Nhiệm vụ của lãnh đạo trong hội nghị là gì

Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc

20/06/2020 - Lượt xem: 198010

Một trong những nhiệm vụ của người đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là một tiêu chí cơ bản, đầu tiên để đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm của các Chi bộ, Đảng bộ. Để hoàn thành tốt mọi công việc, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách hiệu quả và chất lượng nhất.

Một trong những nhiệm vụ của người đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là một tiêu chí cơ bản, đầu tiên để đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm của các Chi bộ, Đảng bộ. Để hoàn thành tốt mọi công việc, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách hiệu quả và chất lượng nhất.

Từ năm 2007 đến năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TW đến Chỉ thị số 05/CT-TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hàng năm cấp ủy đều ban hành các chủ đề học tập sát với thực tế và gần gũi đến cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, qua các chủ đề học tập hàng năm đều nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết, nêu gương của cán bộ, đảng viên; tính tiên phong gương mẫu; ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Về ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, đó là khi được giao bất cứ một công việc gì, dù to hay nhỏ, khó hay dễ, người được giao việc phải đem hết tinh thần trách nhiệm để thực hiện công việc một cách tự giác, làm đến nơi đến chốn để đạt kết quả tốt nhất. Nếu không có tinh thần, ý thức trách nhiệm, sẽ triển khai công việc một cách đại khái, qua loa, làm cho xong, cho có, hoặc dễ thì làm, khó thì bỏ và dẫn đến kết quả chất lượng công việc không cao, không đạt theo đúng yêu cầu đề ra. Ý thức trách nhiệm của mỗi người được thể hiện qua việc nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng và sáng tạo đường lối đó. Ý thức trách nhiệm sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả công việc và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đòi hỏi cán bộ, đảng viên cần phải nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm.

Đối với các Chi bộ, Đảng bộ luôn chú trọng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, của Chi bộ. Cán bộ, đảng viên kịp thời nắm bắt các diễn biến tình hình của đất nước, tình hình trong tỉnh, bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao một cách hiệu quả.

Thực hiện việc học tập và làm theo Bác, hàng năm các Chi bộ, Đảng bộ đều ban hành kế hoạch để cán bộ, đảng viên thực hiện. Qua đó cán bộ, đảng viên đã xác định được mình cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Với nhiệm vụ được phân công, cán bộ, đảng viên đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo trong công tác định hướng, chỉ đạo hướng dẫn tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời những vấn đề thời sự, những vấn đề trong nước và quốc tế đang được dư luận; biên soạn và phát hành tài liệu trên các lĩnh vực; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết trên lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu giúp cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương;

Để góp phần nâng cao vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, tôi xin nêu lên một số giải pháp như sau:

Một là: Cán bộ, đảng viên cần nâng cao tính chủ động trong công việc, vận dụng một cách cụ thể, phù hợp vào lĩnh vực công việc chuyên môn được phân công, phụ trách. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong từng công việc cụ thể khi được lãnh đạo phân công để thực hiện.

Hai là: Cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình một phương pháp làm việc khoa học, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, có lịch làm việc cụ thể cho tuần, tháng, quý một cách phù hợp để khi triển khai công việc sẽ đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và đạt chất lượng cao. Khi có công việc được giao, phải tranh thủ thời gian, dồn tâm sức để thực hiện và giải quyết một cách dứt khoát, việc nào xong việc nấy, chủ động sắp xếp để triển khai, không để việc khác chi phối khi đã có kế hoạch làm một việc gì.

Ba là: Cán bộ, đảng viên phải có tính chủ động nghiên cứu, đề xuất và sáng kiến trong triển khai thực hiện công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự đổi mới thực sự trong tư duy, phương pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu. Ngoài ra, cán bộ, đảng viên phải tự giác nghiên cứu, cập nhật thông tin, nắm vững nội dung công việc chuyên môn trên lĩnh vực được giao, tham mưu cho lãnh đạo "đúng và trúng" vấn đề, từ đó công tác tham mưu mới hiệu quả cao.

Tóm lại, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong mọi lĩnh vực công tác, trước tiên là thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu cần thiết. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng vị trí, vai trò và chức năng của mình trong mọi việc làm, mọi hành động, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy vai trò gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, từ đó không ngừng phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan và Chi bộ.

Nhiệm vụ của lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là quá trình sử dụng quyền lực gây ảnh hưởng đến hành vi hoặc quan điểm của người khác. Những người lãnh đạo hiểu biết và biết cách sử dụng quyền lực thường có hiệu quả hơn những người không biết hoặc không muốn sử dụng quyền lực.

Người quản lý là người như thế nào?

Người quản lý có thể là một người hay một nhóm người có quyền lực và quyền hạn cao nhất trong tập thể. Đặc điểm của quản lý là định hướng và chỉ đạo hoạt động chung của tập thể, phối hợp các hoạt động riêng lẻ thành một hoạt động chung thống nhất của cả một tập thể, cùng đi theo một phương hướng để đạt được mục tiêu.

Mục tiêu của lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là một quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung. Lãnh đạo mang đến một chức danh đối với người thực hiện công việc chuyên môn.

Ban lãnh đạo công ty gồm những ai?

Ban lãnh đạo bao gồm những vị trí quan trọng như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, CEO và các vị trí khác có quyền quyết định, tác động đến hướng đi và hoạt động của tổ chức.

Chủ Đề