Nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh

Ngày 25.11, trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Sinh Nghĩa, Phó tổng giám đốc Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh, cho biết việc sản xuất điện của Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh [phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long] đang điêu đứng do không đủ nhiên liệu để sản xuất.

“Hôm 17.11 vừa rồi, chúng tôi phải dừng 2 trong 4 tổ máy vì thiếu than. Đơn vị đã báo cáo lên Tập đoàn điện lực để đưa ra biện pháp giải cứu nhưng đến nay chưa thấy đâu”, ông Nghĩa nói.

Lý giải về việc thiếu than, ông Nghĩa cho biết, do nhu cầu sử dụng điện của khách hàng từ đầu năm đến nay tăng cao nên đơn vị đã dùng gần hết số than được cấp. Hiện số than còn lại trong kho của đơn vị này chỉ khoảng 9.000 tấn, không còn đủ cho 1 ngày vận hành. Trong khi đơn vị cung cấp là Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam hiện nay không cung cấp đủ than theo hợp đồng.

Cụ thể, Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh trong năm 2018 đã đề xuất với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam mua 3,2 triệu tấn than nhưng cũng chỉ được mua 2,6 triệu tấn. Từ tháng 9.2018, khi lượng than sắp hết, Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh đã yêu cầu Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cung cấp thêm nhưng lượng than đơn vị này nhận được rất ít.

Theo ông Ngô Sinh Nghĩa, theo kế hoạch năm 2018, đơn vị này được giao sản xuất 6,4 tỉ kWh nhưng đến tháng 11 vẫn còn thiếu hơn 1,4 tỉ kWh, trung bình mỗi ngày công ty mất hơn 10 triệu kWh/ngày.

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, không chỉ Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh mà một số nhà máy nhiệt điện khác cũng đang gặp khó khăn về than. Ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhiệt điện Quảng Ninh cho biết, đầu tháng 11 Tập đoàn điện lực Việt Nam đã có công văn gửi đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép EVN tìm kiếm các nguồn than hợp pháp trong nước và chủ động nhập khẩu than.

Việc một số nhà máy nhiệt điện đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu đã ảnh hưởng đến nguồn điện quốc gia. Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết, hiện nay nhiệt điện đang đóng vai trò sản lượng điện lớn nhất trong hệ thống điện quốc gia, vì vậy việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện là vô cùng quan trọng. Đến năm 2019 nhiệt điện chiếm hơn 48% lượng điện quốc gia.

Tin liên quan

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, bên cạnh việc chú trọng vào lĩnh vực tàu thủy, xi măng,  Quảng Ninh cũng sẽ đặc biệt tập trung vào khai thác than và nhiệt điện với mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành một trung tâm nhiệt điện lớn của cả nước.


 Toàn cảnh nhà máy Nhiệt điện Uông Bí - Quảng Ninh. Ảnh: CTV

Với tốc độ phát triển mạnh về công nghiệp, tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than, Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 16 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất đặt lên tới 10.415 MW. Hiện nay đã có 9 dự án nhiệt điện đã hoàn thành hoặc đang xây dựng là Quảng Ninh 1,2; Cẩm Phả 1,2; Uông Bí mở rộng 1,2; Mạo Khê; Mông Dương 1,2; Thăng Long. Trong đó phải kể đến dự án Uông Bí mở rộng 1 [300MW] đi vào vận hành ổn định từ năm 2009, dự án Uông Bí mở rộng 2 công suất 330MW đã chính thức phát điện tháng 4/2013. Dự án Quảng Ninh 1 công suất 600MW xây dựng tại TP Hạ Long đã chính thức hoà lưới điện quốc gia từ tháng 3/2010. Cũng tại đây, Dự án Quảng Ninh 2 công suất 600MW đang được khẩn trương xây dựng. Các dự án Cẩm Phả 1, 2  công suất 600MW do Vinacomin làm chủ đầu tư đều đã vận hành phát điện. Tháng 4 vừa qua, tại huyện Đông Triều đã khánh thành nhà máy nhiệt điện Mạo Khê công suất 440MW, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn thân thiện môi trường, tận thu nguồn than chất lượng thấp để phát điện. Đặc biệt, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2, một trong những dự án nhiệt điện lớn nhất trên địa bàn Quảng Ninh với tổng công suất 1200MW, được khởi công từ tháng 9/2011, tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD vừa được gắn biển công trình chào mừng 50 năm thành lập tỉnh. Dự kiến tháng 2/2014 sẽ chạy thử lò hơi số 1, giữa năm 2015 nhà máy sẽ đi vào vận hành thương mại, đảm bảo cung cấp trên 6,5 tỷ kWh điện/năm. Bên cạnh đó là dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 công suất 1.000MW đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2015. Dự án Nhiệt điện Thăng Long công suất 600MW đang triển khai mặt bằng, dự kiến vận hành vào năm 2017.

