Nguyên nhân sán chó

Thứ hai, 09/07/2018, 00:17 GMT+7

Sán chó thường bị nhầm lẫn với bệnh giun đũa chó, căn bệnh này đang gia tăng ở trẻ em và gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Bệnh sán chó là gì? Dấu hiệu bị sán chótác hại của bệnh sán chó có nguy hiểm không sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải thích cụ thể cho bạn nhé!

Nguyên nhân sán chó

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó có tên khoa học là Echinococcus granulosus. Đây là loại sán mà chó mắc phải. Sau một thời gian ký sinh, trứng sán phát triển và được phóng ra môi trường bên ngoài khi chó phóng uế.

Ngoài ra, trứng sán còn đọng lại ở hậu môn chó. Nếu chó liếm hậu môn rồi liếm lên vật dụng con người sử dụng hay trực tiếp lên con người thì trứng sán sẽ thông qua đó đi vào bên trong cơ thể.

Như vậy, khi con người vuốt ve chó hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng có dính trứng sán từ chó sẽ có nguy cơ nhiễm sán chó.

Các trứng sán này sẽ phát triển thành các nang sán sau 5 tháng. Mỗi nang sán sẽ có 2 triệu đầu sán chó. Khi nang này vỡ, các con sán non sẽ đi khắm cơ thể, len vào các cơ quan như não, phổi, gan…

Dấu hiệu bị sán chó dễ nhận biết nhất

Thực tế rất khó để nhận biết các dấu hiệu bị sán chó. Bạn phải cực kỳ để ý những biểu hiện của cơ thể sau khi tiếp xúc với các môi trường dễ lây nhiễm sán chó như: đau bụng, mệt mỏi bất thường, ngứa, ho, giảm cân, ho, ăn không ngon…

Bạn cũng lưu ý, sán chó di chuyển đến cơ quan nào của cơ thể sẽ có tác động tiêu cực đến cơ quan đó. Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Người có sán chó ký sinh sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm

Khi đã có sán chó ký sinh trong cơ thể, các nang sán này sẽ liên tục chèn ép các cơ quan và gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Nang sán vỡ, cơ thể con người sẽ bị nhiễm độc, choáng váng, bị dị ứng. Sau giai đoạn này, đầu sán sẽ tràn ra ngoài sẽ phát triển thành nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát sau thời gian từ 2 - 5 năm sẽ vỡ và dẫn đến tử vong.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sán chó?

Bệnh sán chó hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn cẩn thận trong ăn uống và tiếp xúc với chó. Nếu gia đình bạn nuôi chó và thường xuyên gần gũi chúng, hãy đảm bảo đưa chó đi khám định kỳ để phòng ngừa chó bị nhiễm sán.

Trong ăn uống, cần phải cẩn thận, ăn chín uống sôi và giữ vệ sinh các vật dụng, tránh để chó tiếp xúc.

Cần đi khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh sán chó, điều trị ngay từ đầu trước khi căn bệnh này gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn đang lo ngại về bệnh sán chó đối với bản thân và gia đình, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí và điều trị.

kinhdoanh

  • Viết phản hồi
  • In bài viết

Các tin khác :

  • PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM PHỔI DO CÚM A GÂY RA (24/08/2022)
  • ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỆNH LÝ BASEDOW CHO TRẺ 11 TUỔI MẮC CHỨNG TỰ KỶ (15/08/2022)
  • CỨU SỐNG THÀNH CÔNG THAI NHI CỦA SẢN PHỤ CÓ DÂY RỐN BÁM MÀNG - HIỆN TƯỢNG HIẾM GẶP Ở SẢN PHỤ KHOA (05/08/2022)
  • KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH (13/06/2022)
  • CẤP CỨU THAI PHỤ BỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG VỠ GÂY CHOÁNG MẤT (29/01/2022)
  • XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ _TRẢ KẾT QUẢ ONLINE (15/12/2021)
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Y KHOA "QUẢN LÝ RỐI LOẠN LIPIP MÁU" (15/12/2021)
  • MÁY ÁP LẠNH CỔ TỬ CUNG CR-201 (15/12/2021)
  • BVĐK TÂM TRÍ ĐÀ NẴNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ LOÃNG XƯƠNG TOÀN THÂN HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY (15/12/2021)
  • BVĐK TÂM TRÍ ĐÀ NẴNG KHÁM SỨC KHỎE CHO CBNV CÔNG TY FPT (06/12/2021)

NGUYÊN NHÂN NHIỄM SÁN CHÓ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ

Bệnh sán chó là một nhiễm trùng trong máu có thể điều trị khỏi bằng thuốc diệt ký sinh trùng theo phác đồ. Trường hợp không được chữa trị dứt điểm bệnh có thể gây ngứa và tái phát dai dẳng. U trong não do sán chó là biến chứng nguy hiểm, nếu tổn thương nặng cần phải phẫu thuật sọ não để xử lý ổ viêm, gây đau đớn và tốn kém, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân sán chó

Giun đũa chó, mèo còn có tên gọi khác là bệnh sán chó Toxocara do một loài giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Ấu trùng sán chó nhiễm cho người qua đường miệng do ăn thịt động vật, gia cầm nhiễm bệnh, cũng có thể bị nhiễm qua da trầy xước khi tiếp xúc với chó, mèo, đất, cát, vật dụng đồ chơi nhiễm ấu trùng.

Những ai có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó?

Bệnh sán chó có thể gặp ở cả nông thôn và thành thị. Những người nuôi chó mèo và những người có thoi quen ăn đồ tái sống, trẻ em có thói quen ngậm mút tay đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

Có khoảng 20% dân số Việt Nam có kháng thể dương tính đối với sán chó Toxocara, điều đó cho thấy có hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ký sinh trùng này. Trong khi ở Mỹ cũng có tỷ lệ khá cao là 13,9% dân số.

Nguyên nhân nhiễm bệnh sán chó?

Phân của chó hoặc mèo bị nhiễm trứng Toxocara phát tán ra môi trường, bạn và con bạn có thể bị nhiễm bệnh bởi vô tình nuốt phải trứng chứa ấu trùng qua đường miệng do ăn rau sống, ăn thịt tái sống, qua vật dụng đồ chơi.

Nguyên nhân sán chó

Quá trình nhiễm bệnh sán chó Toxocara ở người

Dấu hiệu nhận biết bị sán chó ở người?

Sau khi nhiễm vào cơ thể ấu trùng sẽ di chuyển tự do trong dòng máu và có thể gây viêm tác mạch máu nhỏ, tạo khối u khu trú trong cơ thể, các vị trí có thể gây tổn thương là da, mô, cơ, tim, gan, thận, phổi, mắt và não.

Nhiễm bệnh sán chó Toxocara thường diễn biến âm thầm, ít khi có biểu hiện triệu chứng rầm rộ. Những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi độc tố của sán chó thường xuất hiện triệu chứng mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng nặng, kèm theo mệt mỏi, uể oải, mất ngủ,…

Nhiễm ấu trùng sán chó trong máu có nguy hiểm không?

Nhiễm sán chó Toxocara có thể gây tổn thương tại gan như: u gan, áp xe gan, tổn thương tại tim, phổi, thận,…các tổn thương thực thể tại các cơ quan nội tạng được phát qua siêu âm, với những khối u, ổ mủ ở một số hạ phân thùy gan.

Khi có những dấu hiệu đau tức vùng gan, nếu siêu âm thấy khối u, cần xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh giun sán. Tổn thương tại não có thể phát hiện vị trí ấu trùng trú ngụ qua hình ảnh trên phim MRI.

Nguyên nhân sán chó

U não do nhiễm sán chó (Phim chụp MRI)

Nhiễm sán chó có thể gây nổi mề đay, mẩn ngứa giống như bệnh da liễu, thông thường mẩn ngứa da do ấu trùng sán chó trong máu thì sau khi điều trị sán chó sẽ khỏi bệnh ngứa da nổi mể đay.

Một số ít trường hợp có thể tổn thương mắt và tổn thương thần kinh trung ương khi ấu trùng di chuyển đến mắt hoặc não. Dấu hiệu nhiễm sán chó thể thần kinh (sán não) bệnh nhân thường gây mệt mỏi, đau đầu, hay quên, tê tay nhức chân, giảm vận động, liệt, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

Dựa vào triệu chứng lâm sàng như mẩn ngứa da kéo dài dai dẳng, mệt mỏi, mất ngủ, đau tức bụng, đầy bụng, chán ăn, đau đầu, đau cơ,… và dựa vào xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm Toxocara dương tính, kèo theo tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 7% và một số chỉ số xét nghiệm và tốc độ máu lắng, yếu tố viêm có biến động cần nghĩ đến ấu trùng sán chó đang hoạt động mạnh trong cơ thể.

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó

Sán chó là một nhiễm trùng trong máu không giống như giun sán trong nhiễm trong ruột. Chính vì vậy, không nên chủ quan uống một hai viên thuốc là có thể yên tâm. Sử dụng thuốc không đủ liệu trình sẽ không thể tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong cơ thể, đặc biệt là thể ấu trùng di chuyển nội tạng và thể ấu trùng di chuyển đến mắt. 

Nguyên nhân sán chó

Hình ảnh bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ khắp người do nhiễm sán chó 

Bác sĩ điều trị cần có lịch tái khám cụ thể cho từng bệnh nhân, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi trong quá trình điều trị. Một số người bệnh nhiễm sán chó thường lo lắng, muốn được chữa trị dứt điểm và mong đến ngày tái khám để kiểm tra lại bệnh tình. Bác sĩ điều trị nên cho bệnh nhân biết tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng bệnh sán chó hiện tại đã bớt hay chưa? Cần chữa trị bao lâu nữa, giúp bệnh nhân yên tâm.

Thời gian trị bệnh sán chó từ một đến hai liệu trình, mỗi liễu trình từ một đến hai tuần. Tái khám xét nghiệm lại sau một đến hai tháng tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người. Sau khi sử dụng thuốc trị sán chó từ 5 đến 7 ngày các triệu chứng như: mẩn ngứa da, nổi mể đay, đau đầu, mệt mỏi sẽ được cải thiện và đẩy lùi./.

Bác sĩ. Lê Giang

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

CHUYÊN TRỊ BỆNH NGỨA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P. 5, Q. 5, TP. HCM

Liên hệ khám bệnh: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 - 7, Nghỉ ngày CN

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara

Nguyên nhân sán chó

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara. Ngoài ngứa da thì còn có những dấu hiệu bệnh sán chó khác như trong thể ấu trùng di chuyển đến mắt thì thể này gặp...

Xem: 4912Cập nhật: 29.07.2022