Niên độ tài chính là gì

Niên độ kế toán là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong ngành kế toán. Đây là một khái niệm quan trọng, phản ánh khoảng thời gian thực hiện nghiệp vụ kế toán. Vậy niên độ kế toán là gì và chúng có những đặc điểm gì nổi bật? PHÚC DUY sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

>>>>> Thời gian tính hưởng và không hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên

Tập đoàn là gì? Điều kiện để các doanh nghiệp trở thành tập đoàn

Niên độ kế toán là gì? Phân loại niên độ kỳ kế toán hiện nay
  1. Niên độ kế toán hay còn gọi là kỳ kế toán năm được quy định như sau:

    Kỳ kế toán năm là 12 tháng. Kỳ kế toán năm tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch. Bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. Doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế về kỳ kế toán năm.

    Niên độ kế toán của doanh nghiệp quốc tế thường bắt đầu từ 1/4 tới 31/3 của năm kế tiếp.

    Vậy khi nói về khái niệm niên độ kế toán có thể tóm tắt những điểm chính sau:

    • Niên độ kế toán hay còn gọi là kỳ kế toán năm là khoảng thời gian được thiết lập trong đó các chức năng kế toán được thực hiện tổng hợp và phân tích.
    • Niên độ kế toán được tạo ra để báo cáo và phân tích phương pháp kế toán dồn tích cho phép báo cáo một cách nhất quán.
    • Niên độ kế toán của các doanh nghiệp VN thường là 1/1 – 31/12 hàng năm. Trong khi niên độ kế toán quốc tế thường là 1/4 – 31/3 năm sau.
  2. Thông qua các số liệu trong niên độ, chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin tổng thể như: tình hình sử dụng vốn và tài sản; hoạt động vận hành tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó, đưa ra chiến lược tài chính, kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo và quản lý hiệu quả hơn.

    Niên độ kế toán mang tính thời điểm giúp hạch toán các số liệu, phân biệt dữ liệu của các kỳ kế toán một cách dễ dàng hơn. Đây là dấu mốc để chúng ta tiến hành các hoạt động tra cứu, bảo quản dễ dàng và đơn giản hơn. Phân loại còn giúp tiết kiệm công sức và nhân lực tìm kiếm các tài liệu, sổ sách của những kỳ kế toán trước đó.

    >>>> Kế toán nội bộ là gì? Công việc cần phải làm của kế toán nội bộ

  3. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có đưa ra những quy định chung và quy định đặc biệt như sau:

    Quy định chung

    Điều 12 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, quy định chung như sau:

    • Niên độ kế toán năm được gọi là kỳ kế toán 12 tháng. Thời gian được tính từ ngày 1/1 đầu năm đến hết ngày 31/12 cuối năm theo dương lịch. Bởi vậy, niên độ sẽ trùng với năm dương lịch.
    • Các tổ chức quyền và nghĩa vụ chọn thời gian niên độ là 12 tháng với quy định trên để đảm bảo tính thống nhất. Doanh nghiệp cần gửi thông báo về kết quả cho thời gian này đến cơ quan thuế và tổ chức tài chính sau khi thống nhất nội bộ.

    Các quy định đặc biệt về niên độ kế toán

    Một số quy định về đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc tổ chức thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh, bao gồm:

    Với công ty/ đơn vị mới thành lập: Thời gian tính niên độ đầu tiên bắt đầu từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh đến ngày 31/12 của năm đó.

    Với tổ chức doanh nghiệp hợp nhất; giải thể hoặc phân chia…: Thời gian tính niên độ năm bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm đến ngày cuối cùng trước ngày diễn ra sự hợp nhất hoặc sáp nhập của cùng năm đó.

  4. Đầu tiên, kế toán viên cần hiểu khái niệm năm tài chính là gì? Theo quy ước, thời gian kết thúc của năm tài chính; không phải là ngày 31/12 hàng năm mà thường kéo dài sang năm sau. Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, kỳ kế toán năm kéo dài 52 tuần nhưng thực tế có nhiều công ty chọn 53 tuần để dễ theo dõi và hạch toán báo cáo tài chính.

    Tổ chức dịch vụ doanh thu nội bộ IRS quy định đơn vị nộp thuế; có thể chọn năm dương lịch hoặc năm tài chính. Chẳng hạn, năm tài chính có thể bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo. 

