Những điểm mới của phương pháp dạy học môn âm nhạc là gì

“Đổi mới phương pháp dạy Âm nhạc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [480.45 KB, 19 trang ]

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
TI SNG KIN KINH NGHIM
I. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Phạm ánh Ngọc
- Ngày tháng năm sinh: 25 tháng 5 năm 1985.
- Năm vào ngành: 10/09/2007
- Chức vụ: Giáo viên.
- Đơn vị công tác: Trờng tiểu học Thanh Văn
- Trình độ chuyên môn: Đại học s phạm Âm nhạc.
II - Nội dung của đề tài
1. Tên đề tài
Đổi mới phơng pháp dạy Âm nhạc tiểu học
2. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một trong những nội dung nằm trong chơng trình giáo dục bậc
Tiểu học và quan trọng hơn, nó là một phơng tiện giáo dục hấp dẫn mang tính
đặc thù. Môn Âm Nhạc tạo học sinh có những cảm giác vui tơi, thoải mái, hơn
1
nữa nó còn giúp các em học tập các môn học khác đạt đợc kết quả cao hơn và
còn giúp cho các em tự tin, mạnh dạn trong học tập.
Âm nhạc là một môn học mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt môn
học này trong trờng Tiểu học đòi hỏi ngời giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ s
phạm, có năng khiếu. Hơn nữa ngời giáo viên phải có những suy nghĩ, sáng tạo,
chủ động tìm tòi những hình thức biện pháp để giảng dạy nội dung, các bớc sao
cho nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cao.
Nhiệm vụ của ngời giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc là giúp cho các em
có kiến thức, kỹ năng về âm nhạc. Hát đúng nhạc, đúng lời. Truyền thụ cho các
em có cảm hứng say mê âm nhạc.
Trong quá trình giảng dạy Âm nhạc, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh yêu
thích giờ học nhạc nhng khi gọi các em lên trình bày một bài hát hoặc bài tập
đọc nhạc thì các em còn dụt dè, cha mạnh dạn, tự tin vì sợ hát hoặc đọc không


đúng nhạc. Từ những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài
Đổi mới phơng pháp dạy Âm nhạc tiểu học
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.
- ti ny ỏp dng cho hc sinh trng Tiu hc Thanh Vn nm hc
2014 - 2015.
III. Quá trình thực hiện đề tài
1. Mục đích nghiên cứu.
Vai trò của Âm nhạc đối với đời sống con ngời từ lâu đã đợc khẳng định,
và chúng ta những giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết nhận thức rõ điều này. Nhng
chỉ có niềm đam mê thực sự với nghề mới giúp chúng ta đem tình yêu Âm nhạc
đến với học sinh của mình. Niềm đam mê nghề nghiệp chính là Tài sản quý
giá mà mỗi chúng ta ai cũng trau dồi, chăm sóc cho nó trong suốt cuộc đời.
Kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp cho các em nâng
cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm
mỹ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá
trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi
ngời xung quanh.
hc sinh tiu hc hc tt mụn m nhc v quan trng l vn dng
c tr phỏt trin kh nng ca hỏt v thanh nhc tt trong cỏc cp hc sau
ny. Chỳng ta cn hiu rừ tõm lý ca cỏc em trc khi ỏp dng mt phng
phỏp dy mi. Hc sinh tiu hc cũn ham chi, ang tui n, tui ng, tui
chi. Da vo tõm lý ny ca cỏc em, hóy lm cho cỏc em thy vic hc m
2
nhc nh mt hot ng vui chi hay núi cỏch khỏc lng vui chi trong vic dy
hc.
Mặt khác giáo viên luôn phải quan sát, tìm hiểu tâm lý của học sinh để có
những phơng pháp dạy học phù hợp cho từng đối tợng học sinh. Có nh vậy mới
giúp đợc tất cả học sinh phát triển đợc năng lực của mình, đảm bảo cho mọi khả
năng của học sinh nắm đợc công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay
từ khi còn nhỏ.

2. Tình trạng khi cha thực hiện đề tài .
Ngay sau khi nhn lp tụi tin hnh tỡm hiu vic hc m nhc thc t
cỏc lp v thm dũ ý kin ca hc sinh. Tụi thy cỏc em rt thớch gi hc nhc
nhng khi yờu cu mt s em hỏt li nhng bi hỏt ó hc thỡ cỏc em cũn rt rố
khụng dỏm hỏt. Mt s em mnh dn lờn hỏt, cú nhng em cú ging hỏt rt hay
nhng hỏt li cha ỳng nhp, phỏch. Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen
thụ động trong quá trình học tập, trong giờ học Âm nhạc cụ thể là phân môn học
hát, các em cha chủ động tìm hiêủ bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại
một cách máy móc. Đối với các kí hiệu âm nhạc ghi trên bài hát thì các em tỏ ra
lúng túng trong việc ghi nhớ. Mặc dù học sinh rất thích văn nghệ, thích nhạc, nh-
ng cái khó khăn đối với giáo viên là nơi có nhiều ngôn ngữ địa phơng, phát âm
còn ngọng l và n. Khả năng đọc của nhiều học sinh còn kém nên ảnh hởng rất
lớn tới quá trình giảng dạy của giáo viên cũng nh sự tiếp thu của học sinh.
Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, các giờ dạy âm nhạc còn tẻ nhạt, đơn
điệu. ứng dụng CNTT vào bài giảng còn hạn chế, vận dụng các phơng pháp
giảng dạy cha phong phú và linh hoạt. Bờn cnh ú nhiu giỏo viờn ch nhim
cng nh ph huynh hc sinh cha thc s quan tõm n vic hc âm nhạc ca
cỏc em chỉ coi âm nhạc là môn phụ, là môn có thì phải học nên cha định hớng
cho các em học tốt môn học này.
Hơn nữa cơ sở vật chất cũng nh các trang thiết bi của nhà trờng trong việc
giảng dạy môn âm nhạc còn thiếu, cha có phòng học Âm nhạc. Dụng cụ học tập
của học sinh cha đầy đủ nên việc học âm nhạc cũng gặp nhiều khó khăn.
3. Số liệu điều tra trớc khi thực hiện .
Để đa ra nhận định một cách chính xác nhất về chất lợng học hát và thanh
nhạc của học sinh. Đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng tiếp thu kiến
thức âm nhạc của các em, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trờng có biện pháp
dạy thích hợp nhất với học sinh của mình, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát toàn
bộ học sinh của trờng, để việc điều tra đợc khách quan, tôi cũng chọn ngẫu nhiên
3
3 nhóm học sinh của các khối lớp: Nhóm I Học sinh khối 4,5; Nhóm II

Học sinh khối 2,3; Nhóm III Học sinh khối 1, mỗi nhóm 10 em học sinh để
điều tra. Kết quả thu đợc nh sau :
Kết quả điều tra về việc biết hát đúng phách, nhịp, lời ca trong môn âm
nhạc của học sinh các khối lớp trờng Tiểu học Thanh Văn
[ Đầu năm 2014 2015].
Nhóm SLHS
HS hát đúng HS hát sai
SLHS % SLHS %
I
10 em
3
30
7
70
II
10 em
2
20
8
80
III
10 em 0 0 0 0
IV. Những biện pháp thực hiện đề tài
Trc tỡnh trng trờn khc phc c ngay l iu khú cú th lm c
vỡ cú quỏ nhiu hc sinh khụng nm c lời ca, nhp, phỏch ca bi hỏt.
Chớnh vỡ vy l mt giỏo viờn tõm huyt trong ngh tụi thy vn ny
rt cn s quan tõm ỳng mc hn ca cỏc thy cụ, cỏc bc ph huynh v cỏc
cp giỏo dc. Riờng bn thõn cỏ nhõn tụi, úng gúp tớch cc cho vic ging
dy mụn m nhc bc tiu hc tụi thit ngh cn cú mt s i mi trong
phng phỏp dy hc, c t duy ln phng phỏp v khụng ngng trao i kinh

nghim gia cỏc thy cụ giỏo. Bn thõn cỏc thy cụ cn cú nhng i mi,
khụng ngng tỡm hiu v hc tp nhng phng phỏp ging dy nhm trau di
k nng dy mụn õm nhc ca mỡnh. Cỏc bin phỏp tụi a ra di õy cn cú
s kt hp gia nh trng, ph huynh hc sinh v cỏc thy cụ giỏo.
Biện pháp 1 : Chuẩn bị tốt các ph ơng tiện dạy học tr ớc khi lên lớp
Chuẩn bị các phơng tiện dạy học trớc khi lên lớp dạy là một vấn đề hết sức
quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình giảng dạy. Đối với một giáo viên
để thành công trong một tiết dạy cần phải chuẩn bị tốt từ đồ dùng dạy học đến
các phơng pháp giảng dạy. Nếu ngời thầy không chuẩn bị tốt kiến thức, phơng
pháp cũng nh đồ dùng giảng dạy thì việc truyền đạt cho học sinh sẽ trở nên khó
khăn và không thu hút đợc học sinh vào bài giảng của mình. Còn ngợc lại nếu
ngời thầy có các khâu chuẩn bị tốt thì sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức âm
nhạc hết sức nhẹ nhàng, vui tơi và thoải mái. Chính vì vậy, ngời giáo viên muốn
khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp thì bản thân phải không
ngừng học hỏi và đổi mới các phơng pháp giảng dạy của mình. Khâu chuẩn bị
đầu tiên trớc khi lên lớp là phần soạn giáo án. Bài dạy đợc thể hiện trên giáo án,
4
chính vì vậy tôi luôn có kế hoạch soạn bài cẩn thận trớc khi lên lớp. Bài soạn sau
đây là một ví dụ.
Tiết 2
Bài hát : Thật là hay
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết hát theo giai điệu, lời ca.
2. Kĩ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bài hát theo phách.
3.Thái độ: Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Lân.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Đàn, tranh ảnh minh hoạ, lời bài hát, thanh phách.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ gõ đệm.
III. Hoạt động dạy học

A. ổn định tổ chức [ 1]:
- Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở t thế ngồi của HS
B. Tiến trình dạy :
TG Nội dung HĐ của GV HĐ của HS
3
1.Kiểm tra bài cũ

- Cho lớp hát đồng
thanh bài hát : Đi tới tr-
ờng.
- Nhận xét, tuyên dơng.
- Cả lớp hát đồng
thanh theo hớng dẫn
của giáo viên.
- Ngồi ngay ngắn,
chú ý nghe
5
2
2
5
3
7
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
A. Giới thiệu bài

B. Hát mẫu
C. Đọc lời ca
D. Khởi động
giọng.

E. Dạy hát theo lối
móc xích.
- Giới thiệu bài hát, tác
giả, nội dung bài hát
- Hát mẫu 1-2 lần bài
hát cho HS nghe.
- Hỏi cảm nhận ban
đầu của học sinh về bài
hát.
- Hớng dẫn HS đọc lời
ca:
+ Đọc mẫu lời ca kết
hợp với tiết tấu.
+ Cho HS đọc lời ca
kết hợp tiết tấu.
+ Yêu cầu HS chia câu
cho bài hát.
- Nhận xét.
- Đàn chuỗi âm giọng
C dur cho HS khởi
động giọng bằng âm la.
- Dạy hát từng câu, mỗi
câu cho HS hát 2,3 lần
+ Nhắc HS ngồi đúng
t thế, ngắt nghỉ lấy hơi
đúng chỗ.
- Sau khi tập xong bài
hát cho HS hát lại
nhiều lần để thuộc lời
và giai điệu.

- Yêu cầu học sinh
nhận xét và sửa sai cho
nhau.
- Nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe.
- Nghe hát mẫu
- HS trả lời
- Tập đọc lời ca theo
hớng dẫn của GV
+ Lắng nghe

+ Đọc lời ca kết hợp
tiết tấu.
+ HS chia câu.
+ Lắng nghe
- Thực hiện khởi động
giọng theo đàn.
- Cả lớp thực hiện học
hát theo hớng dẫn của
giáo viên.


- Tập hát cả bài:
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Cá nhân
- Lắng nghe, sửa sai
8
*Hoạt động 2
- Hớng dẫn HS hát

kết hợp gõ đệm
theo phách.
Nghe véo von trong
x x x
vòm cây.
x
- Nhận xét
- Nhận xét và chọn ra
đội hát và gõ đệm tốt
nhất.
- Cả lớp hát kết hợp
gõ đệm theo phách.
- Thực hiện theo
nhóm, cá nhân hát kết
hợp gõ đệm theo
phách.
- Chọn 1 nhóm hát và
gõ đệm đúng nhất lên
biểu diễn cùng bộ gõ
Song loan, thanh
6
4
- Hớng dẫn HS hát
kết hợp vận động
3. Củng cố, dặn

- Nhận xét, tuyên dơng.
- GV hát kết hợp vận
động mẫu cho HS quan
sát.

- Hớng dẫn HS hát và
vận động.
- Nhận xét
a. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nêu
tên bài hát và tác giả
của bài hát vừa học.
- Nhận xét chung.
b. Dặn dò :
- Học thuộc bài hát và
gõ đệm theo bài hát.
- Tập lại những động
tác phụ hoạ
phách, trống.
- Quan sát và tập
theo.
- Từng tốp đứng hát
kết hợp vận động theo
hớng dẫn của GV.
Biện pháp 2 : H ớng dẫn cho học sinh biết cách thể hiện ca khúc theo thể
loại.
Các bài hát của học sinh Tiểu học đợc biên soạn khá phong phú và đa
dạng, mỗi loại mang một đặc trng nhất định liên quan đến yếu tố diễn tả Âm
nhạc. Có những bài hát mang tính chất êm dịu, nhẹ nhàng với giai điệu mênh
mang, dàn trải. Có những bài hát mang khí thế mạnh mẽ, hùng mạnh. Lại có
những bài hát sôi nổi, hóm hỉnh, vui nhộn.
Các bài hát đó đợc phân chia chủ yếu ở các thể loại:
+ Bài hát hành khúc.
+ Bài hát trữ tình.
+ Bài hát nhanh, vui.

Để thể hiện bài hát có chất lợng, có tình cảm phù hợp với nội dung t tởng,
phong cách nghệ thuật của tác phẩm, ngời giáo viên cần phân biệt đặc điểm của
từng thể loại có phơng pháp riêng phù hợp với từng thể loại đó.
* Thể hiện bài hát hành khúc:
- Đây là loại bài hát có đặc điểm chung và ô nhịp vừa phải, hợp với bớc đi khoẻ
khoắn, rắn rỏi.
vd: - ở lớp 2: các em đợc làm quen với thể loại này qua bài hát : Chiến sĩ tí
hon - Nhạc Đinh Nhu, lời: Việt Anh.
- Lớp 3: Quốc ca Việt Nam- N&L: Văn Cao.
- Lớp 4: Khăn quàng thắm mãi vai em N&L: Phong Nhã.
7
- Lớp 5: Hãy giữ cho em bầu trời xanh N&L: Huy Trân
- Giáo viên cần dạy học sinh thể hiện đúng tính chất bài hát này nhng cũng
không quá dập khuôn, cứng nhắc.
- Khi dạy bài hát này, giáo viên hớng dẫn học sinh hát thể hiện tình cảm rắn rỏi
đặc biệt tiết tấu, nhịp, và t thế đứng vững chắc, có thể vừa hát vừa đánh nhịp nhẹ
nhàng.
- Các động tác phụ hoạ cho bài hát cũng phải đơn giản phù hợp với lứa tuổi cũng
nh tính chất hành khúc.
- Động tác phải phù hợp với thể lực của học sinh tránh các động tác quá mạnh
mẽ, nặng nề, và khó thực hiện.
- Cần phát huy tính tự giác của học sinh trong việc hát kết hợp các động tác phụ
họa, để học sinh thấy đợc cái hay và lợi ích cho sức khỏe sự đoàn kết của việc
vận động phụ họa.
*Thể hiện bài hát trữ tình.
- Bài hát trữ tình điển hình ở giai điệu mợt mà, du dơng, êm ái, sâu lắng.
- Khi dạy những bài hát mang tính chất trữ tình giáo viên nhắc các em thể hiện
đúng tính chất của bài hát.
VD: Chúc mừng sinh nhật
Cùng múa hát dới trăng

Chúc mừng
*Thể hiện bài hát nhanh, vui.
- Các bài hát vui, linh hoạt, giai điệu thờng có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài hớc,
dí dỏm, châm biếm, có khi mô tả tiếng ngời và tiếng chim hót.
Những bài hát vui thờng có tốc độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi nổi bằng âm
thanh trong sáng, gọn gàng, trôi chảy. Khi luyện hát thể loại này giáo viên nên s-
u tầm những bài hát có cùng thể loại , ví dụ nh những bài hát sau:
Hòa Bình cho bé- Nhạc và lời: Huy Trân.
Thật là hay nhạc và lời : Hoàng Lân.
Con chim non- Dân ca Pháp
Em yêu hòa bình- Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn
Reo vang bình minh- Nhạc và lời: Lu Hữu Phớc.
- Khi dạy những bài hát ở thể loại này giáo viên nhắc học sinh thể hiện vui tơi,
nhanh, náo nhiệt, sôi nổi, trong sáng.
Nhận thức và thể hiện đợc thể loại của bài hát là hết sức quan trọng trong
cả một quá trình giảng dạy cũng nh học âm nhạc. Vì vậy tôi đã thực hiện và
chọn sử dụng biện pháp này.
Biện pháp 3: Ph ơng pháp luyện thanh
8
Để giọng hát hay, truyền cảm cần phải thờng xuyên luyện giọng. Trớc tiên
cần làm quen với luyện thanh. Luyện thanh là hát giai điệu với một hoặc một số
mẫu âm nhất định hoặc hát một bài hát đã học. Luyện thanh giúp cho giọng hát
đợc đều, trôi chảy, rõ ràng, âm sắc âm lợng thống nhất ở tất cả các âm khu của
giọng .
* Một số mẫu luyện thanh thờng dùng:
Các mẫu âm trong quãng 3.
- Bài tập số 1:
- Bài tập số 2:
Các mẫu âm trong quãng 5.
- Bài tập số 1:

- Bài tập số 2:
- Bài tập 3:

Khởi động giọng là một phơng pháp khởi động ban đầu để chuẩn bị cho
giờ học hát. Nó làm cho giọng của ngời hát mở ra và giọng hát đợc sáng, trong
trẻo, luyện thanh giúp cho học sinh thực hiện đợc những câu hát khó và cao.
Biện pháp 4 : Đồ dùng dạy học
Đây là phơng pháp tạo hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức .
Nhà s phạm ngời Nga A.H.Leonchiepo đã chỉ ra rằng: Bản chất tâm lí của trực
quan trong giảng dạy là tạo chỗ dựa bên ngoài để hỗ trợ, tác động tiềm thức bên
trong của các em dới sự chỉ đạo của thầy trong quá trình thu nhập kiến thức
Điều này đủ để ta thấy tác dụng to lớn của phơng pháp dạy trực quan. Các đồ
dùng mà ta thờng hay sử dụng để áp dụng trong phơng pháp này là :
9
+ Đàn phím điện tử, hay piano:

+ Đài catsset hoặc ti vi, đầu video.
+ Bộ gõ nh: Thanh phách, song loan, trống con, mõ, kèn đàn

Mục đích của việc sử dụng các giáo cụ trực quan là tạo nên các âm thanh,
hình ảnh trực tiếp, tác động vào quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp
các em nhận thức về môn học nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhng cũng không kém
phần logic và hiệu quả.
Thông thờng trong giờ học hát, chúng ta thờng áp dụng phơng pháp truyền
thống là: Giáo viên hát mẫu sau đó dạy từng câu theo lối móc xích cho đến khi
hết bài. Điều này đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán. Vì vậy phải cho học
sinh xem băng hình trong và ngoài giờ học vì biện pháp này nhằm mục đích gợi
sự hào hứng cho học sinh, làm cho các em thích hát và thích hát đợc hay nh các
bạn, đồng thời còn làm cho các em diễn xuất tốt hơn. Sau khi các em học xong
10

bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình phong cách biểu diễn tốt, vận dụng các
động tác phụ hoạ linh hoạt và tự tin trớc đám đông hơn.
Biện pháp này tạo cho học sinh sự hứng thú và kích thích tính sáng tạo
cho các em vì vậy phơng pháp trực quan không thể thiếu trong công tác giảng
dạy bộ môn Âm nhạc nói chung và các bộ môn học khác nói riêng.
Biện pháp 5 : Giảng dạy có hệ thống.
Đây là một trong 8 nguyên tắc dạy học của nhiều nhà giáo dục vĩ đại đã
đóng góp nh Kô- men-xki, Pia-giê và nhiều nhà giáo dục khác.
Những kiến thức mà ngời giáo viên truyền đạt cho học sinh là một loạt
những kiến thức khác nhau nhng phải đảm bảo sự xâu chuỗi một cách hệ thống.
Dạy học cái gì trớc cái gì sau, cái dễ đến cái khó, cái đơn giản đến cái phức tạp,
cái đã biết đến cái cha biết. Nh vậy, mới tránh lộn xộn, làm cho học sinh tiếp
thu kiến thức dễ dàng hơn.
Biện pháp này là sự logic giữa các câu hát với nhau cũng giống nh ta dạy một bài
hát, dạy từng câu, từng câu rồi mới dạy thành một bài hát hoàn chỉnh.
HọC SINH HĂNG HáI PHáT BIểU TRONG NHữNG GIờ TìM HIểU
ÂM NHạC
Biện pháp 6: Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng trình độ học
sinh.
11
Với kiến thức của ngời có chuyên môn [ở đây là ngời thầy], thờng phong
phú gấp bội so với trình độ của học sinh. Đó là điều tất nhiên, nhng khi lên lớp
nhiều ngời lại dồn hết những kiến thức của mình vào bài giảng, cố nhồi nhét cho
học sinh đầy ắp cả những điều học sinh không cần phải hiểu, phải biết. Điều đó
dẫn đến sự qúa tải không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Cơ sở của sự Vừa sức phải căn cứ vào thực tế của nhà trờng, ở đây tôi đề
cập đến chính là Trờng Tiểu học Thanh Văn - nơi mà đa số học sinh là con em
nông dân. Cha đợc quan tâm đầu t của gia đình nhiều việc học hành và tham gia
các chơng trình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Chính vì vậy cũng không thể đòi
hỏi quá cao ở sự tiếp thu của các em, tuy nhiên cũng không nên hạ thấp yêu cầu

của bài dạy. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ngời thầy giáo.
Biện pháp này có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo tính khoa học và đánh
giá học sinh nhằm động viên, khích lệ mọi khả năng và trình độ học sinh trong
lớp cùng tiếp thu bài giảng một cách hứng khởi.
Biện pháp 7: Phát huy tích cực - độc đáo, sáng tạo của học sinh.
Muốn làm đợc điều này giáo viên phải quan tâm đến hứng thú của học sinh
và tìm cách gây hứng thú cho các em trong các giờ học. Quan hệ của thầy và trò
phải thực sự cởi mở. Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút đợc học sinh vào bài
giảng. Đó là nghệ thuật s phạm vô cùng tế nhị. Theo Thông t 30 của Bộ giáo dục
và đào tạo việc động viên, khen, nhắc nhở kịp thời.Lời nhắc nhở phải có tính
chất xây dựng, nghĩa là nó phải chỉ ra cái sai và giải thích cách sửa sai, nh vậy sẽ
làm cho học sinh coi lời nhắc nhở nh lời khuyên. Hãy nói Em chú ý hát đúng
sắc thái tình cảm của bài chứ đừng nói Em hát rất chán, sai nhạc rồi . Lời
nhắc nhở cũng phải tích cực chứ không tiêu cực Cố lên em, bắt đầu hát nhé
chứ không phải Đừng có hát sai và ngớ ngẩn nh vậy
Trong những năm gần đây, t tởng Dạy học tích cực hay còn gọi là
Tích cực hoạt động dạy học là một chủ trơng quan trọng của ngành giáo dục
nớc ta, trong đó ngời thầy giữ vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong việc
tiếp thu kiến thức, giáo viên là ngời tổ chức, hớng dẫn, điều khiển việc tiếp nhận,
chiếm lĩnh bài học của học sinh .
Nh vậy Sự khéo léo ứng xử về s phạm chính là biện pháp hữu hiệu đầu tiên
để đa các em đến với Âm nhạc. Đúng nh K.D.Vsinxki nói Sự khéo léo đối xử
s phạm, nếu không có nó thì giáo dục có nghiên cứu lý luận giáo dục đến mức
nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất thì
không phải cái gì khác là sự khéo léo đối xử về tâm lý . Bộ giáo dục nớc ta
cũng thấy đợc tầm quan trọng của lời động viên, nhắc nhở của giáo viên khi
giảng dạy cũng nh giáo dục cho học sinh, nên tháng 10/2014 ngành giáo dục đã
12
triển khải áp dụng TT30/BGD&ĐT vào trờng học. áp dụng tốt biện pháp này sẽ
góp phần phát huy cao độ khả năng sáng tạo và hoạt động tích cực của học sinh.