Trong tương lai, Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất điện lớn nhất cả nước với tổng công suất phát điện đến năm 2015 trên 5.000MW.

Với vị thế là trung tâm nhiệt điện lớn của cả nước, Quảng Ninh cũng đặc biệt quan tâm đưa điện đến các biển đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc Tổ quốc. Điển hình là công trình đưa đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô bằng cáp ngầm với tổng kinh phí trên 1.100 tỷ đồng vừa khánh thành ngày 16/10 vừa qua. Sắp tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục hợp tác đưa điện lưới ra quần đảo Quan Lạn, Minh Châu và các đảo khác ở Vân Đồn cũng như toàn tỉnh.

Đặc biệt, để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững hơn, Quảng Ninh đang nỗ lực để chuyển từ “nâu” sang “xanh”, để làm sao tới năm 2015, không còn phụ thuộc vào vàng đen. Hiện Quảng Ninh đang chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển theo hướng kinh tế xanh bền vững, chú trọng tới công nghệ nhiệt điện thân thiện với môi trường, đảm bảo cân bằng giữa phát triển công nghiệp nhiệt điện đi đôi với bảo vệ môi trường.

Hiện nay, tiềm năng thủy điện vừa và lớn đã khai thác hết, năng lượng tái tạo phát triển chậm, điện hạt nhân đang ở giai đoạn khởi động, vì vậy, nhiệt điện than đang trở thành nguồn năng lượng cơ bản trong thời gian tới. Với tiềm năng lớn về than, Quảng Ninh có cơ hội lớn để phát triển các nhà máy nhiệt điện. Đây sẽ là cơ hội cất cánh của Quảng Ninh.

>>> Quảng Ninh: Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường

Được biết, việc chuyển dự án điện than chưa đầu tư sang điện khí và bổ sung thêm nhiều điện gió là đề nghị được tỉnh Quảng Ninh gửi tới Bộ Công thương liên quan đến Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, Quảng Ninh muốn được đưa vào quy hoạch điện VIII khoảng 5.000 MW điện gió, trong đó 3.000 MW là điện gió ngoài khơi; 2.000 MW điện gió trên bờ. Riêng từ nay đến năm 2030 Quảng Ninh đề xuất đưa 2.500 MW [điện gió trên bờ 2.000 MW và 500 MW điện gió ngoài khơi] vào quy hoạch.

Nhiều dự án điện đã được triển khai tại Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh nhận định mình là địa phương có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh về phát triển điện lực quốc gia, là một trong những trọng điểm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với sự phong phú và đa dạng về loại hình, đặc biệt là năng lượng tái tạo.

Tại Quy hoạch điện VII trước đây, Quảng Ninh được quy hoạch phát triển 11 nhà máy điện với tổng công suất là 10.800 MW, gồm 9.380 MW điện than và 1.500 MW điện khí. Tới thời điểm hiện nay, Quảng Ninh đã có 7 nhà máy điện than đang vận hành với tổng công suất là 5.640 MW, hàng năm phát lên lưới điện quốc gia 35-38 tỷ kWh, đóng góp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng.

>>> Quảng Ninh: Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa

Tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Quảng Ninh còn có 3 nhà máy chưa đầu tư gồm Nhiệt điện đồng phát Hải Hà [2.100 MW], Nhiệt điện Quảng Ninh III [1.200 MW] và Nhiệt điện Cẩm Phả III [400 MW].

Tới thời điểm hiện nay, Quảng Ninh đã có 7 nhà máy điện than đang vận hành với tổng công suất là 5.640 MW

Hiện Quảng Ninh cũng được Chính phủ đồng ý bổ sung dự án nhiệt điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500 MW và đã vừa khởi động dự án này với cam kết từ nhà đầu tư là đưa vào vận hành giai đoạn 2026-2027.

Để tối ưu hiệu quả đầu tư, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề nghị Bộ Công Thương bổ sung giai đoạn 2 của Dự án nhiệt điện khí LNG Quảng Ninh vào dự thảo Quy hoạch điện VIII với quy mô 1.500 MW.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề xuất Bộ Công Thương xem xét, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ đầu tư nhà máy điện khí LNG 1.500 MW giai đoạn 2 vào vận hành 2026 - 2027, đồng bộ với dự án điện khí giai đoạn 1. Với hai dự án nhiệt điện đã có trong quy hoạch VII điều chỉnh, tổng công suất 1.600 MW nhưng hiện chưa triển khai, tỉnh Quảng Ninh đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét chuyển sang điện khí.

Quảng Ninh cũng được Viện Năng lượng khảo sát và đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn trên đất liền và ngoài khơi với đánh giá là khoảng 13.000 MW dọc bờ biển và khoảng 2.300 MW trên bờ, tập trung nhiều nhất ở đảo Cô Tô.

Theo Quảng Ninh, việc phát triển đồng bộ 2 nhà máy sẽ giảm đáng kể chi phí, thời gian đầu tư, đặc biệt đáp ứng nhanh một phần nhu cầu sử dụng điện của khu vực miền Bắc.Quảng Ninh cũng được Viện Năng lượng khảo sát và đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn trên đất liền và ngoài khơi với đánh giá là khoảng 13.000 MW dọc bờ biển và khoảng 2.300 MW trên bờ, tập trung nhiều nhất ở đảo Cô Tô.

Hiện đã có hàng loạt nhà đầu tư tới Quảng Ninh để khảo sát, đề nghị được nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi cũng như trên bờ.

Trong số này có Tập đoàn Cường Thịnh Thi và Tập đoàn Xuân Thiện đề nghị nghiên cứu lập dự án điện gió ngoài khơi với công suất 3.000 MW và 2.000 MW điện gió trên bờ.

Các nhà máy nhiệt điện tài Quảng Ninh hàng năm phát lên lưới điện quốc gia 35-38 tỷ kWh, đóng góp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng

Các doanh nghiệp khác quan tâm tới điện gió tại Quảng Ninh còn có Công ty cổ phần năng lượng Sóc Trăng, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành, Công ty cổ phần tư vấn xây lắp đầu tư An Phú Quảng Ninh, Công ty cổ phần năng lượng An Xuân.

Trong bối cảnh tài nguyên than cho nhiệt điện ngày càng khan hiếm và xu thế phát triển xanh, Quảng Ninh cũng đã đề xuất với Bộ Công thương việc bổ sung nhiều MW điện vào dự thảo Quy hoạch điện VIII. Trên cơ sở công suất các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh III [1.200 MW] và Nhiệt điện Cẩm Phả III [400 MW] chưa đầu tư, Quảng Ninh cũng đề nghị cho chuyển các dự án này sang thành điện khí.

Đồng thời bổ sung quy hoạch các dự án điện khí tại khu vực có tiềm năng tại Hải hà và Quảng Yên trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Đặc biệt, Quảng Ninh đề nghị bổ sung phát triển 5.000 MW điện gió trong giai đoạn 2021-2040, trong đó có 3.000 MW là điện gió ngoài khơi và 2.000 MW là điện gió trên bờ. còn trong giai đoạn 2021-2030 là 2.500 MW [ngoài khơi là 500 MW và trên bờ là 2.000 MW].

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề