Nhịp tim người luyện tập

Một trong những lợi ích của tập thể dục, thể thao là tăng cường tuần hoàn máu, đồng nghĩa với việc điều này sẽ khiến tập thể dục tim đập nhanh hơn. Song, nếu sức khỏe tim mạch của bạn không được tốt thì nhịp tim lúc này lại trở nên bất thường. Khi sờ vào ngực trái, bạn có thể dễ dàng cảm nhận tiếng tim đập lúc nhanh, lúc chậm.

6. Đổ mồ hôi lạnh

Chúng ta đều đổ mồ hôi khi thực hiện các hoạt động thể chất. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể và nó mang đến những lợi ích đáng kể. Trong trường hợp bạn bị đổ mồ hôi lạnh kèm với cảm giác buồn nôn khi tập thể dục, rất có thể tim của bạn đã không còn khỏe mạnh. Nhiều người bệnh đã thừa nhận rằng họ gặp phải tình trạng tương tự trước khi các cơn đau tim xảy ra.

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến nhất khi tập thể dục cho thấy hệ tim mạch của bạn đang gặp vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng bất thường khác như sốt nhẹ, đau nhói ở đầu ngón tay…

>>> Bạn có thể quan tâm: Đánh trống ngực sau khi ăn báo hiệu bệnh gì?

Những lưu ý giúp tránh tập thể dục tim đập nhanh

Duy trì các hoạt động thể chất là cách tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong đó, đi bộ và tập aerobic được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe của tim. Thậm chí, hai hình thức vận động này còn có thể giúp bạn giảm cân và hạ huyết áp.

Tập thể dục là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có những ngoại lệ. Bác sĩ xác định có 3 đối tượng không nên vận động mạnh hoặc tập luyện với cường độ cao, bao gồm: người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người vừa trải qua cơn đau tim và người không hoạt động thể chất trong thời gian dài.

Người bệnh tim mạch vẫn có thể thực hiện các bài tập thể dục một cách an toàn, nếu được sự theo dõi của bác sĩ. Trường hợp bạn bị bệnh tim và bạn muốn tập thể dục, điều quan trọng bạn cần nhớ là đừng hấp tấp. Bạn hãy bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ lên.

Dù vậy, các biện pháp phòng ngừa này cũng khó giúp bạn đảm bảo 100% sức khỏe tim mạch khi tập thể dục. Để giữ an toàn cho bản thân, bạn cần nhớ kỹ những dấu hiệu bệnh tim có thể xảy ra khi vận động để giữ sự bình tĩnh. Hoảng loạn về các phản ứng của cơ thể chỉ khiến cho tim của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Điều cần làm khi phát hiện tình trạng tập thể dục tim đập nhanh

Khi nói đến việc giải quyết các vấn đề về tim mạch thì thời gian là thứ quan trọng nhất. Lúc này, bạn hãy tận dụng triệt để những phút đầu tiên ngay sau khi dấu hiệu bất ổn xảy ra. Những việc bạn cần làm gồm:

  • Dừng ngay việc tập thể dục
  • Tìm một mặt phẳng và từ từ ngồi xuống
  • Hít thở một cách nhẹ nhàng
  • Liên hệ với người nhà
  • Không điều khiển phương tiện giao thông ít nhất 2 giờ sau đó

>>> Bạn có thể quan tâm: Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch

Điều nguy hiểm nhất là tim bạn có thể sẽ ngừng đập trong cơn đau tim. Vì vậy, bạn đừng bao giờ xem thường những cơn đau nhỏ nhất bên ngực trái. Khi đến bệnh viện, bạn cũng cần nhớ rõ thời điểm bắt đầu và cụ thể bài tập thể dục để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Mỗi năm, thế giới có hàng trăm ngàn người qua đời vì những vấn đề về hệ tim mạch. Để tránh hậu quả đáng tiếc, bạn cần lưu ý khi tập thể dục và liên hệ với chuyên gia tim mạch ngay khi cơ thể có các triệu chứng trên.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin những dấu hiệu tim mạch bất thường khi tập thể dục, từ đó giúp bạn có các biện pháp cải thiện mỗi khi tập thể dục tim đập nhanh. Nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng như trên, tốt nhất bạn cần nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu, để có cách điều trị bệnh phù hợp và an toàn nhất.

Nhịp tim khi tập thể dục là bao nhiêu? Dưới đây là biểu đồ nhịp tim tối đa khi chạy bộ được tính theo độ tuổi:

– 20 tuổi: 100 – 170 bpm

– 30 tuổi: 95 – 162 bpm

– 35 tuổi: 93 – 157 bpm

– 40 tuổi: 90 – 153 bpm

– 45 tuổi: 88 – 149 bpm

– 50 tuổi: 85 – 145 bpm

– 60 tuổi: 80 –136 bpm

Lưu ý, nhịp tim tối đa của hầu hết đối tượng là 200 bpm [riêng với người trên 60 tuổi là 160 pbm]. Nếu nhịp tim lúc chạy bộ vượt quá mức này, hãy ngừng việc chạy bộ ngay và liên hệ với chuyên gia tim mạch để kiểm tra sức khỏe.

Mặt khác, bảng đo trên phù hợp với đại đa số dân số thế giới, không phải là tất cả. Nguyên nhân là vì nhịp tim khi chạy bộ của bạn có thể thay đổi từ 15 – 20 bpm, tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đau tim khi tập luyện: Dấu hiệu nghiêm trọng không thể bỏ qua

Điều gì xảy ra khi tim đập quá nhanh trong khi chạy?

Để biết điều gì sẽ xảy ra khi nhịp tim lúc chạy bộ đập nhanh vượt ngưỡng, trước hết bạn cần biết về một số sự thật về nhịp tim.

– Hệ tim mạch sẽ hoạt động tăng tốc khi chúng ta tập thể dục

– Không chỉ là tốc độ, nhịp điệu của tim cũng rất quan trọng

– Theo dõi nhịp tim có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng về tim

– Sau 10 tuổi, nhịp tim của chúng ta nên nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút [khi nghỉ ngơi]

Trường hợp bạn để cho nhịp tim vượt mức tối đa trong suốt thời gian dài thì cho dù chỉ số vượt bpm không cao, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mới thực hiện các hoạt động thể dục. Cụ thể, bạn có thể mắc phải các chứng bệnh mãn tính về tim sau này.

Theo một nghiên cứu ở những người thường xuyên đá bóng đã cho thấy kết quả này có cơ sở. Những người liên tục vượt qua chỉ số nhịp tim khi chạy bộ tối đa có tốc độ phục hồi chấn thương kém hơn khoảng 25%. Hơn nữa, họ cũng bị tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như:

Chính vì vậy, bạn cần lưu ý về nhịp tim trung bình khi chạy bộ để có thể điều chỉnh nó về mức phù hợp. Bạn nhất thiết phải ngừng các hoạt động thể chất khi cảm thấy đầu óc lâng lâng, chóng mặt hoặc cảm thấy hơi thở đứt quãng, buồn nôn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu khi tập thể dục cho thấy hệ tim mạch của bạn đang gặp vấn đề

Hướng dẫn cách luyện tập nhịp tim

Bên cạnh thay đổi tốc độ chạy, việc luyện tập nhịp tim khi chạy bộ dựa vào chỉ số bpm sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ mình nên chạy như thế nào. Dưới đây là 5 khu vực khác nhau dựa trên nhịp tim tối đa của bạn:

– Khu vực 1: 50 – 60%

– Khu vực 2: 60 – 70%

– Khu vực 3: 70 – 80%

– Khu vực 4: 80 – 90%

– Khu vực 5: 90 – 100%

Tùy vào mục tiêu cá nhân, bạn có thể dành thời gian luyện tập ở các khu vực khác nhau. Chẳng hạn, bạn muốn tập trung vào chạy bộ trên máy ở tốc độ ổn định trong nhiều dặm thì hãy áp dụng mức 50 – 60% [khu vực 1]. Các vận động viên chạy nước rút chuyên nghiệp thì có thể tập trung ở khu vực 4 và 5.

Tập luyện nhịp tim là một cách hiệu quả để đo mức độ cơ thể bạn làm việc trong khi chạy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình thành thói quen sử dụng máy đo nhịp tim để theo dõi quá trình luyện tập của mình.

Cách giảm nhịp tim khi chạy bộ an toàn

Đâu là cách giúp bạn tránh làm tăng nhịp tim quá mức khi chạy bộ? Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần lưu ý:

  • Tăng dần mức độ hoạt động của bạn, đặc biệt là khi bạn không tập thể dục thường xuyên.
  • Đợi ít nhất 1,5 tiếng sau khi ăn trước khi bắt đầu tập thể dục.
  • Khi uống chất lỏng trong lúc tập thể dục, bạn hãy nhớ tuân theo các nguyên tắc hạn chế chất lỏng.
  • Dành thời gian khởi động trong vòng 5 phút với các bài tập kéo căng cơ, và đợi thêm 5 đến 10 phút hạ nhiệt sau hoạt động. Các bài tập về duỗi cơ có thể được thực hiện khi bạn đứng hoặc ngồi.
  • Tập thể dục với tốc độ ổn định. Duy trì tốc độ cho phép bạn vẫn có thể nói chuyện trong suốt quá trình hoạt động.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sự thật thú vị: Chạy bộ hàng ngày còn tốt hơn tập gym

Chạy bộ là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng bao giờ để bản thân kiệt sức khi chạy bộ. Việc hiểu rõ chạy bộ nhịp tim bao nhiêu là vừa và duy trì được nhịp tim khi chạy bộ lý tưởng sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ lợi ích khi luyện tập và phòng tránh các rủi ro. Lưu ý, bạn cần trao đổi với bác sĩ tim mạch trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục mới.

Chủ Đề