HọC SINH HàO HứNG sáng tạo TRONG CáC GIờ HOC ÂM NHạC
Biện pháp 8: Kt hp cht ch gia nh trng v gia ỡnh hc sinh.
Vic dy hc m nhc t hiu qa rt cn cú s giỳp , kt hp cht
ch gia nh trng v gia ỡnh hc sinh. Thi gian cỏc em ti nh rt nhiu,
nu ti gia ỡnh cỏc bc ph huynh khụng quan tõm ti vic hc m nhc ca
cỏc em thỡ cụng sc thy cụ ging dy dự cú c gng bao nhiờu cng khụng t
kt qu tt. Tr ang la tui ham chi nờn d quờn khi khụng c nhc nh ụn
luyn, nh cỏc bc ph huynh thng nhc nh cỏc em lm bi tp cỏc mụn
Toỏn, Ting Vit, TNXH . Cũn vic hc m nhc hu nh h khụng bit
nhc con hc nh th no. Chớnh vỡ vy ngay t u nm hc tụi ó xut vi
13
BGH nhờ giáo viên chủ nhiệm phổ biến cách hướng dẫn con em học Âm nhạc ở
nhà trong buổi họp phụ huynh đầu năm học với các nội dung:
- Thường xuyên nhắc nhở con em mình học thuộc lời ca, giai điệu của bài
hát mới.
- Xem băng đĩa nhạc có các bài hát múa hay đi xem, đi biểu diễn văn
nghệ trong những ngày địa phương tổ chức. Đây là phương pháp rất thu hút trẻ
lứa tuổi tiểu học, hiệu quả càng tốt hơn khi các em được nghe, xem những bài
hát đang phổ biến mà trẻ đang mê. Trẻ rất chú tâm lắng nghe để hiểu lời ca, giai
điệu, nội dung cách ca sĩ thể hiên cảm xúc cho bài hát, đồng thời trẻ sẽ rất chăm
chú nghe xem cách phát âm chuẩn để sửa cho bản thân. Đây có thể xem là phần
thưởng các bậc phụ huynh thưởng cho các em sau một tuần học nghiêm túc, có
kết quả tốt và tiến bộ hoặc đạt điểm tốt.
- Có thể hướng dẫn con em mình những lời ca mới có giai điệu tương tự
trong các bài hát đặc biệt là các bài hát dân ca , hay các động tác vận động đơn
giản phù hợp cho bài hát.
Ở Xã Thanh Văn phong trào văn hóa văn nghệ rất phát triển, vì vậy tôi tin
tưởng nếu có sự giúp đỡ của gia đình thì học sinh Thanh Văn sẽ rất tự tin vì có
kiến thức cũng như sự hiểu biết rất sâu rộng về văn hóa quê hương mình.
V. KÕt qña so s¸nh ®èi chøng.

1. Kết quả đạt được:
Qua việc áp dụng các phương pháp mới trong quá trình giảng dạy môn âm
nhạc của trường T.H Thanh Văn năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển biến
rõ rệt về chất lượng học tập của học sinh trong các tiết học âm nhạc.
Gần đây tôi đã thăm dò ý kiến của các em học sinh của các lớp về bộ môn
Âm nhạc và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều
hiểu biết nhiều hơn về môn âm nhạc. Các em đã biết hát đúng nhạc, đúng lời,
các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày một bài hát hoặc một bài tập đọc
nhạc trước các bạn trong lớp. Các em rất phấn khởi khi mình được chọn tham
14
gia vo i vn ngh ca trng, lp v hng hỏi mnh dn hn trong nhng gi
sinh hot tp th ca trng, lp. Gn õy tụi ó thc hin mt cuc kho sỏt
ging nh u nm hc, kt qa c th ca t kho sỏt nh sau:
Kết quả điều tra về việc biết hát đúng lời ca, phách, nhịp trong môn âm
nhạc của học sinh các khối lớp trờng Tiểu học Thanh Văn
[ Cuối học kỳ I năm học 2014 2015].
Nhóm SLHS
HS biết HS không biết
SLHS % SLHS %
I 10 em 8 80 2 20
II 10 em 7 70 3 30
III 10 em 6 60 4 40
ỏng mng hn l cỏc em ó khc phc c nhng khú khn trong
vic hỏt ỳng lời ca, phỏch, nhp, mnh dn hn trong tham gia cỏc hot ng
ca lp v t ú cỏc em tớch cc hn trong cỏc hot ng hc tp. Hc sinh
hng hỏi, hng thỳ, sụi ni hn trong hc tp v chun b bi nh chu ỏo
hn.
Sau khi thực hiện và sử dụng các biện pháp trong Đổi mới phơng
pháp dạy Âm nhạc tiểu học tôi thấy đây là một thuận lợi đáng kể đối với
việc giảng dạy phân môn này. Từ những số liệu khảo sát điều tra trớc và sau thực

hiện đề tài cho chúng ta thấy mức độ học sinh yêu thích và hát đúng li ca,
phách nhịp đã cao hơn so với trớc khi thực hiện đề tài. Đây có thể coi là một
thuận lợi đáng kể đối với việc giảng dạy môn học này, những biện pháp giảng
dạy theo phơng pháp truyền thống, giáo viên Âm nhạc cần linh hoạt để biết cách
kết hợp giữa phơng pháp truyền thống và đổi mới để biết cách lựa chọn phơng
pháp dạy phù hợp với từng nhóm học sinh để đạt đợc kết quả nh mong muốn.
Những hiệu quả của việc sử dụng đề tài này giúp các em có hứng thú,
không nhàm chán khi học hát, từ đó làm cho các em tự tin hơn khi trình bày một
ca khúc hay một tác phẩm Âm nhạc nào đó. Đặc biệt hơn giúp các em tự tin
trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy để nâng cao chất lợng
đào tạo của phân môn này, tôi mạnh dạn đa ra một số phơng pháp mà mình đã áp
dụng trong năm học này.
2- Bài học kinh nghiệm:
15
Qua một số năm công tác với việc thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học
trong việc giảng dạy tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lợng môn học Âm nhạc
nói chung và phân môn học hát nói riêng, đặc biệt hơn muốn có học sinh hát
hay, giỏi Âm nhạc thì ngời giáo viên cần thờng xuyên trau dồi kiến thức và luôn
đổi mới các hình thức dạy trong một tiết học để tạo niềm tin hứng thú khả năng
mạnh dạn tự tin, khuyến khích những em có năng khiếu, động viên và quan tâm
những em có năng khiếu hạn chế, học sinh phải đợc luyện tập và thực hành
nhiều đồng thời kết hợp với việc phát huy khả năng và sở trờng cuả học sinh sẽ
nâng cao đợc các yêu cầu đặt ra của các phân môn Âm nhạc.
Tóm lại:
Nh chúng ta thấy Âm nhạc là một môn không thể thiếu trong hệ thống
giáo dục bậc tiểu học là một môn học mang tính đặc thù riêng. Đối với lứa tuổi
của các em ca hát là một hoạt động hấp dẫn , những bài hát đa dạng, phong phú
mang ý nghĩa giáo dục nó sẽ bổ xung vốn sống cho các em và là phơng tiện để
các em tự giáo dục mình. Vì vậy để đáp ứng đợc yêu cầu ngày một nâng cao
hơn của nghành giáo dục tôi nhận thấy mỗi ngời giáo viên phải tự mình trau dồi

