Phân tích ca dao về tình yêu quê hương đất nước

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, gắn sâu vào trong từng nếp sống nếp nghĩ. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy con cháu về niềm tự hào đất nước, tổ quốc là máu là thịt, là hồn của mỗi người. Trong dáng hình của đất nước hôm nay, có xương máu của những người nằm xuống vì độc lập tự do dân tộc, có nước mắt của những vị vua đã gồng mình giữ nước, và cả giọt mồ hôi của những người nông dân thấm vào từng thớ đất thiêng liêng. Bởi vậy, tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam

Hướng dẫn

Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ, có rất nhiều bài ca dao, dân ca, câu hát về tình yêu, đất nước, con người. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích nội dung chính của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Giới thiệu về “những câu hát về tình yêu, đất nước, con người”

Trong kho tàng thơ ca dân tộc có vô vàn những bài thơ, bài ca dao, câu ca, tục ngữ nói về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, ca ngợi về đất nước, về con người quê hương. Trong đó những câu hát về tình yêu, đất nước, con người được người đọc, người nghe đón nhận hơn cả. Những câu hát đó chính là bức tranh tình yêu về quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chính mỗi con người Việt Nam, với tình cảm đong đầy và niềm tự hào dân tộc sâu sắc

– Phân tích bài thứ nhất

+Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái.

+Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: “ở đâu năm cửa”; “sông chảy sáu khúc”; “sông nào bên đục bên trong”; “núi nào có thánh sinh”; “đền thiêng xứ thanh”; “thành tiên xây”, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái.

+Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai “thành Hà Nội”; “sông Lục Đầu”; “sông Thương”; “Núi Tản”; “đền Sòng”; “tỉnh Lạng”.

+ Bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

=> Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu.

– Phân tích bài thơ thứ hai

+ Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn.

+ Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút” đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội.

+Bút pháp nghệ thuật đã gợi tả nên vẻ đẹp thanh thuần vừa thơ mộng nhưng cũng rất thiêng liêng.

=> Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó.

– Phân tích bài thơ thứ ba

+ Cảnh đẹp xứ Huế được khắc họa qua những sắc của một bức tranh khiến chúng ta liên tưởng như “tranh họa đồ”.

+“Ai vô xứ Huế” như một lời mời thân thiện mà vô cùng nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy đến huế được đắm chìm và cảm nhận tất thảy những vẻ đẹp không chỉ là thiên nhiên mà cả con người nơi đây.

– Phân tích bài thơ thứ tư

+ Hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi chính là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu khi nhắc đến trong bức tranh làng quê, hay trong các câu ca dao tục ngữ của nhân dân ta.

+đã gợi cho người đọc một bứa tranh làng quê với cánh đồng lúa bát ngát, xanh tươi, mở rộng không gian cho người đọc, nó không làm cho người đọc bị choáng ngợp, mà ngược lại nó làm toát lên cái tinh túy của đất trời.

– Ý nghĩa của “những câu hát về tình yêu, đất nước, con người”

Những câu hát về tình yêu, đất nước, con người mang ý nghĩa gợi nhiều hơn tả. Với nội dung chính, xuyên suốt khắp bài chính là bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước

Trong kho tàng thơca dân tộc có vô vàn những bài thơ, bài ca dao, câu ca, tục ngữ nói về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa, ca ngợi về đất nước, về con người quê hương. Trong đó những câu hát về tình yêu, đất nước, con người được người đọc, người nghe đón nhận hơn cả. Những câu hát đó chính là bức tranh tình yêu về quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chính mỗi con người Việt Nam, với tình cảm đong đầy và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một
dòng?

Sông nào bên đục, bên trong

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây?

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi-một người trả lời của chàng trai và cô gái. Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: “ở đâu năm cửa”; “sông chảy sáu khúc”; “sông nào bên đục bên trong”; “núi nào có thánh sinh”; “đền thiêng xứ thanh”; “thành tiên xây”, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái.

Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai “thành Hà Nội”; “sông Lục Đầu”; “sông Thương”; “Núi Tản”; “đền Sòng”; “tỉnh Lạng”. bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Tả lại một cảnh đẹp mà em biết

Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn. Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như “Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút” đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội. Bút pháp nghệ thuật đã gợi tả nên vẻ đẹp thanh thuần vừa thơ mộng nhưng cũng rất thiêng liêng. Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó.

Nếu như bài thơ thứ nhất nói về địa danh của các tỉnh khu vực miền bắc, bài thơ thứ hai là địa danh của thủ đô Hà Nội, thì bài thứ ba ta lại được du ngoạn đến một tỉnh của miền Trung, vô cùng nhẹ nhàng, thân thương đó chính là xứ Huế mộng mơ. Cảnh đẹp xứ Huế được khắc họa qua những sắc của một bức tranh khiến chúng ta liên tưởng như “tranh họa đồ”. “Ai vô xứ Huế” như một lời mời thân thiện mà vô cùng nhẹ nhàng đến tất cả mọi người hãy đến huế được đắm chìm và cảm nhận tất thảy những vẻ đẹp không chỉ là thiên nhiên mà cả con người nơi đây.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi chính là hình ảnh quen thuộc không thể thiếu khi nhắc đến trong bức tranh làng quê, hay trong các câu ca dao tục ngữ của nhân dân ta.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Ở bài thứ tư, đã gợi cho người đọc một bứa tranh làng quê với cánh đồng lúa bát ngát, xanh tươi, mở rộng không gian cho người đọc, nó không làm cho người đọc bị choáng ngợp, mà ngược lại nó làm toát lên cái tinh túy của đất trời.

Bút pháp nghệ thuật trong các bài ca dao, dân ca thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, đối xứng, đảo ngữ,… các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ… làm tăng tính hàm xúc, gợi hình, gợi ý, tăng lên giá trị cả về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật.

Những câu hát về tình yêu, đất nước, con người mang ý nghĩa gợi nhiều hơn tả. Với nội dung chính, xuyên suốt khắp bài chính là bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước

Đề bài: Phân tích chùm bài ca dao nói về tình cảm quê hương đất nước con người

Bài làm

Đất nước ta đã trải qua biết bao năm tháng đối mặt với chiến tranh, bao năm kiên cường chống lại giặc thù. Nhắc đến dân tộc Việt không thể không tự hào nhắc đến truyền thống yêu nước sâu sắc của nhân dân. Ca dao dân ca Việt vì thế mà đóng vai trò rất quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc, đặc biệt là ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người đã được lưu truyền qua bao đời.

Ca dao Việt Nam không chỉ có nội dung phong phú mà còn rất đa dạng về hình thức thể hiện. Một cách thức thể hiện khá phổ biến và thân quen đó là hình thức đối đáp, mượn lời nói chuyện giữa trai gái để thể hiện tình yêu quê hương.

Ở đâu năm cửa nàng ơi…

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi…

Phần đầu là câu hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp lại của cô gái. Đôi trai gái ấy như đang thử tài nhau về tri thức, khả năng hiểu biết, kiến thức lịch sử, địa lý. Họ đều hiểu rõ câu trả lời bởi họ rất am hiểu và rất yêu mến quê hương mình. Họ đề cập đến nhiều địa danh, danh lam thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa của đất nước. Bên cạnh tình yêu trai gái, họ đang chia sẻ với nhau tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp mênh mông hùng vĩ trên khắp mọi miền tổ quốc.

Tình đoàn kết và tính cộng đồng của nhân dân ta còn được thể hiện trong những câu ca dao mở đầu bằng từ “ rủ nhau”. Ví như câu ca dao sau:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Hồ Hoàn Kiếm là di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là nơi Rùa vàng ngoi lên đòi thanh gươm thần đã giúp Lê Lợi đuổi giặc Minh. Câu thơ như thể là một lời mời, lời giới thiệu mọi người đến thăm quan Hồ Gươm, thưởng thức vẻ đẹp hòa quyện giữa vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên đất trời với vẻ đẹp linh thiêng như chính bề dày thời gian nơi đây vậy. Ta có thể hình dung lên đôi mắt sáng lấp lánh lên của những người dân đang mời gọi, “rủ” ta đến với nơi đây cùng với niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc từ sâu thẳm ánh mắt. Hơn thế nữa, câu “ Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà khéo léo tình cảm về sự biết ơn, trân quý và phát huy những truyền thống quý báu từ những thế hệ đi trước.

Đường vào xứ Huế lúc nào cũng rất đẹp và rất nên thơ. Non xanh nước biếc gợi vẻ thanh mát, trong lành và có phần mộng mơ. Cảnh thiên nhiên tuyệt sắc qua đôi mắt thi nhân thật thuần khiết, trong trẻo và khoáng đạt. Nó tuyệt đẹp như thế nên khiến người ta bỡ ngỡ, lầm tưởng như cảnh trong bức họa, mơ hồ hư ảo chứ không phải cảnh thật nữa, ví như “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Câu ca dao “ ai vô xứ Huế thì vô” như thể lời trách cứ, hờn dỗi dễ thương của người con gái, nhưng thực chất là lời mời nhẹ nhàng mà kín đáo và thật lòng. Chỉ khi mến khách người ta mới mời họ đến chơi. Câu thơ chứng tỏ được tấm lòng dân Huế, dịu dàng và mến khách, qua đó còn có tình yêu sâu nặng đối với quê hương.

Xem thêm:  Soạn văn Tiếng gà trưa chương trình Ngữ Văn lớp 7

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái thôn quê- tượng trưng cho con người Việt Nam. Cô gái mặc dù nhỏ nhắn về dáng hình nhưng không hề bị lấp bởi cánh đồng bát ngát mênh mông mà đâu đó còn phảng phất sự nắm trọn của bàn tay con người- cô gái nhỏ bé ấy là người làm ra cánh đồng. Ánh nắng và màu vàng óng của cánh đồng lúa chín “đòng đòng” như đang hấp thu vẻ đẹp tinh hoa của đất trời và hội tụ lên bóng hình nhỏ nhắn ấy. Dường như ta có thể nhìn thấy nụ cười tỏa sáng như ánh mai rực rỡ. Ngoài ra câu ca dao còn có một cách hiểu khác, đây là lời tâm tình của cô gái. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên rộng lớn của đất trời, cô gái cất lên những tiếng than phiền về thân phận nhỏ bé, trôi nổi vô định và mỏng manh như đang “phất phơ giữa trời”. Dẫu vậy, câu ca dao đã thể hiện được tình yêu quê hương và cảnh sắc đất nước của những con người nơi đây.

Nếu có thể ví ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước với một điều cụ thể, không hề trừu tượng, xin ví với người mẹ. Bởi lẽ khi chúng ta được sinh ra, thứ đầu tiên ta nhìn thấy là tia sáng trên đất quê hương và đó cũng là nơi ta chôn rau cắt rốn. Từng câu ca dao ru ta đi vào giấc ngủ, che chở và nuôi dưỡng tâm hồn ta như bàn tay người mẹ. Khi ta chết đi, thân xác và tâm hồn ta lại quay trở về với đất mẹ. Bởi vậy mà tình yêu quê hương đất nước luôn luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người. Chúng ta hãy trân trọng nó, nâng niu và phát huy nó hết mức có thể để tình yêu đối với quê hương đất nước luôn đong đầy.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề