếm những loại thuốc y tế cần thiết.