học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để không làm cho học sinh sự nhàm
chán khi học bộ môn của mình. Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp bạn
để đa phong trào bề nổi của nhà trờng ngày càng phát triển đi lên.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của Âm nhạc, Đảng và nhà nớc ta đã thể
hiện quan điểm đó qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX: Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội mà nhìn ở góc độ nào Âm nhạc cũng là văn hoá.
Bộ giáo dục và đào tạo đã đa Âm nhạc vào chơng trình học tập của học
sinh Tiểu học là hoàn toàn phù hợp với đờng lối chiến lợc phát triển con ngời của
Đảng và nhà nớc ta.
Qua những năm khó khăn, hiện nay cơ sở vật chất và trình độ giáo viên
của nhà trờng đã ngày càng đợc nâng cao, đa chất lợng giảng dạy của nhà trờng
nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, nhận xét một cách tổng thể, với mức độ yêu cầu của
môn học thì kết quả này mới chỉ là thành công ban đầu. Qua khảo sát thực tế, do
còn thiếu các thiết bị dạy học cũng nh cơ sở vật chất cho môn Âm nhạc dẫn tới
chất lợng giờ học nhạc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các giờ học cha thật sự hiệu
quả, phải đảm đơng lợng công việc khá nhiều nên giáo viên không còn nhiều
thời gian để tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo những biện pháp, phơng pháp nâng cao
chất lợng giảng dạy.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, bản sáng kiến của tôi không chỉ phát hiện
những khó khăn trở ngại của giáo viên và học sinh lớp trong việc giảng dạy và
học tập phân môn âm nhạc mà còn đề xuất một số giải pháp để khắc phục những
khó khăn trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy môn âm nhạc, góp phần nhỏ vào việc
16
hình thành và phát triển nhân cách học sinh, thay đổi nhận thức của học sinh,
giáo viên và phụ huynh học sinh về bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn
học hát nói riêng.
VI. NHNG QUYN NGH V NGH SAU QU TRèNH THC HIN
TI
Qua quỏ trỡnh nghiờn cu ti ny tụi xin xut mt vi ý kin nhm
gúp phn nõng cao cht lng ging dy mụn m nhc cho hc sinh Tiu hc

nh sau:
1. Đối với phòng giáo dục:
Phòng giáo dục thờng xuyên tổ chức giao lu các phong trào văn hóa, văn
nghệ để giáo viên và học sinh của các nhà trờng đợc giao lu, học hỏi lẫn nhau.
Mở nhiều các chuyên đề âm nhạc cho học sinh và giáo viên để tôi và đồng
nghiệp tiếp tục đợc học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời có những
buổi cập nhật công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy nói chung và ứng
dụng vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói riêng.
Mở thêm nhiều chuyên đề hớng dẫn giáo viên tiếp cận sử dụng các nhạc
cụ trong nhà trờng và nâng cao khả năng sử dụng các phụ kiện âm thanh phục vụ
cho âm nhạc [nh: Đầu đĩa, âm li, loa, micro ] cũng nh các hoạt động tập thể
trong nhà trờng.
Cấp thêm kinh phí và các trang thiết bị âm thanh, các nhạc cụ âm nhạc tạo
điều kiện cho giáo viên nâng cao khả năng sử dụng, sử lí âm thanh cho các hoạt
động của nhà trờng.
2. Đối với nhà trờng.
17
Ban giám hiệu nhà trờng thờng xuyên tổ chức những buổi ngoại khoá âm
nhạc cũng nh tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho
việc giảng dạy để có những giờ học đạt đợc chất lợng chuyên môn tốt nhất.
Trong năm học tới 2015 - 2016 tôi mong đợc đi dự giờ nhiều hơn các tiết dạy
của những giáo viên giỏi cấp huyện, thành phố để từ đó học tập, trau dồi những
kĩ năng, kĩ xảo vận dụng cho bản thân mình .
Tôi cũng rất mong nhà trờng có một phòng bộ môn Âm nhạc và bổ sung
một số trang thiết bị nh: đầu video, tranh ảnh minh hoạ, đài đĩa, bảng phụ có sẵn
khuông nhạc để các giờ dạy âm nhạc đạt kết quả cao hơn.
Trờn õy l mt s kinh nghim m tụi ó ỳc rỳt c trong thi gian
ging dy va qua v ó t c nhng thnh cụng nht nh. Tuy cha tht
hon chnh nhng cng phn no giỳp cho hc sinh ca tụi ngy cng yờu thớch
hc mụn ca mỡnh hn v gúp phn nõng cao kt qu hc tp ca cỏc em.

õy l ý kin ch quan ca cỏ nhõn tụi nờn khụng trỏnh khi nhng hn
ch. Rt mong nhn c s úng gúp ca hi ng khoa hc cỏc cp, ca quý
thy cụ cựng cỏc bn ng nghip ti ca tụi c hon chnh hn nhm
b sung vo phng phỏp ging dy cỏc gi hc m nhc t cht lng cao.
Xin chõn thnh cm n!
Thanh Vn, ngy thỏng 4 nm 2014
Xỏc nhn ca th trng n v. Tụi xin cam oan sỏng kin ny do tụi t lm,
khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc.
Ngi vit

Phm nh Ngc
18
ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại
của hội đồng khoa học cơ sở:




Chủ tịch hội đồng
[Ký tên, đóng dấu]
ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại
của hội đồng khoa học cấp trên:




Chủ tịch hội đồng
[Ký tên, đóng dấu]
19

Môn Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Đọc bài Lưu

1. Đặc điểm môn học

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hóa, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh [HS] hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9]: Âm nhạc là môn học bắt buộc. Nội dung bao gồm những kiến thức và kỹ năng về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ở giai đoạn này, giáo dục âm nhạc giúp HS trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc, nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 35 tiết/ năm học.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12]: Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Nội dung trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát và hợp xướng, chơi 4 nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Mục tiêu chương trình là giúp HS hoàn thiện các kỹ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội; nhận thức, biết trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. Thời lượng dạy học ở mỗi lớp là 70 tiết/năm học. Bên cạnh đó, HS có thể tự chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết/năm học.