    Doanh nghiệp có thể chọn lựa việc phân chia niên độ kế toán theo quý; tháng hoặc năm để tiện cho việc chuyển bị dữ liệu hoạch toán BCTC theo năm tài chính.

    Dưới đây là các loại kỳ kế toán [niên độ kế toán] được quy định theo luật kế toán:

    • Niên độ kế toán năm: Tổng thời gian 12 tháng từ ngày 1/1 đến ngày 21/12 cuối năm.
    • Niên độ kế toán quý: Thời gian kéo dài 3 tháng từ ngày đầu tiên của tháng thứ nhất đến ngày cuối cùng của tháng thứ 3.
    • Niên độ kế toán theo tháng: Tính từ ngày đầu đến ngày cuối cùng của tháng đó.
    • Niên độ kế toán đầu tiên tính từ ngày được cấp phép hoạt động; đến ngày cuối cùng của năm đó [Xem chi tiết tại mục 5].
    • Niên độ kế toán cuối cùng: Tính từ ngày đầu tiên của năm đến ngày cuối cùng trước ngày doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc giải thể. 

    Như vậy, niên độ kế toán còn được gọi với tên thông dụng là kỳ kế toán. Đây là thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần hiểu và nắm rõ. Hy vọng các thông tin từ bài viết này; đã giúp anh chị hiểu hơn về nguyên tắc, yêu cầu; các loại niên độ kế toán là gì cùng quy định luật kế toán hiện hành. 

    Đối với các doanh nghiệp, việc tìm kế toán có tay nghề cứng; nhiều kinh nghiệm không phải nhất. Nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay siêu nhỏ; tình hình tài chính còn chưa mạnh. Chính vì vậy, việc thuê kế toán dịch vụ ngoài là điều mà các doanh nghiệp này thường áp dụng để giảm thiểu chi phí.

Xem thêm: //phucduy.net/dich-vu-khac/huong-dan-ma-vach-hai-quan-cho-doanh-nghiep-2020-2.html

Thành công của bạn chính là thành công của chúng tôi!

=====================

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÚC DUY

 ☑️Địa chỉ: Tổ 9B, Khu phố 2, Thị trấn Chơn Thành, Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước.
 ☎️Số điện thoại: [0271]2243999
 📲Hotline: 0335 36 68 68 [Mr. Sơn]
 📧Email

🌎Web: phucduy.net

Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm [tức là 12 tháng hoặc 52 đến 53 tuần] dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách. Ở Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế. FY là các chữ viết tắt của cụm từ Fiscal Year hoặc Financial Year trong tiếng Anh, nghĩa là năm tài chính.

Năm tài chính có độ dài tương đương với năm lịch, vì theo truyền thống, cứ ít nhất khoảng một năm các tổ chức phải lập báo cáo tài chính hoặc khai báo thuế một lần. Năm tài chính có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch, tùy theo từng quốc gia. Sở dĩ có thể lệch là vì để tránh cho công việc tổng kết tài chính đầy phức tạp và bận rộn trùng với thời điểm kinh doanh bận rộn dịp cuối năm dương lịch cũng như thời điểm kỳ nghỉ cuối năm của nhân viên. Thậm chí, khoảng thời gian của năm tài chính đối với các công ty có thể không thống nhất. Có công ty chọn năm tài chính kéo dài 52 tuần. Lại có công ty chọn năm tài chính kéo dài 53 tuần. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức đều chia năm tài chính thành từng quý giống như năm lịch.

  • Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.
  • Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch.
  • Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.
  • Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.
  • Singapore: Năm tài chính của một doanh nghiệp không nhất thiết phải là 12 tháng, và việc chọn ngày kết thúc năm tài chính vào thời điểm nào là phụ thuộc vào doanh nghiệp không bắt buộc phải là ngày 31 tháng 12. Doanh nghiệp thành lập trước 31/08/2018 nếu không thông báo ngày kết thúc năm tài chính, thì năm tài chính sẽ tự động là 12 tháng kể từ ngày thành lập công ty. Ngược lại, doanh nghiệp đăng ký từ ngày 31/08/2018 trở đi bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý kế toán và Doanh nghiệp Singapore ACRA ngày kết thúc năm tài chính khi thành lập công ty. Bất kỳ thay đổi nào về năm tài chính, các doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo cho ACRA.[1]
  • Ở Việt Nam Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.[2]

  1. ^ “Overview of Financial Year End in Singapore”. BBCincorp.com [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Năm_tài_chính&oldid=66780688”

Video liên quan

Chủ Đề