Nhà thuốc được bán chênh lệch bao nhiêu phần trăm năm 2024

Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.

Cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại. Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh dược kiến nghị xem xét lại mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại về mức hợp lý.

Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Nghị định cũng yêu cầu các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc.

Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.

Lợi nhuận bán lẻ từ 2-15%

Về thặng số bán lẻ (lợi nhuận) của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định quy định “giá bán lẻ bằng giá mua vào cộng mức thặng số bán lẻ (%) nhân với giá mua vào”

Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.

TTO - Tôi bị viêm gan C mãn tính, đi khám tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ nhiều lần, bác sĩ kê toa thuốc Macibin và Silymax complex. Bác sĩ không đưa toa để tôi tự đi mua mà đưa thẳng ra nhà thuốc của bệnh viện để lấy thuốc.

Giá hai loại thuốc này ở nhà thuốc bệnh viện là Macibin 14.300 đồng/viên và Silymax 5.749 đồng/viên.

Sau đó tôi có đem thuốc ra mua tại nhà thuốc bên ngoài thì giá lại rẻ hơn nhà thuốc bệnh viện. Macibin chỉ có 13.600 đồng/viên và Silymax là 3.500 đồng/viên.

Vì sao lại có chuyện bệnh viện không cấp toa cho người bệnh tự đi mua mà bắt buộc phải mua ở nhà thuốc bệnh viện? Vì sao nhà thuốc bệnh viện lại bán giá cao hơn nhà thuốc bên ngoài, gây thiệt thòi cho người bệnh như vậy?

(Một người bệnh ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)

* Dược sĩ Lê Minh Hải - phụ trách nhà thuốc Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ: Bệnh viện làm đúng nguyên tắc và quy định của các cơ quan chức năng về giá thuốc.

Hiện nay thuốc tại nhà thuốc bệnh viện (dành cho người bệnh ngoại trú) có 2 nguồn: thuốc trúng thầu vào bệnh viện thì bán theo giá thầu, thuốc không trúng thầu thì nhà thuốc nhập hàng từ các công ty cung cấp và theo bảng giá của công ty được phê duyệt.

Hai loại thuốc mà người bệnh nêu ra không nằm trong danh mục thuốc trúng thầu, nên nhà thuốc được cung cấp từ hai công ty dược phẩm (có trụ sở tại TP.HCM). Giá thuốc Macibin giá công ty cung cấp là 13.450 đồng/viên, theo quy định giá bán lẻ nhà thuốc được nhân 10% nên giá bán ra là 14.300 đồng. Riêng thuốc Silymax complex giá nhập là 4.999 đồng nhân 15% (thuốc dưới 10.000 đồng giá bán lẻ được nhân 15%), ra giá bán lẻ là 5.749 đồng/viên.

Bệnh viện cũng đã yêu cầu hai công ty cung cấp thuốc cho nhà thuốc bệnh viện giải trình về giá cung ứng cho bệnh viện và cho bên ngoài có chênh lệch hay không.

Theo đó, hai đơn vị này cho biết hai mặt hàng thuốc này chỉ cung cấp cho nhà thuốc một số bệnh viện tại Cần Thơ, không cung cấp ra các nhà thuốc bên ngoài, và giá cả các nơi khác do họ cung cấp cũng thống nhất một giá.

Vì vậy về nguyên tắc bệnh viện đã bán đúng giá chứ không cao hơn giá cho phép. Còn về việc người bệnh mua thuốc bên ngoài rẻ hơn, chúng tôi không thể biết nguồn gốc thuốc các nhà thuốc này (thị trường có thể chênh lệch giá do nguồn gốc thuốc), và hai loại thuốc cũng chưa chắc đã giống 100% về tên hoạt chất (hoặc thuốc có thể thêm vitamin là giá khác).

Hiện nhà thuốc bệnh viện không bắt buộc người bệnh mua thuốc tại đây, người bệnh khám bệnh xong thì bác sĩ chỉ định toa thuốc trên hệ thống máy, sau đó ra toa qua nhà thuốc để in. Người bệnh có thể đến nhà thuốc yêu cầu cho giá từng loại hoặc cả toa, nếu người bệnh không đủ tiền mua thì có thể mua nửa toa, hoặc yêu cầu in toa thuốc để ra ngoài mua.