2. Quan điểm xây dựng chương trình

2.1. Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học [quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình]; định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học.

2.2. Tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ đặc thù đối với môn Âm nhạc [năng lực âm nhạc] thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; phát triển hài hoà đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành.

2.3. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc năm 2006, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.

2.4. Xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của HS học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập; góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em có năng khiếu âm nhạc.

2.5. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền.

3. Mục tiêu chương trình
3.1. Mục tiêu chung


Chương trình môn Âm nhạc giúp HS: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; Hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc thù dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3.2. Mục tiêu từng cấp học

a] Ở cấp tiểu học, Âm nhạc giúp HS: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; Bước đầu hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; Bước đầu làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống;Bước đầu phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b] Ở cấp trung học cơ sở, Âm nhạc giúp HS: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; Phát triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản, dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, nâng cao năng lực tự chủ và tự học; Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

c] Ở cấp trung học phổ thông, Âm nhạc giúp HS: Có những phẩm chất cao đẹp, có đời sống tinh thần phong phú, định hình thị hiếu thẩm mỹ; Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, biết vận dụng năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập; Nâng cao năng lực âm nhạc và kỹ năng thực hành, phát triển năng lực tự chủ và tự học; Mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, biết vận dụng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học tập, đời sống; Có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.

4. Yêu cầu cần đạt

Thông qua chương trình môn Âm nhạc, HS cần hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, HS cần hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc, bao gồm các thành phần sau:

- Thể hiện âm nhạc, HS biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,... với nhiều hình thức và phong cách.

- Cảm thụ âm nhạc, HS biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

- Phân tích và đánh giá âm nhạc, HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn.

- Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc, HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.

Trong chương trình môn Âm nhạc, biểu hiện của các phẩm chất và năng lực chung cũng như biểu hiện của năng lực âm nhạc được đưa vào từng nội dung dạy học dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ đậm nhạt khác nhau.

5. Nội dung giáo dục
5.1. Nội dung khái quát


a] Nội dung giáo dục cốt lõi

TT

Nội dung

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hát

1

Bài hát tuổi HS

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

2

Dân ca Việt Nam

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

3

Bài hát nước ngoài

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

4

Hợp xướng

X

X

X

Nhạc cụ

5

Tiết tấu

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

6

Giai điệu

X

X

X

X

X

X

X

X

X

7

Hòa âm

X

X

X

X

X

X

X

Nghe nhạc

8

Nhạc có lời

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

9

Nhạc không lời

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

TT

Nội dung

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đọc nhạc

10

Giọng Đô trưởng

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

11

Giọng La thứ

X

X

X

X

12

Giọng trưởng và giọng thứ có 1-2 dấu hóa

X

X

X

Lý thuyết âm nhạc

13

Ký hiệu âm nhạc và các loại nhịp

X

X

X

X

X

X

X

X

X

14

Kiến thức bổ sung

X

X

X

X

X

X

X

Thường thức âm nhạc

15

Tìm hiểu nhạc cụ

X

X

X

X

X

X

X

X

X

16

Câu chuyện âm nhạc

X

X

X

X

X

17

Tác giả và tác phẩm

X

X

X

X

X

X

X

X

X

18

Hình thức biểu diễn, thể loại và cấu trúc âm nhạc

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

19

Âm nhạc và đời sống

\

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

b] Chuyên đề học tập

Ở cấp trung học phổ thông, ngoài việc được lựa chọn học môn Âm nhạc theo nguyện vọng, HS còn được chọn học một số chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng âm nhạc, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Đó là chuyên đề học tập: kỹ năng biểu diễn âm nhạc, phương pháp soạn đệm cơ bản, sử dụng một số phần mềm âm nhạc [các chuyên đề dành cho cả lớp 10, lớp 11, lớp 12].

5.2.Yêu cầu cần đạt được thiết kế cho 5 nhóm lớp theo định hướng mở, nhằm tạo điều kiện để tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình tích luỹ thông qua trải nghiệm, thực hành và luyện tập thường xuyên, trong thời gian từ 2 đến 3 năm, theo từng nhóm lớp.Trong mỗi tiết học, giáo viên cần linh hoạt xác định một số kỹ năng trọng tâm, phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học, để tập trung hướng dẫn HS thực hành, luyện tập.

6. Phương pháp giáo dục
6.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất


a] Cấp tiểu học

Yêu thiên nhiên, yêu quê hương. Yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô và những người khác.

Biết rung động trước cái đẹp trong âm nhạc và cuộc sống.

Có lòng tự trọng, sự tử tế. Biết tôn trọng sự khác biệt của mọi người.

b] Cấp trung học cơ sở

Yêu quê hương. Tự hào về truyền thống của dân tộc. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá. Biết rung động, trân trọng trước cái đẹp trong âm nhạc và cuộc sống.
Có lòng tự trọng, nhân hậu. Biết tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc.

c] Cấp trung học phổ thông

Yêu quê hương, đất nước. Tự hào về truyền thống của dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Có ý thức học hỏi từ các nền văn hoá, ý thức bảo vệ di sản văn hoá. Biết rung động, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
Có lòng tự trọng, nhân hậu. Có ý chí vượt qua khó khăn.

6.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung

a] Tự chủ và tự học

Thông qua luyện tập, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc với nhiều hình thức và thể loại khác nhau,... môn Âm nhạc mang lại cho HS những trải nghiệm phong phú, nhờ đó các em phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và năng lực của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp; có sự tự tin, tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống. Môn Âm nhạc cũng giúp người học có khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức và điều chỉnh được những hạn chế của mình trong quá trình học tập và không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện.

b] Giao tiếp và hợp tác

Giúp HS phát triển năng lực cảm xúc, nhờ đó nhận biết được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn. Với các hoạt động âm nhạc tập thể, môn Âm nhạc sẽ tạo điều kiện cho các em được trải nghiệm trong một môi trường có tính hợp tác cao.

c] Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Chương trình môn Âm nhạc đề cao vai trò của HS với tư cách là những diễn viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thể hiện các tác phẩm âm nhạc.Những hoạt động sáng tạo âm nhạc từ thấp đến cao giúp học sinh biết đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, không suy nghĩ theo lối mòn, hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.

6.3. Định hướng chung về phương pháp giáo dục

Chương trình môn Âm nhạc vận dụng quan điểm lấy người học làm trung tâm, nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện để HS có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc.

Giáo viên cần kết hợp linh hoạt nhóm phương pháp dùng lời [giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh,...] và nhóm phương pháp tổ chức hoạt động [thực hành, trực quan, làm mẫu, luyện tập, trò chơi, trình diễn, mô phỏng, đóng vai,...].

Cần sử dụng hiệu quả nhạc cụ trong dạy học, chú ý sử dụng những nhạc cụ có âm thanh chuẩn để giúp HS phát triển kỹ năng nghe và hát đúng nhạc. Sử dụng hợp lý các phương tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin để tạo nên những giờ học sinh động và hấp dẫn. Cần phát huy năng khiếu âm nhạc của từng HS, qua đó thực hiện dạy học phân hoá và nâng cao chất lượng giáo dục của cả tập thể. Những em có năng khiếu âm nhạc có thể làm hạt nhân để khơi dậy tiềm năng, hứng thú và sự tự tin ở những em khác. Năng lực âm nhạc cần được học tập và rèn luyện trong thời gian dài mới có thể đạt được, vì vậy không nên tạo áp lực cho HS trước những yêu cầu quá cao. HS cần sử dụng những kiến thức và kĩ năng đã học làm nền tảng để phát triển năng lực âm nhạc trong giai đoạn tiếp theo; cần được học âm nhạc bằng đa giác quan, được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức: học cá nhân, cặp, nhóm, tổ, học theo dự án, học theo góc, xem hoặc biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân,...

6.4. Yêu cầu cụ thể

a] Phương pháp dạy học ở các cấp học

Cấp tiểu học: Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của HS: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,...Cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc, được tích hợp thông qua nhiều nội dung và hoạt động. Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, HS chỉ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay. Từ lớp 4 trở lên, cần kết hợp hai kỹ năng: đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc.

Cấp trung học cơ sở: Tập trung phát triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của HS: nghe nhạc, vận động, đánh giá, phân tích, sáng tạo, ứng dụng,... Cần thường xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học từ tiểu học.

Cấp trung học phổ thông: Tập trung nâng cao năng lực âm nhạc, kỹ năng thực hành và biểu diễn âm nhạc. Sử dụng kết hợp giữa hệ Đô di động và Đô cố định trong đọc nhạc và hát. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với phong cách cá nhân, tạo thói quen luyện tập âm nhạc hằng ngày. Mở rộng hiểu biết về âm nhạc, hình thành định hướng thẩm mỹ và định hướng nghề nghiệp.

b] Các quy trình dạy học Âm nhạc

Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt, thời lượng và đặc điểm của lớp học, giáo viên nên linh hoạt sử dụng các quy trình dưới đây cho phù hợp và hiệu quả.

- Nghe: nghe tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc, bài hát, bản nhạc,...hoặc thưởng thức tiết mục âm nhạc.

- Đọc: đọc thành tiếng hoặc không thành tiếng [đọc hiểu, đọc thầm] các văn bản ghi chép nhạc.

- Tái hiện [lặp lại]: hát, đọc nhạc hoặc chơi nhạc cụ để mô phỏng, lặp lại nguyên vẹn [bắt chước] các câu hát, tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc; thị tấu khi hát hoặc chơi nhạc cụ,...

- Phản ứng: biểu lộ cảm xúc, thái độ trước những tác động của âm nhạc.

- Sáng tạo: biến tấu, ứng tác, trình bày ý tưởng hoặc tạo ra sản phẩm âm nhạc.

- Trình diễn: trình bày kết quả luyện tập hoặc biểu diễn âm nhạc trước mọi người, với kỹ thuật phong phú và sự biểu cảm về âm nhạc.

- Phân tích, đánh giá: sử dụng hiểu biết về âm nhạc để phân tích và đánh giá về kĩ năng âm nhạc, kỹ năng trình diễn âm nhạc của bản thân và người khác.

- Ứng dụng: sử dụng kiến thức, kỹ năng âm nhạc đã tích luỹ được vào thực tiễn cuộc sống.

7. Đánh giá kết quả giáo dục
7.1. Nguyên tắc


a] Phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi nhóm lớp. Việc đánh giá mức độ đạt yêu cầu phát triển phẩm chất trong môn Âm nhạc chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, nhận xét về hành vi, thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Việc đánh giá kỹ năng thực hành âm nhạc chủ yếu bằng định lượng.

b] Phù hợp với đặc trưng môn học: Tập trung đánh giá các thành phần của năng lực âm nhạc mà môn học có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh. Chú trọng đánh giá các kĩ năng thực hành: hát [đơn ca, song ca, tốp ca], chơi nhạc cụ [độc tấu, hoà tấu] đọc nhạc, biểu diễn,...

c] Đánh giá sản phẩm kết hợp đánh giá quá trình, coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực âm nhạc và ý thức học tập.

d] Đánh giá bảo đảm toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá: HS cần biết thông tin về hình thức, thời điểm, công cụ đánh giá để chủ động tham gia quá trình đánh giá; Sử dụng công cụ đánh giá tin cậy; Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, bao gồm việc HS tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng.

7.2. Hình thức

a] Đánh giá chẩn đoán: Sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức và kĩ năng âm nhạc của từng HS, cũng như những điểm mạnh, những nhu cầu của các em, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.

b] Đánh giá thường xuyên [quá trình]: Bao gồm đánh giá chính thức [thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc; có thể bằng các bài kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tiểu luận hoặc báo cáo,...] và đánh giá không chính thức [bao gồm tìm hiểu hồ sơ học tập của HS, quan sát trên lớp, đối thoại, HS tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,...] nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng âm nhạc của từng em.

c] Đánh giá định kì [tổng kết]: Sử dụng ở cuối học kỳ I và cuối năm học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại HS và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.

d] Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các chữ cái, gồm 5 mức độ: A+ [xuất sắc], A [giỏi], B [khá], C [trung bình], D [chưa đạt yêu cầu]. HS sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.

e] Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10. Giáo viên sử dụng hình thức đánh giá này với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kỳ. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, đảm bảo quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên./.

Tác giả: Bùi Quý Khiêm
Nguồn:Tổng hợp Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 41 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề