Nội dung của đoạn thơ Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

I. ĐỌC HIỂU [ 3,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

[ Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019]

Câu 1. [0,5 điểm] Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2. [0,5 điểm] Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. [1,0 điểm] Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy?

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang”.

II. LÀM VĂN [ 8,0 điểm].

Câu 1. [2,0 điểm] Viết một đoạn văn [từ 5 đến 7 câu] với câu chủ đề: em làm gì để sống tử tế trước đại dịch Covid

Câu 2. [5,0 điểm]: Thuyết minh cách làm một món ăn mà em yêu thích.

Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Thể thơ 8 chữ-Bài thơ: Nhớ rừng cũng thể thơ 8 chữ của Thế Lữ 2, Nội dung: Đoạn thơ là cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá và tác giả đã có những miêu tả về con người và cánh buồm vô cùng sinh động 3,  "trai tráng" là những con người khỏe mạnh, vạm vỡ, yêu lao động "tuấn mã" là con ngựa khỏe, đi được xa và đường dài 4, Hình ảnh "dân trai tráng" được miêu tả trong lúc đi ra khơi. Những câu thơ khác: "Dân chài lưới màu da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" 5,  - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài - Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng  Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. - Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người 6, Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

Những câu hỏi liên quan

Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.[Tế Hanh – Quê hương ]

II-Tự luận

Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

[Trích: Quê hương – Tế Hanh]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ nghệ thuật trong đoạn thơ sau: "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng... bao la thâu góp gió" [khổ thơ 2 - bài thơ "Quê hương" - Tế Hanh - sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2].

[Mong cả nhà giúp e sớm ạ!​ , cái này viết thành văn nha!]

Các câu hỏi tương tự

1.Bptt :so sánh[Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng ]

=>tác dụng:so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng là cho thấy sự bao la vĩ đại của hồn quê ,giá trị cao cả hay một vị trí to lớn của quê hương trong lòng tác giả.Đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó của tác giả với quê hương

Bptt:ẩn dụ chuyển đổi cảm giác[Cả thân hình nồng thở vị xa xăm]

=>tác dụng:làm cho cái vị muối mặn của biển được thấm nhuần vào bên trong cơ thể con người.Nổi bật lên sự gắn bó sâu sắc của người dân làng chài với biển.Hơn nữa cũng cho thấy cái cách cảm nhận đặc biệt của tác giả ,cảm nhận quê hương bằng mọi giác quan

2.Hồn thơ của Tế Hanh luôn đẹp.Đẹp nhất là khi ông gắn liền với quê hương mình.Trong mọi câu thơ đều xuất hiện cái hình bóng khó phai của quê hương.Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương,sự gắn bó với quê hương của ông to lớn đến nhường nào.Tình cảm ông dành cho quê là vô cùng sâu sắc .Nó thể hiện tâm hồn lãng mạn ,trào phúng của ông.

Video liên quan

1, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

-nhớ rừng của thế lữu

2,

thể thơ 8 câu

phương thức biểu đạt: miêu tả

4,

Các biện pháp tu từ: 

+ So sánh: "chiếc thuyền hăng nhứ con tuấn mã", "cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".

+ Ẩn dụ: "cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".

4,hình ảnh dân chai cháng đc khắc họa trong hoàn cảnh bơi thuyền đi đánh cá.

hình ảnh của họ còn được nhắc lại trong cau:

Dân chài lười làn da ngăm rám nắng

cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Phần 2

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

7,

Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:

Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hộiGiữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi

Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước.....