Ở điều kiện thường, kim loại Al không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây

Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?


A.

B.

C.

D.

Câu hỏi: Kimloại Alkhôngphản ứng với dung dịch:

A.NaOHloãng

B.H2SO4loãng

C.H2SO4đặc, nguội

D.H2SO4đặc nóng

Lời giải:

Đáp án: C.H2SO4đặc, nguội

Giải thích:

Al,Fe, Crbị thụ độngtrong HNO3,H2SO4đặc nguội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Nhôm và các tính chất của Nhôm nhé:

Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, nhẹ, độ phản chiếu cao, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao, không độc, chống mài mòn. Nhôm là kim loại có nhiều thành phần nhất, chiếm 1/12 trong vỏ trái đất. Tuy nhiên, ta không tìm thấy nhôm tinh khiết trong tự nhiên, chỉ có thể tìm thấy nhôm kết hợp với oxygen và những nguyên tố khác. Trong đời sống nhôm thường được gọi làhợp kim nhôm.

I. Tính chất vật lý của nhôm

- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện tốt [gấp 3 lần sắt, bằng 2/3 lần đồng], dẫn nhiệt tốt [gấp 3 lần sắt]; t0nc = 6600C .

- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ [D = 2,7 g/cm3 ].

- Một số hợp kim của nhôm:

Đuyra [95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si]: nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.

Silumin [gần 90% Al; 10% Si]: nhẹ, bền.

Almelec [98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe] dùng làm dây cáp.

Hợp kim electron [10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...]: chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.

II. Tính chất hóa học của Nhôm

- Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiểm thổ nên dễ bị oxi hoá thành ion dương: Al →Al3++ 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Với oxi

- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.

2Al + 3O2→Al2O3

* Lưu ý:

- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt [vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp]:

- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al [bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng].

b. Với các phi kim khác

- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác →muối.

- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:

Ví dụ:2Al + 3Cl2→2AlCl3

- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:

2Al + 3S→Al2S3

​2. Tác dụng với dung dịch axit

a. Với H+[HCl, H2SO4loãng...]

- Al phản ứng dễ dàng →muối + H2

2Al + 6HCl→2AlCl3+ 3H2

2Al + 3H2SO4loãng→Al2[SO4]3+ 3H2

b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3loãng hoặc đặc, H2SO4đậm đặc

-Nhôm tác dụng với HNO3

M + HNO3→ M[NO3]n+{NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3}+ H2O

Ví dụ:

Al + 6HNO3đặc, nóng →Al[NO3]3+ 3NO2+ 3H2O

Al + 4HNO3loãng→Al[NO3]3+ NO + 2H2O

-Nhôm tác dụng vớiH2SO4đặc, nóng

2Al + 6H2SO4→Al4[SO4]3+ 3SO2+ 6H2O

* Lưu ý:

- Al thụ động với H2SO4đặc nguội và HNO3đặc nguội→có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3đặc nguội và H2SO4đặc nguội.

3. Phản ứng nhiệt nhôm

- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm ở nhiệt độ cao

Ví dụ:

2Al + Fe2O3→ Al2O3+ 2Fe

2Al + 3CuO→ Al2O3+ 3Cu

* Lưu ý:khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:

- Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm→H2thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%

- Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềmkhông có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.

- Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi [bảo toàn khối lượng].

4. Tác dụng với nước

- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.

2Al + 6H2O→2Al[OH]3+ 3H2

* Lưu ý:

- Al[OH]3là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

5. Tác dụng với dung dịch bazơ

- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:

2Al + 2NaOH + 2H2O→2NaAlO2+ 3H2

2Al + Ba[OH]2+ 2H2O→Ba[AlO2]2+ 3H2

- Cơ chế:

+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:

2Al + 6H2O→2Al[OH]3+ 3H2

+ Al[OH]3sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:

Al[OH]3+ NaOH→NaAlO2+ 2H­2O

Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.

* Lưu ý:

- Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al [hoặc Zn] vào nước dư, xảy ra các phản ứng:

2M + 2H2O→2MOH + H2

MOH + H2O + Al→MAlO2+ 3/2H2

- Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:

* Trường hợp 1.Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.

* Trường hợp 2.Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.

6. Tác dụng với dung dịch muối

- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4→Al2[SO4]3+ 3Cu

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:

8Al + 3NaNO3+ 5NaOH + 2H2O→8NaAlO2+ 3NH3

- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit [giống phản ứng với HNO3]:

Al + 4H++ NO3-→Al3++ NO + 2H2O

Tính chất hoá học của nhôm

Ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của nhôm. Cũng như đưa ra các nội dung, câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của Al.

>> Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu liên quan đến nhôm:

  • Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
  • Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch

Ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg[NO3]2

B. Ca[NO3]2

C. KNO3

D. Cu[NO3]2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Al tác dụng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Al + Cu[NO3]2 → Al[NO3]3 + Cu

Đáp án D

Tính chất hóa học của nhôm

1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2 → 2Al2O3

ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2. Nhôm tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng,..]

2.1.Tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng,..]

2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội

2.2. Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3 → Al[NO3]3 + NO + 2H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al[NO3]3 + 3NH4NO3+ 9H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3SO2 + 6H2O

Nhôm không phản ứng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al[NO3]3 + 3Ag

Al + Cu[NO3]2 → Al[NO3]3 + Cu

4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm [NaOH, KOH]

2Al + 2H2O + 2KOH → 2KAlO2 + 3H2↑

5. Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho bột Al vào dung dịch NaOH dư, ta thấy hiện tượng?

A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu

B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam

C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu

D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2. Tính chất nào sau đây không phải của nhôm?

A. Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

B. Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Ag.

C. Nhôm cấu trúc mạng lập phương tâm diện.

D. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 3.Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. H2SO4 đặc, nóng.

B. HNO3 loãng.

C. H2SO4 đặc, nguội.

D. H2SO4 loãng.

Xem đáp án

Đáp án C

-----------------------------------

VnDoc đã gửi tới bạn Ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịchđược VnDoc biên soạn. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề