Nợ xấu ngân hàng Quân đội có sao không

08:36' - 11/07/2021

BNEWS MB có khả năng “phòng thủ” rất cao khi mỗi một đồng có rủi ro nợ xấu luôn có ba đồng để xử lý.

Thông tin từ ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội [MB] cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, MB đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cao trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của MBGroup [gồm ngân hàng MB và các công ty con] chỉ ở mức 0,76%, trong đó riêng ngân hàng là 0,58%. Đây là mức thấp kỷ lục của ngân hàng này từ trước tới nay và cũng là mức thấp nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu của MB đạt 311%, cao hơn gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020. "Điều này có nghĩa là MB có khả năng “phòng thủ” rất cao khi mỗi một đồng có rủi ro nợ xấu luôn có ba đồng để xử lý", ông Lưu Trung Thái nhấn mạnh. Như vậy, MB đã trở thành 1 trong 2 ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất toàn ngành, cùng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank]. Cũng theo Tổng Giám đốc MB, tính đến cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của MB Group đạt hơn 524.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm, trong đó tín dụng tăng 10,5% đạt gần 340.000 tỷ đồng. Doanh thu của ngân hàng hợp nhất đạt hơn 22.900 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó riêng doanh thu trước dự phòng rủi ro của ngân hàng mẹ đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của MBGroup đạt 7.986 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. MB cũng có hiệu quả kinh doanh thuộc top đầu với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đạt 2,48 % và tỷ suất sinh lời trên vốn ROE đạt 23,28%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập [CIR] đạt khoảng 28,6%, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi hơn 30%, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/bình quân đầu người cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ. Không chỉ làm tốt hoạt động kinh doanh, hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, MB còn hỗ trợ trên 100 tỷ đồng cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 [Nghị quyết 63]. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp về tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp... Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã đề nghị các ngân hàng tích cực triển khai Nghị quyết của Chính phủ, thực hiện song hành hai mục tiêu: Đó là tăng cường hỗ trợ nền kinh tế qua việc tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, đồng thời bảo đảm an toàn một cách cao nhất cho hệ thống không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn./. 

>>>Ngân hàng rốt ráo thu hồi nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro


Theo đó, MB hoàn thành kế hoạch năm 2021 với quy mô tổng tài sản của Ngân hàng và các công ty con [MB Group] đạt 607 nghìn tỉ đồng, tăng 22,7% so với năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất ở mức 16.527 tỉ đồng.

Với kết quả này, MB nằm trong nhóm ngân hàng thương mại TOP đầu về các chỉ số hiệu quả, chất lượng hoạt động. Chỉ số ROA [lợi nhuận trên tổng tài sản] và ROE [lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu] hợp nhất của Ngân hàng lần lượt đạt 2,4% và 23,49%.

Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất duy trì ở mức thấp, chỉ 0,9%, riêng ngân hàng là 0,68%. Quỹ dự phòng bao phủ nợ xấu riêng MB gần 400%, hợp nhất gần 268% [gần 300%] - là 1 trong 2 ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành.

Các giới hạn an toàn được đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước [NHNN], trong đó riêng Hệ số an toàn vốn CAR ở mức 11%. Casa tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu thị trường, tỉ lệ tăng từ 41% lên 49%, quy mô casa đạt gần 190 nghìn tỉ. Tỉ lệ CIR giảm 5,7% trong năm 2021.

Các công ty thành viên của Tập đoàn cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao năm 2021, với tổng doanh thu của 6 công ty thành viên ước đạt 18.221 tỉ đồng, tăng 48,8% so với cùng kỳ, hoàn thành 104,3% kế hoạch. Trong đó, Công ty tài chính TNHH MB Shinsei [Mcredit] sau 5 năm thành lập đã vươn lên vị trí TOP 3 về thị phần.

Năm 2021, MB tiếp tục bứt phá khi App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng gấp 320% so với năm 2020.  "Đến nay, giao dịch trên kênh số tại MB chiếm khoảng 92%. Tỉ trọng giao dịch số đứng trong nhóm đầu của châu Á. Chúng tôi đang không ngừng hoàn thiện hệ sinh thái số, mục tiêu từng bước cung cấp cho khách hàng trải nghiệm ngân hàng số 4.0, dẫn đầu về số hóa" – đại diện MB cho biết.

Trước đó, tại hội nghị của MB tổ chức hôm 7/1, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam từng nhận xét, "hiếm có ngân hàng nào chuyển đổi số nhanh, tốc độ như MB". Ông cũng cho biết, năm 2021, MB là ngân hàng phát sinh giao dịch lớn nhất trong hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng 247 ở Việt Nam. "Đặc biệt, tại MB, đánh giá hồ sơ tín dụng tự động hoàn toàn trên kênh số chiếm khoảng trên 30%. Đây là con số rất ấn tượng đối với một ngân hàng tại Việt Nam" – ông Dũng chia sẻ thêm.

MB cũng là ngân hàng tiên phong trong hoạt động chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2021, MB đã tiết giảm chi phí và cắt giảm hơn 640 tỉ đồng lợi nhuận để triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ... 

Ngân hàng đã cho vay mới hơn 347,5 nghìn tỉ đồng cho khách hàng gặp khó khăn với mặt bằng lãi suất cho vay nằm trong nhóm thấp nhất thị trường. Theo thống kê của NHNN, MB là NHTM đứng TOP đầu hệ thống NHTM cổ phần về quy mô dư nợ miễn, giảm lãi, hạ lãi suất.

T.D.V

Nhận về 1 ngân hàng yếu kém

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Lưu Trung Thái – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội [MB - mã MBB] cho biết nhà băng này sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Cổ đông của MB khó có thể yên tâm khi chưa nhận về một ngân hàng yếu kém, nhưng nợ xấu của MB đã tăng mạnh trong quý đầu năm. [Ảnh: MN]

Hiện chưa thể công bố danh tính ngân hàng yếu kém mà MB nhận chuyển giao, nhưng ngân hàng này sẽ có quy mô tài sản thấp hơn 10% so với tổng tài sản của MB và lỗ lũy kế không vượt quá 20.000 tỷ đồng.

Danh sách 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng Đông Á [DongABank] và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Xây dựng [CB], Đại Dương [Oceanbank], Dầu khí toàn cầu [GPBank]. Trước đó vào đầu tháng 2, Thủ tướng cũng giục triển khai ngay việc xử lý, cơ cấu lại hai ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương và tiếp tục xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại cho hai ngân hàng yếu kém còn lại.

Trả lời chất vấn cổ đông về việc nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, ông Lưu Trung Thái cho biết nguyên nhân có một phần là nhiệm vụ chính trị, do MB là ngân hàng lớn, hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, ý nghĩa kinh tế của kế hoạch này còn quan trọng hơn, giúp ngân hàng có không gian tăng trưởng tốt hơn.

"MB sẽ không phải bỏ một đồng vốn nào để mua ngân hàng yếu kém này mà được chuyển giao bắt buộc từ Ngân hàng Nhà nước. Để cứu ngân hàng yếu kém không đổ vỡ, họ bắt buộc phải chuyển giao về Nhà nước với giá 0 đồng và thuộc sở hữu nhà nước" - ông Thái nhấn mạnh.

Về biện pháp tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, ngân hàng chuyển giao bắt buộc được vay khoản tín dụng ưu đãi có lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu. Dự kiến, trong 7-9 năm, MB sẽ giải quyết được lỗ lũy kế của ngân hàng yếu kém này. Phương án tái cơ cấu dự kiến là ngân hàng được mua có thể sẽ sáp nhập với MB. Hoặc MB có thể bán ngân hàng này sau mấy năm tái cơ cấu bởi đây được coi như một khoản đầu tư.

Nỗi lo nợ xấu tăng cao

Cổ đông MB có lẽ sẽ khó có thể yên tâm khi chưa nhận về một ngân hàng yếu kém nhưng nợ xấu của nhà băng này đã tăng mạnh trong quý đầu năm. Cụ thể, nợ xấu của MB đã tăng 862 tỷ đồng [26,4%] lên 4.130 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tại ngày 31/3/2022 tương ứng tăng từ 0,9% lên 0,99%.

Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của MB đạt 649.039 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,3% lên 415.549 tỷ đồng. Trong đó, nhà băng này giải ngân mạnh cho lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy,.. và bất động sản. Tiền gửi của khách hàng cũng tăng 1,4% lên 390.173 tỷ đồng chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm 5,7% xuống 161.673 tỷ đồng.

Trong quý đầu năm nay, MB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu nhập hoạt động quý I/2022 của nhà băng này đạt hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động tăng 28% lên 3.598 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro ở mức 2.125 tỷ, tăng 17,5%.

Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt 8.385 tỷ đồng, tăng tới 41% so với cùng kỳ, chủ yếu do thu nhập lãi cho vay và thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ tăng mạnh. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 4,8% lên 1.117 tỷ đồng. Hiện thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đóng góp lớn nhất vào thu hoạt động dịch vụ của MB.

Đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 98% lên 467 tỷ. Lãi từ mua bán chứng khoán đạt 1.124 tỷ, tăng 63% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh khác lại kém khả quan, chỉ có lãi 538 tỷ, giảm 56% so với cùng kỳ.

Minh Nhật

Video liên quan

Chủ Đề