Ở lứa tuổi học sinh mắt thường mắc tật não

Cập nhật lúc: 29/08/2019 10473

4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIA TĂNG TỶ LỆ CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG

Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường và đang có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê, trong 36 triệu người mắc tật cận thị trên cả nước có 3 triệu là trẻ em ở lứa tuổi 6 đến 15. Tỷ lệ cận thị ở thành phố lên đến hơn 50% và các vùng ven và nông thôn thì tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%.

Trẻ em bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để cải thiện tầm nhìn, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác hai mắt. Ngoài ra, cận thị nặng dễ dẫn đến các bệnh lý ở mắt nghiêm trọng như thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạclác mắtglôcôm …

Những dấu hiệu cơ bản nhận biết tật cận thị ở trẻ em:

          tre-phai-dung-tay-do-hang-chu-khi-doc

– Bé nhìn không rõ, lúc đọc hoặc viết cúi sát xuống bàn hoặc sách.

– Bé thấy chữ viết và hình trên bảng mờ, nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt hoặc hay quay đầu.

– Đọc chứ hay bị nhảy dòng.

– Bé xem tivi hay chớp mắt, dụi mắt nhiều hơn mức bình thường.

– Kết quả học tập giảm sút.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cận thị học đường có xu hướng ngày càng tăng?

1. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP SINH HOẠT THIẾU KHOA HỌC

Moi-truong-hoc-tap-khong-tot-anh-huong-den-suc-khoe-doi-mat

Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng gia tăng số lượng học sinh bị cận thị. Khi đến trường các em học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài. Khi về nhà các em thường xuyên xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa. Vì thời gian sinh hoạt kéo dài nên giấc ngủ bị thu ngắn lại, điều này khiến cho mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12 – 14 tuổi.

2. TIẾP XÚC QUÁ SỚM VỚI CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

Tiep-xuc-thuong-xuyen-voi-man-hinh-dien-thoai-anh-huong-xau-den-mat

Các thiết bị công nghệ đặc biệt là điện thoại thông minh đang dần số hóa người dân Việt Nam. Đây có thể là bước tiến trong công nghệ, tuy nhiên vấn đề này kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau. Khi tiếp xúc với màn hình máy vi tính và điện thoại di động quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng của ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh là ánh sáng có bước sóng ngắn, được phát ra liên tục từ màn hình của những thiết bị như máy tính, tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng hay đèn LED … khả năng xâm nhập vào biểu mô võng mạc rất cao do đó gây tổn hại đến biểu mô sắc tố võng mạc, gây ra các triệu chứng như khô, nhức, mờ, mỏi mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 tiếng/1 ngày sẽ có nguy cơ giảm thị lực đến 90%.

Việc trẻ em xem các thiết bị điện tử vượt gấp nhiều lần chuẩn cho phép được cho là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc các tật khúc xạ học đường tăng cao tại Việt Nam.

3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HẰNG NGÀY CHƯA PHÙ HỢP

Bo-sung-day-du-duong-chat-tot-cho-mat

Với nhịp sống hối hả hằng ngày, các bậc phụ huynh thường cho các con ăn các loại thức ăn nhanh vì sự tiện lợi nhanh chóng mà lại quên đi việc cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất là ở lứa tuổi đang phát triển về thể chất.

4. KHÔNG TUÂN THỦ LỊCH KHÁM MẮT ĐỊNH KỲ

Hiện nay ý thức bảo vệ sức khỏe đôi mắt của chúng ta chưa cao, thường đợi đến lúc có những triệu chứng tổn thương lên cơ quan thị giác mới đến gặp Bác sĩ chuyên khoa mắt. Một số bệnh lý của mắt diễn ra âm thầm và không có biểu hiện để có thể phát hiện sớm. Khi mắt có những triệu chứng như giảm thị lực, đau nhức mắt và đến khám với tình trạng bệnh đã trở nặng, thì điều trị chỉ giúp bệnh không phát triển hơn nữa chứ không lấy lại được thị lực như ban đầu.

Kham-mat-dinh-ky-giup-bao-ve-suc-khoe-doi-mat

Để kiểm soát được tật cận thị, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ đọc sách, xem tivi, máy tính,… ở khoảng cách hợp lý so với mắt [khoảng 35 cm khi đọc sách, ngồi cách xa màn hình tivi gấp 7 lần đường kính chéo tivi,… ] trong môi trường ánh sáng đầy đủ cũng như có thời gian xem hợp lý [20 phút nghỉ 20 giây bằng cách nhìn xa trên 6 mét]. Theo nghiên cứu, thời gian trẻ ở ngoài trời càng nhiều càng làm chậm sự phát triển của cận thị. Vì thế, nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao, vui chơi ngoài trời. Điều này, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho mắt của trẻ.

Kiem-soat-tot-can-thi-bao-ve-suc-khoe-doi-mat-cua-tre

Ngoài ra, 1 chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung xen kẽ thay đổi các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, B, … như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá,… trong bữa ăn hằng ngày để nuôi dưỡng mắt. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời kết hợp lịch học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý cùng với việc khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để đảm bảo đôi mắt luôn sáng khoẻ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề